Vệ tinh của NASA đạt kỷ lục mới về tốc độ truyền dữ liệu từ không gian
Vệ tinh TBIRD của NASA, có kích thước bằng hộp khăn giấy sơn màu vàng, đã lập kỷ lục mới về tốc độ truyền dữ liệu nhanh nhất. từng được thực hiện trong không gian.
TBIRD, viết tắt của cụm từ Truyền phát Hồng ngoại TeraByte (TeraByte InfraRed Delivery) ngày 28/4, đã cho thấy tốc độ truyền tải thông tin quang học từ không gian đến mặt đất với tốc độ 200 gigabit mỗi giây (Gbps), theo một thông cáo báo chí của NASA.
Hệ thống thông tin liên lạc bằng ánh sáng laser từ quỹ đạo Trái đất đã nhân đôi kỷ lục tốc độ truyền do chính thiết bị thiết lập cách đây chưa đầy một năm.
Giao tiếp không gian “tốc độ siêu cao”
Như NASA đã thông báo, truyền thông quang học “tốc độ siêu cao” có khả năng truyền dung lượng thông tin lớn hơn so với những hệ thống liên lạc không gian truyền thống.
Cơ quan vũ trụ NASA đã thông báo sẽ thử nghiệm công nghệ liên lạc laser hồng ngoại cho sứ mệnh Artemis II với kế hoạch tàu vũ trụ Orion có phi hành đoàn sẽ thực hiện chuyến bay ngang qua Mặt Trăng và quay trở lại Trái đất, dự kiến được tiến hành vào năm 2024. Công nghệ liên lạc quang laser có thể cho phép các phi hành gia trên Mặt trăng trong sứ mệnh này truyền phát những cảnh quay HD về Trái đất trong thời gian gần như thực.
Trong thử nghiệm TBIRD lần này, hệ thống đã thực hiện cuộc truyền dữ liệu 3,6 terabyte trong vòng 6 phút đến trạm mặt đất. Trong khoảng thời gian đó, với tốc độ 200 Gbps, NASA cho biết có thể gửi một phim HD có thời lượng tương đương hàng nghìn giờ hoặc khoảng 1 triệu bài hát đến Trái đất cùng một lúc.
Vệ tinh NASA đạt kỷ lục mới về tốc độ truyền dữ liệu nhanh nhất từ không gian. Video NASA Laser Communications
Beth Keer, giám đốc sứ mệnh TBIRD tại Trung tâm Chuyến bay Không gian Goddard của NASA ở Greenbelt, Maryland, giải thích tuyên bố của NASA cho biết: “Đạt được tốc độ 100 Gbps vào tháng 6 là một bước đột phá, giờ đây chúng tôi đã tăng gấp đôi tốc độ truyền dữ liệu, khả năng này sẽ làm thay đổi cách chúng ta giao tiếp trong không gian”.
Khả năng truyền phát của công nghệ thế hệ tiếp theo
Cho đến nay, mạng lưới liên lạc của NASA chủ yếu dựa trên Mạng không gian sâu, sử dụng sóng vô tuyến để gửi và nhận thông tin đến và từ vệ tinh, tàu vũ trụ.
Hệ thống TBIRD được phóng lên không gian tháng 5/2022 trong khuôn khổ sứ mệnh chung Transporter-5 của SpaceX bằng tên lửa vận tải Falcon 9.
Video đang HOT
Hệ thống TBIRD trước khi được phóng lên quỹ đạo. Ảnh NASA Laser Communications
Khoảng một tháng sau, tháng 6/2022, hệ thống TBIRD đã có được bước đột phá đầu tiên, truyền 100 Gbps trong thời gian bay qua trạm mặt đất mà vệ tinh đi qua 2 lần một ngày.
Keer tiếp tục: “Đây là sức mạnh thực sự của các thiết bị khoa học vũ trụ khi những khí tài này được thiết kế để tận dụng tối đa những tiến bộ về tốc độ truyền tải thông tin và độ nhạy của đầu thu. Nó càng được tăng cường nhờ công nghệ xử lý thông tin ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo, được phát triển để làm việc với lượng dữ liệu khổng lồ”.
“Truyền tải thông tin liên lạc bằng laser hồng ngoại chính là mắt xích còn thiếu trong chuỗi liên kết hệ thống, sẽ cho phép thực hiện những khám phá khoa học vĩ đại trong tương lai”, ông nói.
Theo Engineering Interesting
Thái Bằng
t thông cáo báo chí của NASA.
Hệ thống thông tin liên lạc bằng ánh sáng laser từ quỹ đạo Trái đất đã nhân đôi kỷ lục tốc độ truyền do chính thiết bị thiết lập cách đây chưa đầy một năm.
Giao tiếp không gian “tốc độ siêu cao”
Như NASA đã thông báo, truyền thông quang học “tốc độ siêu cao” có khả năng truyền dung lượng thông tin lớn hơn so với những hệ thống liên lạc không gian truyền thống.
Cơ quan vũ trụ NASA đã thông báo sẽ thử nghiệm công nghệ liên lạc laser hồng ngoại cho sứ mệnh Artemis II với kế hoạch tàu vũ trụ Orion có phi hành đoàn sẽ thực hiện chuyến bay ngang qua Mặt Trăng và quay trở lại Trái đất, dự kiến được tiến hành vào năm 2024. Công nghệ liên lạc quang laser có thể cho phép các phi hành gia trên Mặt trăng trong sứ mệnh này truyền phát những cảnh quay HD về Trái đất trong thời gian gần như thực.
Trong thử nghiệm TBIRD lần này, hệ thống đã thực hiện cuộc truyền dữ liệu 3,6 terabyte trong vòng 6 phút đến trạm mặt đất. Trong khoảng thời gian đó, với tốc độ 200 Gbps, NASA cho biết có thể gửi một phim HD có thời lượng tương đương hàng nghìn giờ hoặc khoảng 1 triệu bài hát đến Trái đất cùng một lúc.
00:00
00:00/00:15
Vệ tinh NASA đạt kỷ lục mới về tốc độ truyền dữ liệu nhanh nhất từ không gian. Video NASA Laser Communications
Beth Keer, giám đốc sứ mệnh TBIRD tại Trung tâm Chuyến bay Không gian Goddard của NASA ở Greenbelt, Maryland, giải thích tuyên bố của NASA cho biết: “Đạt được tốc độ 100 Gbps vào tháng 6 là một bước đột phá, giờ đây chúng tôi đã tăng gấp đôi tốc độ truyền dữ liệu, khả năng này sẽ làm thay đổi cách chúng ta giao tiếp trong không gian”.
Khả năng truyền phát của công nghệ thế hệ tiếp theo
Cho đến nay, mạng lưới liên lạc của NASA chủ yếu dựa trên Mạng không gian sâu, sử dụng sóng vô tuyến để gửi và nhận thông tin đến và từ vệ tinh, tàu vũ trụ.
Hệ thống TBIRD được phóng lên không gian tháng 5/2022 trong khuôn khổ sứ mệnh chung Transporter-5 của SpaceX bằng tên lửa vận tải Falcon 9.
Hệ thống TBIRD trước khi được phóng lên quỹ đạo. Ảnh NASA Laser Communications
Khoảng một tháng sau, tháng 6/2022, hệ thống TBIRD đã có được bước đột phá đầu tiên, truyền 100 Gbps trong thời gian bay qua trạm mặt đất mà vệ tinh đi qua 2 lần một ngày.
Keer tiếp tục: “Đây là sức mạnh thực sự của các thiết bị khoa học vũ trụ khi những khí tài này được thiết kế để tận dụng tối đa những tiến bộ về tốc độ truyền tải thông tin và độ nhạy của đầu thu. Nó càng được tăng cường nhờ công nghệ xử lý thông tin ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo, được phát triển để làm việc với lượng dữ liệu khổng lồ”.
“Truyền tải thông tin liên lạc bằng laser hồng ngoại chính là mắt xích còn thiếu trong chuỗi liên kết hệ thống, sẽ cho phép thực hiện những khám phá khoa học vĩ đại trong tương lai”, ông nói.
James Webb tiếp tục cung cấp thông tin hiếm có về một hành tinh bí ẩn
Theo những phát hiện mới của NASA, hành tinh GJ 1214 b quá nóng nên không có các đại dương nhưng thành phần chính trong bầu khí quyển tại đây là hơi nước.
Hình ảnh vũ trụ mà kính viễn vọng James Webb chụp được. (Ảnh: NASA)
Ngày 10/5, Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết kính viễn vọng không gian James Webb đã quan sát thấy "bầu khí quyển sáng bất thường" của một hành tinh bên ngoài Hệ Mặt Trời.
Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu có thể quan sát hành tinh bí ẩn này một cách chi tiết như vậy.
Hành tinh mang tên GJ 1214 b cách Trái Đất khoảng 40 năm ánh sáng.
Theo những phát hiện mới của NASA, hành tinh GJ 1214 b quá nóng nên không có các đại dương nhưng thành phần chính trong bầu khí quyển tại đây là hơi nước.
Ngoài những quan sát tiêu chuẩn, nhóm nghiên cứu đã tiếp cận hành tinh lạ theo một phương pháp mới.
Bằng việc theo dõi GJ 1214 b khi hành tinh này di chuyển trên toàn bộ quỹ đạo quay quanh một ngôi sao, nhóm đã thu được ánh sáng của sao chủ xuyên qua bầu khí quyển của hành tinh.
Sử dụng thiết bị hồng ngoại sóng trung bình của kính James Webb, nhóm nghiên cứu đã tạo ra một "bản đồ nhiệt" của GJ 1214 b khi đang quay quanh ngôi sao chủ.
Theo NASA, bản đồ nhiệt này đã cho thấy sự khác biệt ngày và đêm, cũng như chi tiết về thành phần bầu khí quyển của hành tinh này.
Nhà nghiên cứu Eliza Kempton tại Đại học Maryland (Mỹ) cho biết hành tinh hoàn toàn bị bao phủ bởi một lớp sương mù dày đặc. Cho đến khi thực hiện được quan sát trên, giới nghiên cứu vẫn chưa thể làm sáng tỏ thông tin về thành phần bầu khí quyển của hành tinh này kể từ cuối năm 2009 khi hành tinh được phát hiện lần đầu.
Bà Kempton đánh giá với những quan sát mới, nếu thực sự chưa rất nhiều nước thì hành tinh này có thể từng là là một "thế giới nước" với một lượng lớn vật chất nước và băng giá tại thời điểm hình thành./.
NASA: Khám phá chưa từng thấy từ vật thể mang hai 'bóng ma' Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA đã lần lượt phát hiện hai bóng ma bí ẩn xung quanh TW Hydrae, một ngôi sao mới 10 triệu năm tuổi nằm cách chúng ta 200 năm ánh sáng. Vào năm 2017, thông qua những hình ảnh mà Hubble ghi lại, các nhà thiên văn học từng báo cáo về một cái bóng lạ...