Vệ tinh của Boeing phát nổ trong không gian
Lực lượng Không gian Mỹ đang theo dõi các mảnh vỡ không gian, sau khi vệ tinh do Boeing sản xuất phát nổ đầu tuần này.
Sự cố liên quan đến vệ tinh Intelsat 33e, được phóng vào năm 2016 với nhiệm vụ cung cấp thông tin liên lạc cho khu vực châu Âu, châu Á và châu Phi.
Vệ tinh Intelsat EpicNG do Boeing chế tạo. (Nguồn: Boeing)
Video đang HOT
Theo thông cáo báo chí từ Intelsat, sự cố xảy ra vào ngày 19/10 khi vệ tinh gặp phải một sự cố kỹ thuật, nỗ lực sửa chữa cùng với Boeing đã không thành công. Đến ngày 21/10, Lực lượng Không gian Mỹ xác nhận vệ tinh đã phát nổ.
Sự cố này đã khiến nhiều khách hàng của Intelsat mất điện hoặc gián đoạn dịch vụ truyền thông. Công ty hiện đang phối hợp với các nhà cung cấp bên thứ ba để giảm thiểu tác động và giữ liên lạc với khách hàng nhằm giải quyết sự cố.
Lực lượng Không gian Mỹ cho biết, họ đang theo dõi khoảng 20 mảnh vỡ từ vệ tinh này và khẳng định “không có mối đe dọa trực tiếp” đến an toàn không gian, đồng thời tiếp tục tiến hành đánh giá thường xuyên.
Trong khi đó, cơ quan vũ trụ Nga, Roscosmos, ghi nhận hơn 80 mảnh vỡ từ vụ nổ và xác định rằng sự phá hủy của vệ tinh diễn ra ngay lập tức với năng lượng cao.
Sự cố này xảy ra trong bối cảnh Boeing đang chịu áp lực từ dư luận về các vấn đề sản xuất của mình. Trước đó, hãng đã gặp phải hàng loạt sự cố liên quan đến máy bay, bị tố cáo bởi người trong nội bộ và đang đối mặt với các cuộc điều tra liên bang.
Điển hình, hai phi hành gia đã bị mắc kẹt trên Trạm Vũ trụ Quốc tế sau khi tàu Starliner của Boeing gặp trục trặc, khiến họ không thể trở về Trái Đất. Dự kiến, họ sẽ trở lại vào đầu năm 2025.
Cũng trong tuần này, Boeing báo cáo khoản lỗ quý 3 lên tới hơn 6 tỷ USD. Đầu tháng 10, CEO mới của công ty, Kelly Ortberg, thông báo sẽ cắt giảm khoảng 10% lực lượng lao động. Hiện hàng chục nghìn công nhân của Boeing vẫn đang đình công để phản đối các điều kiện làm việc.
Vụ nổ của vệ tinh Intelsat 33e không chỉ là một sự cố kỹ thuật mà còn làm dấy lên những lo ngại sâu sắc hơn về khả năng và an toàn trong quy trình sản xuất của Boeing.
Tàu Starliner trở về Trái Đất an toàn
Ngày 7/9, tàu vũ trụ Starliner của Boeing đã trở về Trái Đất nhưng không thể đưa 2 phi hành gia mắc kẹt trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) về cùng.
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đánh giá rủi ro khi đưa họ trở về trên Starliner là quá lớn.
Tên lửa đẩy Atlas V mang theo tàu vũ trụ Starliner được đặt vào bệ phóng ở Trung tâm vũ trụ Kennedy, bang Florida, Mỹ ngày 5/5/2024. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo chương trình phát trực tiếp của NASA, vào khoảng 18h04 theo giờ miền Đông ngày 6/9 (sáng 7/9 theo giờ Việt Nam), Starliner đã tự động tách khỏi ISS. Các kỹ sư của NASA cho biết quá trình đốt tách và rẽ đột phá để khởi hành của Starliner diễn ra tốt đẹp. Tàu đốt rời quỹ đạo lúc 23h17 tối 6/9 theo giờ miền Đông và đáp xuống Cảng vũ trụ White Sands ở New Mexico vào 0h01', tức trưa 7/9 theo giờ Việt Nam.
Các phi hành gia của NASA là Butch Wilmore và Suni Williams đã đóng cửa sập trên Starliner lần cuối vào chiều 5/9. Theo NASA, hai phi hành gia này đã ở trên boong để theo dõi quá trình tàu vũ trụ rời khỏi cảng phía trước của mô-đun Harmony.
Sự cố của Starliner đã gây ảnh hưởng lớn tới danh tiếng của Boeing. Cụ thể, trục trặc động cơ đẩy đã làm rò rỉ khí helium trên đường lên trạm ISS vào tháng 6 năm nay. Sau sự cố, ban đầu, hai phi hành gia Butch Wilmore và Suni Williams dự định sẽ ở lại ISS trong khoảng một tuần, song thời gian đã bị kéo dài nhiều tháng. NASA đã quyết định sẽ đưa phi hành đoàn trở về trên tàu vũ trụ Crew Dragon của SpaceX vào tháng 2/2025.
Nhà du hành vũ trụ Nga lập kỷ lục 1.000 ngày sống trong không gian Nhà du hành vũ trụ người Nga Oleg Kononenko đã ghi dấu ấn trong sứ mệnh lịch sử không gian với 1.000 ngày sống trong quỹ đạo Trái Đất, kỷ lục lâu nhất thế giới. Nhà du hành vũ trụ người Nga Oleg Kononenko. Ảnh: TASS Dẫn nguồn tin từ văn phòng báo chí của Cơ quan vũ trụ Nga (Roscosmos), hãng thông...