Về Tiề.n Giang thăm lăng mộ thân phụ thái hậu Từ Dụ
Lăng Hoàng Gia nằm cách trung tâm thành phố Gò Công khoảng 2km, được xây dựng vào năm 1826, gồm lăng mộ và đền thờ ông Phạm Đăng Hưng – thân sinh thái hậu Từ Dụ (hay Từ Dũ – vợ vua Thiệu Trị), ông ngoại của vua Tự Đức.
Lăng Hoàng Gia năm cách trung tâm thành phố Gò Công khoảng 2km. Ảnh: Đạt Thành
Theo Trang thông tin Sở VHTTDL tỉnh Tiề.n Giang, vào cuối thế kỷ thứ XVI ông Phạm Đăng Long – cha ông Phạm Đăng Hưng – theo cha vào vùng Gò Công, là người giỏi Nho học, tinh thông phong thủy, địa lý của Lão học, đi nhiều nơi tìm thế đất tốt để định cư, mong con cháu phát tích.
Lúc ông đến Gò Rùa (Sơn Qui), thấy thế đất rất đẹp nhưng toàn vùng Gò Công lúc bấy giờ không có chỗ nào đào được giếng có nước ngọt. Sau đó ông phát hiện ra mạch nước ngầm ở Gò Sơn Qui, nên quy tập mồ mả ba đời về đây và xây nhà ở gò đất này.
Giếng nước cổ trong khu di tích. Ảnh: Đạt Thạnh
Ông Phạm Đăng Hưng là con thứ ba của ông Phạm Đăng Long. Ông là người thông minh, văn võ song toàn. Năm 1784, lúc 20 tuổ.i, ông thi đỗ Tam trường, được triều đình bổ làm Lễ sinh ở Phủ, sau đó được thăng Lại bộ Tham tri.
Đến năm 1824 được sắc phong Lễ bộ Thượng thư, năm 1825 ông được giao phó giữ kinh thành Huế. Mùa hạ năm 1825, Phạm Đăng Hưng thọ bệnh và mất, linh cửu được đưa về quê hương. Năm 1849, ông được vua Tự Đức truy phong Tước Đức Quốc công.
Video đang HOT
Lăng Hoàng Gia được xây dựng bởi con trai trưởng của Phạm Đăng Hưng, ông Phạm Đăng Tá, trên khu đất rộng 3.000 m, ngay trên nền nhà cũ của dòng họ Phạm Đăng. Các nghệ nhân từ Huế cùng với các nghệ nhân địa phương đã cùng nhau xây dựng công trình này, mang đậm phong cách kiến trúc cung đình.
Khu mộ thân phụ thái hậu Từ Dụ – ông Phạm Đăng Hưng. Ảnh: Đạt Thành
Mộ của Phạm Đăng Hưng được xây dựng trên một gò đất cao, có hình dáng giống như mai rùa. Mộ có kiểu dáng bát giác, vừa giống chiếc nón lá, vừa giống búp sen. Bình phong phía sau mộ có hình bán nguyệt, chạm khắc hình rồng và kỳ lân, biểu trưng cho điềm lành và sự vinh quang của gia tộc. Xung quanh mộ còn có các phù điêu trang trí như búp sen, cá hóa long, mang ý nghĩa tốt lành.
Vào năm 1888, vua Thành Thái cho trùng tu lăng. Ảnh: Đạt Thành
Lăng được trùng tu và mở rộng nhiều lần, đặc biệt là vào năm 1849, khi vua Tự Đức truy phong Phạm Đăng Hưng và cho xây dựng thêm các hạng mục như tam cấp, cổng tam quan và ban thần vị.
Vào năm 1888, vua Thành Thái cho trùng tu lăng, và sau đó, vào năm 1921, dưới thời vua Khải Định, lăng tiếp tục được tu sửa. Năm 1998, ngôi nhà thờ trong lăng cũng được đại trùng tu, trả lại nhiều nét kiến trúc đặc trưng của hoàng tộc. Đến năm 1992, Bộ Văn hóa – Thông tin, nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, công nhận Lăng Hoàng Gia là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.
Cây bồ đề buông rễ 'ôm' ngôi đình trăm tuổ.i ở Tiề.n Giang
Đình Tân Đông tọa lạc tại xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiề.n Giang, là một di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng.
Đặc biệt, hai cây bồ đề buông rễ ôm trọn ngôi đình là điểm nhấn kiến trúc cổ kính và độc đáo của nơi đây.
Hai cây bồ đề buông rễ ôm trọn ngôi đình là điểm nhấn kiến trúc cổ kính và độc đáo của nơi đây. Ảnh: Đạt Thành
Theo Cổng TTĐT tỉnh Tiề.n Giang, đình Tân Đông, còn được gọi là đình Gò Táo, được xây dựng vào năm 1901. Ban đầu, ngôi đình có quy mô nhỏ, chỉ khoảng 100m. Sau khi bị tàn phá nặng nề bởi cơn bão năm Thìn (1904), đình được di dời đến vị trí hiện tại vào năm 1907, với sự đóng góp của người dân và một hào phú trong làng.
Sau khi bị tàn phá nặng nề bởi cơn bão năm Thìn (1904), đình được di dời đến vị trí hiện tại vào năm 1907. Ảnh: Đạt Thành
Đình Tân Đông được xây dựng theo kiểu chữ Tam, với một bức bình phong cao 1,5m và hai miếu thờ Thổ thần và Ngũ Hành ở hai bên. Bàn thờ Thần Nông quay vào trong đình, thờ Thành Hoàng làng, thể hiện lòng tôn kính đối với những bậc tiề.n hiền đã có công khai khẩn đất đai.
Rễ cây bồ đề "ôm trọn" cột đình. Ảnh: Đạt Thành
Ngôi đình sở hữu kiến trúc phức hợp, gồm các phần như Võ ca, Đình chánh và Nhà khói. Mặt tiề.n của đình có năm cửa vòm kiểu châu Âu, gian giữa có cửa lớn, các gian bên nhỏ; mái đình lợp ngói âm dương.
Trong những năm tháng lịch sử, đình Tân Đông đã chứng kiến nhiều thăng trầm. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đình là nơi tổ chức hội họp của cán bộ cách mạng, nhưng cũng từng bị quân thù chiếm đóng và sử dụng để giam cầm những người tham gia cách mạng.
Sau giải phóng, do hậu quả của chiến tranh, đình trở nên hoang tàn, không ai hương khói hay dọn dẹp. Khoảng năm 1986, gian Võ ca bị hư hại, để trống không gian phía trước. Lúc này, có ba cây bồ đề con mọc trên mặt trước của đình chánh, hai cây mọc ở hai góc và một cây mọc giữa.
Sau đó, người chơi kiểng đã bứng đi cây ở góc bên phải, còn lại hai cây lớn nhanh, buông rễ chạy dài bám theo vách tường và kèo cột, góp phần nâng đỡ ngôi đình khỏi bị đổ sập. Hai cây bồ đề với chùm rễ buông dài tạo thêm vẻ cổ kính, độc đáo cho ngôi đình, thu hút nhiều khách thập phương đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh lưu niệm.
Năm 2010, đình Tân Đông được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Ảnh: Đạt Thành
Năm 2010, đình Tân Đông được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Sau nhiều lần trùng tu, đặc biệt là vào năm 2020 với kinh phí khoảng 2,6 tỉ đồng, đình đã được phục dựng và bảo tồn nguyên vẹn các giá trị lịch sử và văn hóa.
Hằng năm, đình Tân Đông tổ chức bốn lễ cúng lớn, gồm cúng Kỳ Yên (16 tháng 2 Âm lịch), cúng Hạ điền (16 tháng 5 Âm lịch), cúng Thượng điền (16 tháng 8 Âm lịch) và cúng Cầu bông (16 tháng 11 Âm lịch).
Những nghi lễ này không chỉ thể hiện lòng thành kính của người dân đối với các vị thần linh mà còn là dịp để cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Với những giá trị lịch sử và văn hóa đặc biệt, đình Tân Đông là một trong những điểm đến hấp dẫn, thu hút khách tham quan trong và ngoài tỉnh Tiề.n Giang.
Khám phá 'hồ vô cực' giữa rừng ở Ninh Thuận Tọa lạc tại huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, "hồ vô cực" nằm trong khu vực thác Ba Hồ. Đây là điểm đến sở hữu cảnh quan thiên nhiên còn khá hoang sơ, chưa được nhiều du khách biết đến. Độc giả Thuan Huynh, du khách từng khám phá địa điểm này, chia sẻ "Đoạn đường đến hồ khá khó khăn, nhưng bù...