Về Tiền Giang ngoạn cảnh chùa Vĩnh Tràng linh thiêng
Vùng đất Tiền Giang vốn nổi tiếng với nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn như di tích lịch sử Ấp Bắc, chợ nổi Cái Bè, trại rắn Đồng Tâm, mang đậm bản sắc vùng Tây Nam bộ.
Đặc biệt một công trình phật giáo nổi tiếng mà du khách không nên bỏ qua chính là chùa Vĩnh Tràng.
Từ thành phố Hồ Chí Minh, bạn đi theo hướng quốc lộ 1A đến trung tâm thành phố Mỹ Tho. Sau đó đi theo hướng tỉnh lộ 879 khoảng 3km, đến công viên Vĩnh Tràng, sau đó rẽ trái khoảng 300 m là đến chùa Vĩnh Tràng.
Mặt tiền trước chùa Vĩnh Tràng. Ảnh: Văn Hào
Nằm cách trung tâm thành phố Mỹ Tho khoảng 3km, chùa Vĩnh Tràng cùng với Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (Cần Thơ), chùa Dơi (Sóc Trăng), chùa Xiêm Cán (Bạc Liêu),… là một trong những ngôi chùa lớn nhất miền Tây, thu hút đông đảo du khách gần xa ghé hành hương, ngoạn cảnh vào những ngày lễ lộc.
Chùa Vĩnh Tràng hay còn gọi là chùa Vĩnh Trường có một lịch sử xây dựng nhiều thăng trầm và trải qua nhiều đời thay đổi, tôn tạo. Theo sử sách ghi chép, thời vua Minh Mạng, chùa Vĩnh Tràng chỉ là một cái am nhỏ được ông bà Bùi Công Đạt xây dựng.
Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc tổng hợp, giao thoa giữa nền kiến trúc Á – Âu. Ảnh: Văn Hào
Năm 1849, hòa thượng Đệ Đăng về đây chủ trì chùa và cho khởi công xây dựng nên chùa Vĩnh Tràng. Trải qua nhiều đời truyền thừa, chùa Vĩnh Tràng ngày càng rộng lớn, uy nghiêm, làm nơi để những người theo đạo Phật hoặc bà con gần xa đến hành hương.
Chùa Vĩnh Tràng được xây dựng theo lối kiến trúc tổng hợp, giao thoa giữa nền kiến trúc Á – Âu như kiến trúc Pháp, La Mã, Thái, Miên và Chàm. Tuy nhiên, kiểu kiến trúc điêu khắc cốt lõi vẫn mang đậm truyền thống của người Việt. Được xây dựng theo hình dáng chữ Quốc của Hán tự, gồm 4 gian nối tiếp nhau là Tiền đường, Chánh điện, nhà Tổ và nhà Hậu.
Các gian nhà đều được làm bằng xi măng và gỗ quý, nền đúc cao và xung quanh xây tường vững chắc. Bên trong chùa có nhiều bao lam, hoành phi và câu đối cẩn bằng miếng chai nổi mầu sắc óng ánh trông rất đẹp. Các bao lam được chạm trổ công phu, tinh tế, điển hình là bộ bao lam Bát tiên kỵ thú đặt ở gian giữa.
Video đang HOT
Phía trước chùa Vĩnh Tràng có hai cổng tam quan kiểu võ quy mô và tráng lệ, được xây vào năm 1933 theo lối kiến trúc cổ lầu. Điểm đặc biệt của cổng tam quan này là ở nghệ thuật ghép những mảnh sành sứ có để minh họa cho lịch sử nhà Phật với đủ hình dáng của long, lân, quy, phượng, ngư, tiều, canh, mục,… vô cùng ấn tượng và đặc sắc.
Chùa có diện tích khoảng 2 hecta gồm nhiều khu vực như Phật đài A di đà, chánh điện chính, đài quân âm, vườn tháp, phòng phát hành kinh sách,… Ngoài ra trong khuôn viên chùa có sân kiểng, ao sen và nhiều cây cổ thụ cao lớn và vườn cây ăn trái luôn rợp bóng mát.
Chùa Vĩnh Tràng cũng thu hút các vị khách nước ngoài. Ảnh: Văn Hào
Đến chùa Vĩnh Tràng hành hương, du khách được dịp thể hiện lòng thành kính trước hơn 60 bức tượng Phật đặc sắc được làm bằng gỗ, đồng hoặc đất nung… vô cùng uy nghiêm, tráng lệ.
Những bức tượng đồng Quan Âm, Phật Di Đà, Thế Chí được xây dựng vào những năm của thế kỷ 19, đi kèm với bảy bộ bao lam in hình Bát Tiên, Mặt Trăng và Mặt Trời là những bức tượng vô giá của Vĩnh Tràng tự. Đó không chỉ là sự độc đáo về kiến trúc, điêu khắc, mà đó còn là sự tin tưởng tuyệt đối của người dân đối với những biểu tượng của đạo Phật.
Là một công trình mỹ thuật độc đáo, chùa Vĩnh Tràng được công nhận là di tích lịch sử văn hóa và là một trong những ngôi chùa lớn nhất miền Tây Nam bộ. Vào những ngày rằm, mùng một chùa Vĩnh Tràng lúc nào cũng có đông đảo người dân ở nhiều nơi đến hành hương. Người dân đến đây không chỉ để ngắm một ngôi chùa lớn, mà còn đến để gửi gắm những ước vọng bình an, trải lòng mình trong một không gian yên bình, an tịnh.
Theo Zing News
Những trải nghiệm phải thử khi đến Tiền Giang
Lênh đênh sóng nước ở chợ nổi Cái Bè, khám phá vườn trái cây trên cù lao, chụp ảnh với trăn hay thưởng thức hủ tiếu Mỹ Tho là những trải nghiệm khó quên của nhiều du khách.
Tiền Giang nằm cách TP HCM khoảng 70 km nên bạn dễ dàng đến bằng xe máy và chỉ mất một ngày để tham quan. Du khách xuất phát từ TP HCM đi theo quốc lộ 1A tới Mỹ Tho. Trong hành trình trở về bạn có thể đi quốc lộ 50, nếu thời gian cho phép thì hãy ghé thăm thị xã Gò Công.
Đi ở chợ nổi Cái Bè
Cái Bè là một trong những chợ nổi lớn và sầm uất nhất miền Tây. Tại đây diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán, và luôn tấp nập ghe chở hàng, phà chở khách sang sông hay các thuyền đưa khách du lịch tham quan. Bạn nên sắp xếp đi vào buổi sáng khoảng 5 - 7h vì đây là thời điểm chợ nhộn nhịp nhất.
Chợ nổi Cái Bè, điểm du lịch nổi tiếng không thể bỏ qua khi đến Tiền Giang. Ảnh: Xuân Lộc.
Tiếng máy thuyền nổ inh ỏi, âm thanh trả giá của tiểu thương, mời chào của người dân hay những câu hỏi ngạc nhiên của khách du lịch,...khiến khung cảnh chợ trở nên sôi động.
Bạn có thể ngồi thuyền lênh đênh chợ nổi, tìm hiểu cuộc sống mưu sinh của người dân, ăn trái cây ngay trên sông hay cập bến, tạt vào một số cơ sở làng nghề sản xuất bánh kẹo, mật ông, thủ công mỹ nghệ...để khám phá, tìm hiểu và mua quà lưu niệm.
Thăm vườn trái cây trên các cù lao
Buổi trưa bạn có thể ghé thăm các cù lao với những vườn trái cây xanh mát để thư giãn giữa không gian thiên nhiên trong lành. Cù lao Tân Phong, Thới Sơn là hai trong số nhiều điểm đến lý tưởng cho những người yêu thích miệt vườn, thưởng thức trái ngọt, đặc sản.
Không chỉ được ăn trái cây tại vườn, bạn cũng có thể liên hệ chủ vườn để mua về làm quà. Ảnh: Xuân Lộc.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cùng với người dân tham gia vào các khâu thu hoạch, chăm sóc vườn. Muốn tìm hiểu cuộc sống của cộng đồng địa phương, hãy thử loại hình du lịch homestay tại đây.
Khám phá vương quốc rắn
Trên đường từ Cái Bè quay về Mỹ Tho, bạn hãy dành chút thời gian ghé vào trại rắn Đồng Tâm để tham quan. Đây không chỉ là nơi cuốn hút du khách phương xa mà còn là điểm đến lý tưởng vào các dịp cuối tuần, lễ tết,...cho người dân địa phương và các em học sinh đến tìm hiểu về động thực vật.
Chụp hình với trăn khổng lồ thu hút các bạn trẻ tham gia. Ảnh: Xuân Lộc.
Bên cạnh những con vật gần gũi với cuộc sống hàng ngày, trại quy tụ nhiều loài quý hiếm như rắn hổ mang, trăn khổng lồ. Nhiều du khách cảm thấy "hết vía" khi thấy con rắn hổ mang ngóc đầu lên, le lưỡi ra khi thấy có người lại gần. Các bạn trẻ lúc thì thích thú với màn nhào lộn, nhảy nhót của các chú khỉ, lúc lại vừa sợ, vừa run khi sờ và chụp hình với trăn...
Nếu đã mỏi chân khi dạo một vòng quanh khu trại, bạn hãy dừng chân dưới hàng cây cổ thụ để nghỉ ngơi, hoặc vào nhà chiếu phim xem các thước phim tài liệu, phóng sự thú vị.
Vãn cảnh chùa Vĩnh Tràng
Ngôi chùa cổ Vĩnh Tràng gần trung tâm thành phố thu hút nhiều du khách đến thưởng ngoạn, không chỉ vì thiết kế tinh tế, các pho tượng Phật lớn mà còn ở nét đẹp hòa quyện với thiên nhiên. Hàng năm, nơi đây đón hàng nghìn du khách đến tham quan và cầu nguyện.
Khu chánh điện mang lối kiến trúc đặc sắc là một trong những điểm nhấn của chùa Vĩnh Tràng. Ảnh: Xuân Lộc.
Với những tín đồ yêu kiến trúc thì Vĩnh Tràng là nơi không thể bỏ lỡ. Chùa có lối thiết kế độc đáo, nguy nga pha trộn giữa Á và Âu, những pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, Quan Thế Âm Bồ Tát, Phật Di Lặc khổng lồ. Khuôn viên hòa trong không gian thiên nhiên của các loài hoa, cây cối xanh tươi, giúp bạn thấy lòng thanh tịnh hơn và quên đi những lo toan thường ngày.
Thưởng thức hủ tiêu
Hủ tiếu Mỹ Tho là sự pha quyện hài hòa giữa nước dùng ngọt dịu, thịt, giò, lòng cùng những sợi mì dai vừa đủ, rau xanh, chanh và tương ớt.
Hủ tiếu Mỹ Tho - món ngon đất Tiền Giang. Ảnh: Xuân Lộc.
Quán hủ tiếu 43 nằm ngay tại cổng chào thành phố là nơi dừng chân để thưởng thức một tô, giá 30.000 đồng. Ngoài ra, du khách cũng nên thử các món ngon khác như bún gỏi già Mỹ Tho, bánh bèo, bánh giá chợ Giồng, Sam biển Gò Công,...
Theo VNE
5 điểm du ngoạn miền Tây dịp Tết Dương lịch Phong cảnh nên thơ hữu tình của sông nước miền Tây sẽ tạo cho bạn những trải nghiệm lý thú vào những ngày nghỉ đầu năm nay. Tiền Giang Đến miền Tây, du khách khó có thể bỏ qua chợ nổi. Chợ nổi Cái Bè nhộn nhịp với gần 500 xuồng ghe chở đầy ắp các loại trái cây ngon nức tiếng như...