Về thủ phủ lá dong lớn nhất Hà Nội xem người dân “hái tiền” cận Tết
Thôn Tràng Cát (xã Kim An, huyện Thanh Oai, Hà Nội) có một đặc sản mà không phải nơi nào cũng có, đó là lá dong dùng gói bánh chưng. Lá dong ở đây đã trở thành một phần không thể thiếu đối với những chiếc bánh chưng truyền thống trong ngày Tết cổ truyền dân tộc.
Theo thần tích địa phương, vị tổ khai sáng làng trồng lá dong là cụ Đàn Sú đã lập làng cách đây 6 thế kỷ. Lá dong Tràng Cát xưa kia thường được tuyển chọn để gói bánh chưng dâng vua. Ban đầu người dân trồng lá dong trong vườn nhà, đến năm 1992, khi nhà nước áp dụng chính sách đất đai mới, bà con bắt đầu chuyển diện tích trồng lúa, rau màu kém hiệu quả sang trồng cây lá dong, do đó diện tích trồng lá dong tăng đáng kể.
Từ lâu làng lá dong thôn Tràng Cát nổi tiếng khắp nơi. Năm nay thời tiết thuận lợi cho cây dong. Lá dong Tràng Cát được mùa, bạt ngàn một màu xanh đậm.
Lá dong ở Tràng Cát khác với các loại lá dong rừng và vùng khác. Lá thường to tròn và dai, mặt dưới của lá có màu xanh non, cuống lá dài và đồng màu với gân lá. Nếu dùng lá để gói bánh chưng sẽ cho bánh màu xanh tự nhiên rất đẹp mắt và có vị thơm hấp dẫn sau khi luộc chín.
Nhiều người dân trong thôn Tràng Cát cho biết, lá dong ở Tràng Cát có vị thơm đặc trưng do được trồng trên vùng đất bãi bồi của sông Đáy.
Theo tìm hiểu của phóng viên Dân Việt, trồng lá dong không mất nhiều công sức, chỉ cần lấy gốc cây trồng một lần nhưng thu hoạch nhiều năm và được thu hoạch quanh năm, bà con có thêm thu nhập những lúc nông nhàn.
Video đang HOT
Là một người trồng lá dong lâu năm, bà Phạm Thị Loan cho biết: “Trồng lá dong dễ, chăm dễ và không lo mất mùa hay được mùa. Những năm vừa qua, những nương cam cho hiệu quả kinh tế hơn hàng chục lần. Tuy nhiên, người Tràng Cát nói riêng và toàn xã Kim An nói chung vẫn không bỏ hẳn cây dong. Có chăng, chỉ thu nhỏ diện tích. Nhưng những ngày này, những đoàn xe tấp nập vào làng, không chỉ chở cam mà còn chở cả lá dong. Lá dong chúng tôi đi khắp Hà Nội và các tỉnh lân cận”.
Sau khi cắt, lá dong được phân loại để buộc cẩn thận.
Cụ Nguyễn Thị Đấy tâm sự: “Đã có thời điểm toàn bộ các hộ trong thôn Tràng Cát đều trồng cây lá dong, mỗi hộ từ 1 đến 2 sào, có hộ trồng tới 6-7 sào, nhưng bây giờ nhiều người chuyển sang trồng cam nên cũng còn ít. Nhà tôi chỉ còn có 3 sào, cũng bán được 50-60 triệu”.
Thời điểm trước Tết Nguyên đán, một bó lá dong (100 lá) có giá khoảng từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng, đến cận Tết khi nhu cầu cao hơn lá dong tăng lên đến 80.000 đồng/bó.
Nhưng năm nay, một bó lá dong (100 lá) đang có giá từ 90.000 đồng đến 100.000 đồng. Nhiều hộ ở trong làng đang đợi đến những ngày giáp Tết để bán cho được giá. Những lá to đẹp nhất gọi là “lá lọc” có thể bán trên 120.000 đồng/100 lá.
Là niềm tự hào của thôn, lá dong Tràng Cát không những nổi tiếng ở miền Bắc mà còn xuất vào miền Nam và đi một số nước trên thế giới để phục vụ bà con Việt kiều gói bánh chưng trong ngày lễ tết truyền thống của người Việt.
Những bó lá dong đã được xếp cẩn thận chờ thương lái xuất đi mọi miền đất nước.
Lá dong dẫu không phải cho thu nhập lớn nhưng nó là một phần không thể thiếu của những chiếc bánh chưng ngày Tết của dân tộc và là một thứ đặc sản của Tràng Cát. Bởi, từ bao lâu nay, người xứ Bắc vẫn coi Tràng Cát là “thủ phủ lá dong”.
Theo Danviet
Nông dân Thanh Oai được vay 42 tỷ từ quỹ khuyến nông
Vừa qua, tại xã Liên Châu, huyện Thanh Oai, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã tổ chức giải ngân Quỹ Khuyến nông năm 2017 cho 11 hộ thuộc vùng sản xuất tập trung trên địa bàn huyện.
Được biết, tổng số tiền giải ngân đợt này là 4,1 tỷ đồng cho 11 phương án về nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi vịt đẻ trứng của 11 hộ. Trong đó, hộ vay thấp nhất là 250 triệu đồng, hộ vay nhiều nhất là 450 triệu đồng. Như vậy, tính đến nay Quỹ Khuyến nông Hà Nội đã giải ngân cho 171 hộ nông dân huyện Thanh Oai vay vốn, với tổng dư nợ trên 42 tỷ đồng.
Trung tâm Khuyến nông Hà Nội trao vốn vay cho hộ nông dân phát triển sản xuất. Ảnh: Ánh Ngọc
Đến nay, quỹ đã thu hồi vốn đến hạn trả của 112 hộ với số tiền 22 tỷ đồng, 59 hộ đang sử dụng vốn với số tiền 20,4 tỷ đồng. Để vốn vay phát huy hiệu quả, lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đề nghị các hộ dân được vay vốn sử dụng đồng vốn đúng mục đích đầu tư vào phát triển sản xuất, trả lãi và gốc đúng quy định.
Trong trường hợp có khó khăn hoặc thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh cần báo cáo kịp thời với chính quyền và cán bộ phụ trách quỹ tại địa phương để có hướng giải quyết.
Nhằm phát huy tối đa hiệu quả của đồng vốn, trước khi tiến hành giải ngân, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã thực hiện ký biên bản cam kết với chính quyền địa phương và đại diện hộ vay vốn.
Theo đó, trung tâm sẽ xem xét, tạo điều kiện cho các hộ vay vốn sản xuất có hiệu quả tiếp tục được vay Quỹ Khuyến nông để mở rộng quy mô sản xuất, đồng thời Trạm Khuyến nông cơ sở cũng cử cán bộ thường xuyên kiểm tra, giám sát các hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích, đôn đốc thu hồi phí quản lý, vốn vay theo quy định.
Sơn Tây triên khai 44 dư an chuyên đôi cây trông
Đến nay, thị xã Sơn Tây có 4 xã đạt và cơ bản đạt từ 18 - 19 tiêu chí
NTM; 2 xã đạt từ 15 - 16 tiêu chí. Từ tháng 5.2016 đến nay, thị xã Sơn Tây
đã huy động các nguồn lực để xây dựng NTM được hơn 252 tỷ đồng. Thị xã đã phê duyệt 44 dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đẩy mạnh thực hiện các chính sách về an sinh xã hội, hỗ trợ khuyến nông, phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ... Qua đó, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đã từng bước được cải thiện, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,04%...
Tuy nhiên, việc triển khai Chương trình 02-CTr/TU trên địa bàn thị xã vẫn gặp nhiều khó khăn như quy mô sản xuất nhỏ lẻ, diện tích manh mún; các loại hình sản xuất nông nghiệp hoạt động hiệu quả thấp... Một số xã còn trông chờ vào đầu tư của nhà nước, thiếu chủ động, sáng tạo, chưa vào cuộc quyết liệt. T.H
Theo Danviet
Sập giàn giáo công trình, 3 công nhân bị thương Đang phục vụ thi công tầng 12 một khu chung cư ở Hà Nội, giàn giáo bất ngờ đổ sập khiến 3 công nhân bị thương nhẹ. Khoảng 17h30 chiều 4/5, giàn giáo phục vụ thi công tầng 12 tại khu chung cư thuộc dự án Thanh Hà Cienco 5 ở xã Cự Khê, huyện Thanh Oai (Hà Nội) bất ngờ đổ sập....