Về ‘thành phố ma’ xem người chế.t ‘nuôi’ người sống

Theo dõi VGT trên

Với quan niệm “sống cái nhà, thác cái mồ”, những người dân ở làng An Bằng, xã Vinh An, huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) đã đua nhau xây dựng lăng mồ với kiến trúc đồ sộ, quy mô bậc nhất cả nước.

Người sống đổ bạc tỷ cho người đã khuất

Nghe danh An Bằng nổi tiếng với “Thành phố lăng mộ” đã lâu, thế nhưng trong chuyến công tác này chúng tôi mới có dịp ghé thăm để “mục sở thị” những ngôi mộ “bề thế” vào bậc nhất nhì Việt Nam.

Từ trung tâm Huế, chạy dọc theo QL 49 ghé thăm bất kỳ ngôi nhà nào hỏi về “thành phố” đặc biệt này, hầu hết ai cũng biết. Có người còn nói: “Cứ thấy nơi mô nghĩa địa cao hơn nhà ở thì đó là làng An Bằng”. Sau một hồi dò đường chúng tôi không khó để phát hiện ra cổng chào vào ngôi làng. Sự khác biệt đậ.p vào mắt khách ngay từ bước chân đầu tiên. Khác với cuộc sống nghèo đói phía ngoài cổng chào là sự giàu có, sầm uất như một đô thị tại thôn An Bằng. Những ngôi nhà nơi đây được thiết kế theo kiến trúc biệt thự sang trọng, trong sân là những chiếc xe tay ga, ô tô đời mới.

Về thành phố ma xem người chế.t nuôi người sống - Hình 1

Những lăng mộ đồ sộ này là nơi hái ra tiề.n của dân nghèo.

An Bằng lúc xưa là một làng chài nghèo, cuộc sống người dân nhờ vào những chiếc thuyền đán.h cá nhỏ ngoài biển khơi. Thế nhưng đến khoảng những năm 1989 – 1990, khi Nhà nước bắt đầu cho người Việt định cư ở Mỹ gửi tiề.n, hàng về giúp đỡ người thân trong nước thì ngôi làng này thay da đổi thịt nhanh chóng. Cuộc sống đổi mới, kéo theo các dịch vụ khác cũng thay đổi, từ đây, những người dân vốn chân lấm tay bùn bỗng nghĩ đến chuyện “báo hiếu” người đã khuất. Họ sửa sang, xây dựng mới những lăng mộ cũ của gia tộc mình. Thế là từ năm 1991, người ta bỗng thấy ở đây hình thành một hiện tượng lạ, các lăng mộ bắt đầu mọc lên, rồi được sửa sang, cơi nới với quy mô tráng lệ. Có lăng vừa xây xong bị đậ.p xây lại vì… không bằng người ta. Nhiều ngôi mộ còn được mắc điện thắp sáng, có nhà vệ sinh…

Theo những người cao niên trong làng cho biết, hầu hết các lăng mộ An Bằng đều lấy mẫu thiết kế chung từ lăng Khải Định, sau đó việc biến hóa thêm hay bớt tùy thuộc vào sở thích của mỗi chủ nhân. Các lăng mộ thiết kế như lăng mộ vua chúa, cũng tam quan với mái ngói lưu ly, câu đối, bia đá, trụ biểu, la thành… rực rỡ sắc màu nhờ bàn tay người thợ khảm sành sứ giỏi.

Theo ông Đặng Văn Tâm (79 tuổ.i) một vị cao niên trong làng cho biết, “Vương quốc cõi âm” An Bằng có quy mô đồ sộ, với diện tích rộng hơn 40ha, được khoanh làm bốn vùng rộng lớn gồm Bằng Thượng, Trung Hải, Định Hải và An Mỹ. “Làng này tổng cộng có 44 họ tộc với lịch sử gần 500 năm. Các lăng mộ nơi đây đều do con cháu các họ tộc góp tiề.n xây dựng”, ông Tâm tự hào nói.

Còn ông Hồ Thiết (80 tuổ.i), người chuyên phụ trách các lễ nghi của làng cho hay, hiện nay làng An Bằng có khoảng 3.000 lăng mộ, mỗi ngôi mộ có chi phí trung bình khoảng 30.000 USD, trong đó khu mộ của dòng họ Trương được xem là đắt và đồ sộ nhất tại thành phố lăng này, khi tổng chi phí tính đến thời điểm này khoảng gần 45.000 USD.

Tổng thể khu lăng mộ tại đây độc đáo về kiến trúc, đủ các phong cách Phật, Thiên chúa giáo, Lão Giáo, Hồi giáo, châu Âu… đều xây bằng tiề.n do con cháu ở nước ngoài gửi về. Chính quyền địa phương cho biết, những năm 90 của thế kỷ trước, những người An Bằng định cư ở nước ngoài ăn nên làm ra ồ ạt gửi tiề.n về xây lăng mộ để… báo hiếu. Do địa phương chưa có quy hoạch nên mạnh ai nấy làm, từng nhà, từng dòng tộc thi nhau giành đất để xây lăng, đắp mộ. Có nhiều ngôi mộ diện tích lên tới cả ngàn mét vuông. Chỉ trong một thời gian ngắn, những cồn cát xưa kia đã được bịt kín bằng lăng mộ. Lăng mộ “bao vây” nhà ở người dân, dường như nơi đây không có ranh giới giữa người sống và người chế.t.

Một chuyện nghe có vẻ khác thường nhưng lại rất bình thường ở ngôi làng này, đó là việc người ta xây lăng trước để khi nhà có người chế.t không phải lo tiề.n xây lăng nữa. Vả lại, xây trước bao giờ cũng cẩn thận, hoành tráng hơn. Phong tục người dân An Bằng là sau khi chế.t, nếu trong vòng 50 ngày mà không xây được lăng thì phải đợi đến 3 năm sau mới được phép xây như vậy là con cháu có lỗi, bất hiếu với người đã khuất. Bởi thế, ai cũng lo chuyện xây lăng cho mình và người thân ngay từ khi còn sống. “An Bằng có khoảng 95% gia đình có người thân ở nước ngoài. Thế hệ cha ông đi trước rước con cháu theo sau. Cũng từ khi có ngoại tệ đổ về làng, đời sống người dân sung túc hơn và việc xây mộ cũng được các dòng họ quan tâm chu đáo”, ông Phạm Bình Tịnh, Chủ tịch UBND xã Vinh An cho hay.

Về thành phố ma xem người chế.t nuôi người sống - Hình 2

Ông Hồ Thiết đang nói về kiến trúc”thành phố lăng mộ”.

Và người chế.t “nuôi” lại… người sống

Ở làng An Bằng, việc người sống rót tiề.n tỷ vào người chế.t là điều không bàn cãi, nhưng cũng từ “thành phố lăng” này, những dịch vụ đi kèm đã trở thành “cần câu cơm” của nhiều người đang… sống.

Dạo một vòng qua khu nghĩa trang, chúng tôi bắt gặp rất nhiều thợ xây đang cặm cụi bên những lăng mộ. Thỉnh thoảng từng đoàn xe trâu chở cát, vật liệu xây dựng lại đến tập kết tại các điểm xây lăng, làm cho không khí nghĩa trang nhộn nhịp hẳn lên.

Đa số những lăng mộ hoành tráng ở An Bằng được tạo nên từ sự khéo léo của những người thợ các xã Vinh Thanh, Vinh Xuân… (Phú Vang). “Mặc dù làm việc trong môi trường đặc biệt, nhưng được cái khi nào cũng luôn tay. Cứ xây xong mộ này lại có cái mới để xây, đôi lúc tổ thợ tui không dám nhận nhiều vì sợ làm không nổi. Một ngôi mộ trung bình ở đây cũng phải xây đến nửa năm với khoảng 10 nhân công, đó là chưa nói khi gặp những gia đình cẩn thận, họ đòi hỏi tỉ mỉ thì công việc sẽ kéo dài thêm”, anh Trần Đình Phước, thợ xây người Vinh Thanh nói. Thấy chúng tôi có vẻ tò mò về đám người đang dỡ phá ngôi mộ cũ gần đó, anh liền phân trần: “Cái lăng đó xây 4 năm rồi, giờ chủ nhà tháo đi để xây lại theo phiên bản mới đẹp hơn. Họ có tiề.n thì làm cái mới đó là việc của họ, nhưng nghĩ cũng thấy tiếc, đổ đống tiề.n xuống giờ lại bỏ đi”.

Chẳng khác gì cung vua phủ chúa

“Những thợ xây mộ tại đây không chỉ biết cách xây mà cần có sự khéo léo, kèm thêm một chút kinh nghiệm. Khi xây những ngôi nhà ở bình thường những chi tiết còn thô thì họ bỏ qua, nhưng xây huyệt mộ chỉ cần sơ suất nhỏ thôi là mình phải làm lại ngay…”, anh Phước cho biết. Không những giỏi nghề mà họ còn phải nghiên cứu về kiểu cách xây, biết kết hợp hài hòa giữa kiến trúc vua chúa và kiến trúc hiện đại. Chính vì vậy, những người thợ ở làng Vinh Thanh rất được lòng người dân An Bằng. Có nhiều trường hợp thợ nề sau thời gian làm ở đây đã xuất ngoại, họ được các mối ở nước ngoài mời sang. Việc đi xuất ngoại giúp họ thu nhập cao hơn gấp nhiều lần trong nước. Điều đặc biệt của các thợ nề xuất ngoại là giỏi về nghệ thuật điêu khắc đá, vẽ tranh, hoa văn và kỹ thuật gắn miếng vỡ từ loại chén bát có men. Sự khéo léo tinh tế của những thợ kép thể hiện trong tạo hình, đắp nổi, trau chuốt từng chi tiết nhỏ nhất.

Một dịch vụ đặc biệt nữa là việc thuê thắp nhang, bật điện ban đêm, quét dọn lăng mộ… cũng rất phát triển ở đây. Theo tiết lộ của những người làm công, đối với những công việc đó mỗi tháng một người nhận được từ 1,5 đến 2 triệu đồng mỗi tháng, lễ tết được thưởng thêm như những công việc khác.

Trẻ trâu cũng có “cửa” kiế.m tiề.n

Ngoài những công việc của người thợ nề thì thành phố lăng mộ còn là nơi hái ra tiề.n của những tay thư pháp. Những tác phẩm của họ sẽ được thợ xây sao chép trên lăng mộ. Không những vậy nhiều lao động của hai huyện Phú Vang, Phú Lộc cũng có công việc kiếm được bộn tiề.n là kéo xe trâu chở vật liệu để xây lăng vì con đường vào làng nhỏ nên không thể đưa xe lớn vào được. Phụ nữ, tr.ẻ e.m ở các làng xung quanh thì kiế.m tiề.n nhờ việc đi cắt cỏ bán cho trâu ăn, mỗi bao cỏ 1 tạ giá từ 15.000 – 20.000 đồng.

Đối nghịch

Vẫn biết rằng việc đầu tư tiề.n tỷ để xây lăng mộ cho người đã khuất là quyền của mỗi người. Nhưng thiết nghĩ việc làm này cũng cần suy nghĩ, khi vẫn còn đó những người nghèo đói sống tạm trong những căn nhà lụp sụp bên cạnh những lăng mộ hoành tráng. Điều đó, rất lãng phí tiề.n của và đất đai.

Theo vietbao

Video đang HOT

'Đặc nhiệm' ở Trường Sa

Ai từng ra các đảo ởTrường Sa, một trong những ấn tượng đặc biệt là hình ảnh những chú chó, mèo, lợn, gà, bò, vịt tung tăng, nhởn nhơ khắp các xó xỉnh. Điều lạ và thú vị ở chỗ chúng sống theo nếp sống nhà binh nên cũng rất kỷ luật và... nguyên tắc.

Đặc nhiệm ở Trường Sa - Hình 1

Nhà của chúng ta là đảo Thuyền Chài

Chẳng thế mà khách ra đảo (đặc biệt là thuộc khối dân sự, không mặc quân phục) lớ xớ rời Hội trường, phòng ở, bếp ăn trên đảo mà mò ra ngoài ụ pháo, công sự... thế nào cũng có vài chú chó lừ lừ bám theo, quẩn chân ve vãn và sủa nhặng xị như cảnh báo: "Chỗ này không được ngắm nghía, chụp hình - quay phim", đán.h động cho chiến sĩ vệ binh gác khu vực đó tiến đến nhã nhặn nhắc nhở "theo quy định".

Đặc nhiệm ở Trường Sa - Hình 2

Hôm nay nhà nhiều khách quá nhỉ?

Những khách khoái chụp hình, ra tận kè đá, bờ sóng mong chớp những "giây phút đẹp", không chỉ các chú chó mà cả vịt gà cũng lạch bạch chạy trước ngăn cản, dùng mỏ kéo ống quần như nhắc nhở: "Đừng ra chỗ ấy, nguy hiểm lắm".

Đặc nhiệm ở Trường Sa - Hình 3

Nấp trốn các thủ trưởng kiểm tra. Ngượng quá đi mất!

Nhiều người cứ nghĩ giản đơn: Nuôi gia súc, gia cầm ở Trường Sa là để bộ đội có chất tươi cải thiện bữa ăn hàng ngày. Ít người biết những con vật thân thuộc này lại là một phần cuộc sống ở đảo, chúng là những người bạn giúp lính ta nguôi nỗi nhớ nhà, nhớ quê nên rất hiếm khi bị đè ra làm thịt.

Đặc biệt, gia súc - gia cầm ngoài đảo còn được đán.h giá như những chiến sĩ cảnh vệ cực kỳ mẫn cán, tinh thông và hiệu quả. Trong trường hợp người lạ, tàu thuyền lạ tiến lại gần đảo, có khả năng đột nhập, các "cảnh vệ" phát hiện ngay tức thì và sủa, gáy, kêu rầm rĩ báo động cho bộ đội.

Sau một thời gian nghiên cứu, thực hiện kế hoạch số 336/Tg1-QC (10-2-2010) của Bộ Tổng Tham mưu QĐNDVN về "Tổ chức nghiên cứu, khảo sát đổi mới nâng cao chất lượng huấn luyện chiến đấu tại quần đảo Trường Sa và nhà dàn DK năm 2010", ngày 13-3- 2010, Trường Trung cấp Huấn luyện Chó nghiệp vụ của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã đưa 5 cán bộ, chiến sĩ cùng 3 chó nghiệp vụ ra Trường Sa, thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cán bộ chiến sĩ Hải quân làm nhiệm vụ canh gác, tuần tra bảo vệ biển đảo, phát hiện người đột nhập lên đảo và sẵn sàng chiến đấu.

Lâu nay, lính đảo vẫn gọi âu yếm những "cảnh vệ" chó, vịt, gà là "đặc nhiệm Trường Sa" cũng làm nhiệm vụ giữ đảo. Bây giờ, lính ta tách bạch thành 2 "lực lượng": "Đặc nhiệm chính quy" (Chó nghiệp vụ Biên phòng) và "Đặc nhiệm địa phương" (gia súc - gia cầm được các phân đội tự nuôi). Cho dù thuộc "lực lượng" nào chăng nữa thì các "đặc nhiệm" vẫn cùng sát cánh cùng bộ đội bảo vệ đảo đêm ngày.

Xin giới thiệu về "lực lượng đặc nhiệm" tại Trường Sa và những khoảnh khắc đáng yêu của một số "gương mặt" trên các đảo: Sinh Tồn, Song Tử Tây, Nam Yết, Trường Sa Lớn, Đá Tây A, Núi Le, An Bang, Thuyền Chài, Trường Sa Đông... trong một số chuyến ra Trường Sa.

Đặc nhiệm ở Trường Sa - Hình 4

"Đặc nhiệm chính quy" trong đội hình tuần tra ở Trường Sa.

3 chú chó nghiệp vụ Biên phòng ra làm nhiệm vụ tại Trường Sa bao gồm Mika, Kakốp, Manlơ đã lập nhiều chiến công trên đất liền (nhất là trong các vụ án m.a tú.y ở các tỉnh miền núi phía Bắc). Khi nhận nhiệm vụ, 3 chú chó di chuyển từ Sơn La vào Cam Ranh (Khánh Hòa) nhiều ngày đêm trên xe Zil 130, sau đó mới xuống tàu, vượt rất nhiều sóng gió ra đảo.

Do phải thay đổi cả môi trường sống lẫn đặc thù địa bàn tác chiến, huấn luyện viên phải cho các "chiến sĩ" thích nghi dần dần. Ban đầu, Mika, Kakốp, Manlơ được huấn luyện để chịu được những cơn gió biển mạnh, làm quen với sóng lớn để có thể vừa bơi vừa chiến đấu được. Điều các huấn luyện viên không ngờ là Mika, Kakốp, Manlơ thích nghi rất nhanh. Trong những con sóng lớn, 3 chú bơi rất tốt. Khi huấn luyện trên bãi cát, tốc độ của 3 'lính đặc nhiệm' này nhanh gấp 4 lần bước chạy rút của chiến sĩ.

Đặc nhiệm ở Trường Sa - Hình 5

Trong giờ huấn luyện.

Hiện tại, Mika, Kakốp, Manlơ đã trở thành những chiến sĩ hải quân đặc biệt. Ngoài việc "rèn luyện" nâng cao thể lực, cả 3 còn thực hiện tốt các phương án diễn tập chống người nhái, biệt kích. Phương án đán.h chặn từ ngoài bờ kè và đán.h bắt khi địch đã xâm nhập đều được hoàn thành xuất sắc.

Đặc nhiệm ở Trường Sa - Hình 6

Hai mẹ con đi dạo trong trận địa.

Ở quần đảo Trường Sa, chỉ duy nhất đảo Song Tử Tây nuôi được bò. Do đảo thiếu cỏ tươi, đàn bò đành tập ăn bìa các tông. Dần dần, thứ bìa giấy cứng đó cũng bị xơi hết. Bò lại chuyển sang chén thùng gỗ. Nhưng khi thùng gỗ bị giấu đi, bò ăn cả gạch khiến cho anh em công binh mấy phen toát mồ hôi. Rồi khi hết những món "khoái khẩu", bò "đột nhập" vào doanh trại chén cả quần áo, giày dép của bộ đội... "Bần cùng" như vậy nhưng đàn bò trên đảo Song Tử Tây vẫn sinh con đẻ cái ngày càng đông.

Đặc nhiệm ở Trường Sa - Hình 7

Ra cầu cảng vừa trông cho "khách" không ra biển, vừa đứng vừa nằm nghe xem bọn họ nói gì, làm gì.

Lợn được nuôi đại trà tại các đảo. Lợn thả rông, chạy trên đảo kiếm ăn. Không cần chuồng trại gì nhưng chẳng bao giờ sợ mất lợn cả vì bốn bề có biển bao bọc. Lợn cứ thế "tuỳ nghi di tản", ngủ ở bụi cây, góc công sự hay dưới gầm giường của lính, nói chung là tuỳ thích. Tuy vậy, nhưng lợn được các chiến sỹ huấn luyện để sống có nền nếp, biết "phục tùng tổ chức". Chỉ cần một hồi kẻng, tất cả các chú lợn ở khắp nơi trên đảo lại lũ lượt kéo về nơi "tập trung". Đó thực sự là một cảnh tượng sinh động, vui mắt.

Ở Trường Sa, lợn không đơn thuần là loài vật nuôi lấy thịt, mà chúng trở thành bạn của lính đảo và được chiều chuộng. Có những lúc lợn ốm, lính nhường cả thuố.c của mình. Lợn được ăn thịt hộp, được ưu tiên tắm nước ngọt, có bác sỹ khám bệnh và làm bà đỡ. Nhiều chú lợn đáng yêu đã được lính đặt cho những cái tên rất kêu như: Hoàng Oanh, Quỳnh Mai...

Đặc nhiệm ở Trường Sa - Hình 8

Chiều chiều, kéo cả 'đại gia đình' ra hóng mát trước bia chủ quyền .

Đặc nhiệm ở Trường Sa - Hình 9

Chung sống hòa thuận.

Đặc nhiệm ở Trường Sa - Hình 10

Đủ loại, đủ màu, đủ cỡ...

Đặc nhiệm ở Trường Sa - Hình 11

Vừa canh gác, vừa... gãi đầu.

Đặc nhiệm ở Trường Sa - Hình 12

Bắt tay anh bạn cái nào.

Chó được nuôi rất nhiều ở các đảo chìm và đây cũng là những điểm rất cần sự canh gác, cảnh giới của các chú cẩu vốn rất thính tai, tinh mắt. Ngay tại đảo chìm Cô Lin, có tới mấy chục con chó, mật độ khá đông nhưng vừa đem lại niềm vui cho lính đảo, vừa đảm nhiệm rất tốt việc canh gác, phát hiện

Đặc nhiệm ở Trường Sa - Hình 13

Cảnh giới ven bờ đá không chút lơi lỏng, xao lãng

Đặc nhiệm ở Trường Sa - Hình 14

Vừa nằm thư giãn vừa... làm nhiệm vụ.

Lính đảo chìm kể: Những đêm bồng sún.g đứng gác, luôn có một vài chú chó quẩn quanh thức cùng. Đêm khuya gió lạnh thổi rét tê tái, chú chó đứng cạnh, liếm cái lưỡi ấm áp vào bàn tay run vì lạnh của người lính đứng gác, tự dưng thấy ấm áp, cảm thấy được chia sẻ rất nhiều. Chó ở đảo đã rèn luyện được nhiều khả năng đặc biệt như bắt cá, bơi trên sóng, đứng hai chân để "bắt tay" hay "tạm biệt" khách. Chó ở đây được quý đến mức các chiến sỹ lấy tên những ca sỹ mình hâm mộ để đặt tên cho chó.

Đặc nhiệm ở Trường Sa - Hình 15

Tò mò ngắm... khách.

Đặc nhiệm ở Trường Sa - Hình 16

Phóng viên Anh Hoa - Tạp chí Thế giới Ảnh ra Trường Sa đang bầu bạn cùng với một 'cảnh vệ bốn chân' đáng yêu (Anh Hoa cung cấp một số hình cho bài viết này) .

Đặc nhiệm ở Trường Sa - Hình 17

"Hầm trực chiến" của "lực lượng đặc nhiệm.

Đặc nhiệm ở Trường Sa - Hình 18

"Ra tập ngay! Không được lười".

Đặc nhiệm ở Trường Sa - Hình 19

Nhớ đất liền.

Chó ở Trường Sa bơi và bắt cá tài như hải cẩu. Nhưng ở đảo Đá Tây A, những chú chó còn kiêm thêm nhiệm vụ "tổng quản" trông coi lũ vịt cứ hơi tý là lao xuống nước vẫy vùng.

Đặc nhiệm ở Trường Sa - Hình 20

Đàn vịt đi đâu cũng có vị 'quản gia' này kèm sát.

Đặc nhiệm ở Trường Sa - Hình 21

Kiếm ăn ở đâu cũng được hướng dẫn và giám sát.

Đặc nhiệm ở Trường Sa - Hình 22

Chú chó vừa quay ra chỗ khác, cả đàn vịt ù té xuống biển và lập tức bị...cảnh cáo, nhắc nhở, đuổi lên ngay .

Việc nuôi dưỡng gia súc ở Trường Sa cũng là kỳ công. Một số đảo chìm nuôi vịt, ngan không thành công vì vịt sợ nước mặn, không dám bơi. Rút kinh nghiệm, khi đưa vịt ra đảo, anh em phải vẩy nước mặn vào lông, cho vịt bơi trong chậu đựng nước mặn, dần dà chúng mới dám xuống biển bơi ầm ầm.

Đặc nhiệm ở Trường Sa - Hình 23

Biển của ta là ao của nhà ta.

Đặc nhiệm ở Trường Sa - Hình 24

Vừa cục tác kiếm ăn, vừa trông coi công sự.

Đặc nhiệm ở Trường Sa - Hình 25

Xếp hàng ra bãi tập.

Gà trên đảo không có rau xanh nên con nào cũng thiếu vitamin. Gà thường chân to nhưng yếu, nhiều con bị liệt. Khi nào thấy gà có hiện tượng đi cà nhắc, chân giơ cao là bộ đội phải nghiền viên thuố.c vitamin tổng hợp cho uống. Cả ngan và gà đều thiếu rau, nên khi đẻ trứng, gà con khó tự mổ vỏ chui ra như ở đất liền nên anh em chiến sĩ phải để ý, có khi phải canh hàng giờ để tách vỏ cho gà con.

Đặc nhiệm ở Trường Sa - Hình 26

Nhớ lắm nhưng phải chia tay rồi, mèo nhé!

Người và gia súc trên đảo như những người bạn. Khi chiến sĩ trên đảo hoàn thành nhiệm vụ trở về đất liền, rất nhiều người đã chạy đến ôm chú cún yêu, dụi đầu lên cổ thay lời tạm biệt. Trên bờ kè đá, cả đàn chó hơn chục con xếp hàng dõi ra biển. Có chú giơ chân kêu ư ử trong tiếng sóng... Ở đảo chìm, chiến sĩ với chiến sĩ là anh em một nhà, chiến sĩ với những chú chó, mèo, gà, vịt như những người tri kỷ. Có khi anh em phải lo cho từng con gà đẻ trứng, phải nhường rau cho một chú cún mới sinh.

Đặc nhiệm ở Trường Sa - Hình 27

Quen thân từ những tiếng chim gù trên sóng.

Đối với các chiến sĩ ở quần đảo Trường Sa, những vật nuôi đó như một loại biệt dược chữa bệnh nhớ nhà, nhớ quê hương. Nếu Trường Sa chỉ có sắt thép, những hầm hào công sự mà vắng đi tiếng gà gáy, chó sủa...thì chắc sẽ đơn điệu biết nhường nào.

Đặc nhiệm ở Trường Sa - Hình 28

Tranh thủ đán.h giấc trong phòng ở của lính đảo chìm.

Những ngày ở Trường Sa, nhìn đàn bò thủng thẳng đi lại, đàn lợn ủi đất bên gốc cây bàng vuông, vài chú chó chạy dọc bờ biển, nghe tiếng gà gáy ran trên đảo... tất cả tạo thành quê hương nơi đầu sóng ngọn gió và âm hưởng đó cũng là tấm bia chủ quyền sống động nhất trên đảo Trường Sa.

Theo vietbao

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tạm ngưng giảng dạy cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân
21:00:28 28/09/2024
Lễ tang Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
21:04:03 28/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân: "Tôi đã sai"
18:25:19 28/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024
Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích
18:08:30 29/09/2024
Vàng nhẫn "cháy hàng" khi giá lập kỷ lục, mua thêm 1 chỉ phải chờ cả tiếng
17:41:30 28/09/2024
Sạt lở ở Hà Giang: Tạm dừng tìm kiếm các nạ.n nhâ.n mất tích
07:04:15 30/09/2024

Tin đang nóng

Lúc bố chia đất, anh cả đưa ra tờ xét nghiệm ADN, tôi sốc nặng nhưng bố lại vo tròn mảnh giấy và giao cả gia tài cho anh ấy
05:36:27 30/09/2024
Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai cũng mắc sai lầm giống Anh Trai Say Hi, giới thiệu thiếu 1 nghệ sĩ tại concert?
07:56:08 30/09/2024
Top phim Hoa ngữ được xem nhiều nhất tháng 9, bất ngờ với 'Phàm Nhân Ca'
05:54:13 30/09/2024
Sốc visual mỹ nhân cổ trang Việt một thời, đẹp đến mức 34 năm vẫn chưa có ai sánh bằng
05:54:56 30/09/2024
Nóng: Nữ diễn viên "The Glory" qua đời vì nhồi má.u não
09:33:40 30/09/2024
Vụ cô giáo "dỗi" vì không được ủng hộ laptop: Nhiều phụ huynh tạm dừng cho con đến lớp
07:16:37 30/09/2024
Biết vợ cũ tái hôn với anh chàng nghèo, tôi chuyển 100 triệu mừng cưới và định tặng con gái 1 căn nhà nhưng con từ chối
05:23:50 30/09/2024
Mỹ nhân showbiz là tiểu thư nhà giàu, có bố đại gia kinh doanh: Tuổ.i 27 sở hữu căn hộ 84 tỷ đồng, BST túi Hermes, Chanel
07:02:07 30/09/2024

Tin mới nhất

Rãnh áp thấp nối với bão Krathon gây mưa giông trên Biển Đông, sóng cao tới 6m

10:50:57 30/09/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (30/9) có rãnh áp thấp có trục ở khoảng 19-22 độ vĩ Bắc nối với cơn bão Krathon lúc 7h có vị trí ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc, 122,1 độ Kinh Đông.

Cẩu xe khách và nhiều ô tô khỏi hiện trường vụ sạt lở ở Hà Giang

10:37:35 30/09/2024
Lực lượng chức năng đã huy động cần cẩu cỡ lớn để đưa xe khách và nhiều ô tô, xe máy ra khỏi hiện trường vụ sạt lở tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Tài xế xe khách ở Hà Giang kể phút bất lực khi nhìn quả đồi 'đán.h úp'

10:21:38 30/09/2024
Anh Vũ Minh Hoàng (42 tuổ.i, tài xế xe khách Thanh Bằng) cho biết, lúc xảy ra sạt lở, mọi việc diễn ra quá nhanh, cả xe hoàn toàn bất lực.

Chị gái nạ.n nhâ.n vụ sạt lở: 'Em tôi mất tích khi đang giúp dân sơ tán đồ'

10:04:09 30/09/2024
Chị Phạm Thị Hiển (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, Hà Giang) cho biết, em trai chị đã mất tích trong vụ sạt lở khi đang giúp dân sơ tán đồ đạc.

Người Việt tại Anh chia sẻ mất mát với đồng bào chịu thiệt hại do bão số 3

10:01:53 30/09/2024
Các hội đoàn khác cũng nhanh chóng trao tặng số tiề.n quyên góp với mong muốn hỗ trợ kịp thời tới những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bão Yagi.

Hà Nội: Cháy lớn tại nhà xưởng sản xuất trong đêm, xuất hiện nhiều tiếng nổ

08:00:16 30/09/2024
Lực lượng chức năng huyện Hoài Đức (Hà Nội), đang làm rõ nguyên nhân vụ cháy nhà xưởng sản xuất tại xã Di Trạch vào đêm nay.

Những đêm thức trắng sợ vỡ đê của người dân trên cồn giữa sông Mekong

07:52:39 30/09/2024
Hơn 10 ngày kể từ đợt vỡ đê mới nhất, ông Nguyễn Văn Hiếu (57 tuổ.i, ngụ cồn Phú Đa, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, Bến Tre) đã hết bàng hoàng, nhưng vẫn chưa khắc phục xong hậu quả.

6h sáng nay cầu phao Phong Châu bắt đầu hoạt động

07:17:40 30/09/2024
Theo phương án tổ chức giao thông của Sở GTVT tỉnh Phú Thọ, người, xe thô sơ, mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), ô tô con và xe bán tải được phép lưu thông qua cầu phao Phong Châu.

Điều tra trách nhiệm vụ sập sân khấu thi Miss Cosmo 2024

06:50:47 30/09/2024
Ngày 29/9, Công an quận 11 phối hợp với Sở Xây dựng TPHCM điều tra trách nhiệm các đơn vị liên quan vụ sập sân khấu cuộc thi Miss Cosmo 2024.

Người thoát chế.t sạt lở Hà Giang: "Vừa nghe hô hoán, đất đã ào ào đổ xuống"

06:48:03 30/09/2024
Khi đất đá từ trên cao sập xuống sáng 29/9 ở Việt Vinh (Bắc Quang, Hà Giang), nhiều người dân và lái xe thoát chế.t trong tích tắc.

Xuất hiện vết nứt dài trên núi Pù Mèo, khẩn cấp di dời nhiều hộ dân

06:24:30 30/09/2024
Một vết nứt lớn bỗng xuất hiện trên núi ở xã Nậm Giải, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Chính quyền phải di dời các hộ dân trong khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.

Bão Yagi mạnh nhất trong 70 năm qua tàn phá Việt Nam

17:44:30 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) đổ bộ trực tiếp nước ta, gây thiệt hại rất lớn đối với các địa phương ven biển, nhất là Quảng Ninh và Hải Phòng.

Có thể bạn quan tâm

Ăn cá thường xuyên có thể bảo vệ chống lại chứng mất trí nhớ, bệnh Alzheimer

Sức khỏe

12:21:15 30/09/2024
Hơn nữa, việc ăn cá thường xuyên đã được chứng minh là hỗ trợ chức năng não nói chung và có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh.

Những thời điểm Yu-Gi-Oh! phá mọi luật lệ, tìm cách vô lý nhất để "main chính" thắng cuộc

Mọt game

12:01:08 30/09/2024
Yu -Gi-Oh! cho tới nay vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng bất tận cho không ít các phiên bản chuyển thể từ nó như hoạt hình, truyện tranh hay thậm chí cả các trò chơi điện tử.

Bột nếp kết hợp với loại quả quen thuộc này không chỉ giúp dưỡng da trong mùa thu mà còn giúp bổ phổi, thông khí huyết

Ẩm thực

11:53:29 30/09/2024
Hãy cùng khám phá sự kết hợp tuyệt vời này, biến những nguyên liệu tưởng chừng như đơn giản thành bảo bối chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, đồng hành cùng bạn trong suốt mùa thu này.

Cụ ông 96 tuổ.i sống trong viện dưỡng lão: Tự nấu ăn, đặt đồ online

Netizen

11:32:32 30/09/2024
Ở tuổ.i gần 100, cụ Ngà vẫn khỏe mạnh, tự nấu ăn, tự đặt đồ online, tự bắt taxi về thăm nhà và cảm thấy rất thoải mái khi sống ở viện dưỡng lão.

Nhan sắc đời thường của nữ diễn viên 'Đi giữa trời rực rỡ' khiến người xem 'chướng tai gai mắt'

Người đẹp

11:06:40 30/09/2024
Nhân vật Như trong phim Đi giữa trời rực rỡ khiến người xem chướng tai gai mắt và muốn tính sổ . Ngoài đời thực, diễn viên Yên Đan sở hữu nhan sắc xinh đẹp, nữ tính.

Lấy lại sắc vóc nón.g bỏn.g sau khi sinh, 'chị đẹp' Minh Hằng tự tin 'cân' mọi trang phục

Làm đẹp

11:04:05 30/09/2024
Minh Hằng - Chị đẹp đạp gió 2024 đã giảm hơn 10 kg nhờ tập gym, yoga, thoải mái diện nhiều kiểu trang phục sau sinh con trai đầu lòng.

Bà Trương Mỹ Lan dùng 'siêu dự án' khắc phục hậu quả nhưng xin lại 2 túi Hermes

Pháp luật

10:57:28 30/09/2024
Sau hơn một tuần, phiên xử bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm hoàn tất việc xét hỏi các bị cáo ở 3 tội danh là Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản , Rửa tiề.n và Vận chuyển trái phép tiề.n tệ qua biên giới .

Thời trang mặc nhà giúp phái đẹp luôn thoải mái nhưng vẫn thời thượng cuốn hút

Thời trang

10:53:59 30/09/2024
Những thiết kế mặc nhà hiện đại được sáng tạo từ các chất liệu vải đa dạng cùng phom dáng rộng rãi, thoải mái đã thổi một làn gió mới cho tủ đồ mặc nhà của hội chị em tân thời.

Nhân Mã áp lực bủa vây, Kim Ngưu nhận thưởng ngày đầu tuần 30/9

Trắc nghiệm

10:49:54 30/09/2024
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 30/9 dự đoán vận trình sự nghiệp, tài lộc, tình duyên giúp bạn chủ động ứng phó vận xui hay may mắn đến với mình.

Kỳ lạ Ten Hag thích bị chỉ trích

Sao thể thao

10:43:00 30/09/2024
Erik Ten Hag thích bị chỉ trích nhưng HLV trưởng của Manchester United này sẵn sàng đáp trả Alan Shearer và chỉ trích những bình luận điên rồ của Jamie Redknapp.

Mất chưa tới 700 nghìn đồng, cặp vợ chồng này đã tự tay "khoác" lên ban công của mình một diện mạo hoàn toàn mới

Sáng tạo

10:35:41 30/09/2024
Cặp vợ chồng người Thổ Nhĩ Kỳ tên là Erdem và Burcu chính là nhân vật sẽ được giới thiệu trong bài viết hôm nay. Burcu là một blogger có tiếng trên mạng xã hội Instagram, và chồng mình là Erdem