Về thăm vùng biển có gần 200 phụ nữ góa chồng
Trở về mảnh đất có gần 200 người phụ nữ góa chồng mới thấm bao nỗi đau không thể nói bằng lời…
Chúng tôi tìm về Ngư Lộc ( Hậu Lộc- Thanh Hóa) đúng vào mùa biển động dữ dội, những đợt sóng như những con thú dữ lao thẳng về phía trước rồi ập xuống như muốn kéo tất cả về biển.
Những người phụ nữ góa bụa nơi này vẫn ngày ngày mải miết với cuộc sống mưu sinh và đêm đến họ lại gặm nhấm nỗi cô đơn khi vừa phải làm mẹ, vừa phải làm cha của những đứa con đang tuổi ăn học.
Có 180 phụ nữ ở Ngư Lộc đã phải mang trên đầu vành tang trắng của chồng, hậu quả từ những chuyến ra khơi không trở về. Biển đầy ắp cá tôm nhưng biển cũng dữ tợn và tàn nhẫn, bởi vậy số phụ nữ góa chồng cứ tăng theo năm tháng.
Biển đã lấy đi quá nhiều nước mắt và nỗi đau của những người phụ nữ quê biển
Tột cùng nỗi đau ở Ngư Lộc là bà Trần Thị Bảy, người đàn bà cùng lúc gánh nỗi đau mất 2 con trai, một người con rể và một cháu trai. Nỗi đau đớn trong giây phút kinh hoàng ngày ấy giờ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm thức người đàn bà khốn khổ với trái tim nhiều vết cứa này.
Video đang HOT
Nỗi đau quá lớn của gần 20 năm trước dường như đã lấy kiệt đi nước mắt của bà. Bà bắt đầu câu chuyện bằng giọt nước mắt đục ngầu hiếm hoi trong hõm mắt sâu. Ấy là vào một đêm cách đây 17 năm về trước. Một cơn “đại hồng thủy” đã cướp đi 54 sinh mạng chỉ trong một đêm. Kể từ năm 1996 đến nay, có lẽ hàng ngàn người dân Ngư Lộc vẫn chưa thể nguôi ngoai về nỗi đau kinh hoàng ấy. “Hôm đó trời mưa tầm tã, nhấn chìm cả Ngư Lộc trong biển nước, những ngôi nhà rệu rạo như muốn đổ ụp xuống bởi gió bão. Tôi cố gắng băng qua biển nước đi về phía bờ biển Diêm Phổ cùng hai con dâu, và các cháu nhỏ với hy vọng rằng người thân vẫn còn sống. Nhưng những đợt sóng hung dữ, những con thuyền nát, lật tứ tung đã là câu trả lời. Không khí tang thương, đớn đau chưa từng thấy, hàng trăm phụ nữ, trẻ con, người già khóc lóc thảm thiết khi lần lượt hàng chục xác ngư dân được tìm thấy xác đưa lên bờ. Lúc đó chân tôi như níu lại nhưng cố gắng lê từng bước tìm con trong số những ngư dân còn sống sót. Nhưng không, tôi không thể tin vào nổi mắt mình khi phát hiện những đứa con mình nằm ngay dưới mép biển. Số người chết cứ tăng dần từ 10 rồi 20, 30, 40, 50…Tôi như chết đi cả con người” – bà Bảy lén lau nước mắt nhớ lại.
Không dừng lại ở đó, năm 2010, những người con của biển lại một lần nữa nằm lại giữa biển khơi bao la. Chiếc tàu của gia đình ông Đô Chữ ở thôn Chiến Thắng với 9 thuyền viên bị mất tích. Trong đó, gia đình ông Đô có 3 người con trai đều đi trên chuyến tàu định mệnh đó. Năm 2011 chiếc tàu đánh cá của ông Tăng Viết Xô ở thôn Bắc Thọ, xã Ngư Lộc cũng theo sóng biển ra đi với 9 thuyền viên.
Nỗi đau của người mẹ, người vợ biết bao giờ nguôi ngoai?
Nỗi đau từ những chuyến ra khơi mà ngàn đời này, người dân Ngư Lộc có lẽ không bao giờ hết ám ảnh, không bao giờ có thể nguôi ngoai. Có lẽ bởi vậy mà chiều về, niềm vui của những người phụ nữ nơi đây không phải là tôm cá đầy thuyền mà là nhìn thấy gương mặt người thân của mình trở về bình yên.
“Từ khi chồng mất, bên tôi chỉ có 3 đứa con là niềm an ủi , nhiều lúc tôi cứ muốn quên đi tất cả, nhưng nghĩ những đứa con thơ dại, tôi lại an ủi mình tiếp tục sống” – Chị Lê Thị Quyên tâm sự.
Còn chị Hoàng Thị Hoa có chồng mất tích trong tai họa năm 1996. Gần 20 năm qua, người phụ nữ này gồng gánh nuôi 5 đứa con ăn học. Giờ đây 3 con của chị đã học lên Đại học, cao đẳng. Chị bảo đó là niềm hạnh phúc và động lực để chị sống tiếp và cũng bởi vì sống tiếp cả phần đời còn lại của chồng nên phải sống sao cho ý nghĩa.
Vượt qua nỗi đau, những người phụ nữ ấy vẫn kiên cường đứng lên gồng gánh cuộc đời vì con cái
Không chỉ chị Hoa, chị Quyên mà hàng trăm phụ nữ khác, họ vẫn sống kiên cường vượt lên số phận. Vùng biển đã sinh ra những người phụ nữ có một trái tim sắt đá và nghị lực phi thường để chống chọi lại với những sóng gió, mất mát đau đớn có thể đến bất cứ lúc nào…!
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
Một ngư dân bị dây neo quấn cổ chết
Sáng ngày 16/10, ông Nguyễn Văn Ngữ, Chủ tịch UBND xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn lao động thương tâm khiến một người chết.
Sự việc đau lòng trên xảy ra vào khoảng hơn 13 giờ ngày 15/10 tại vùng biển Diêm Phố, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc. Nạn nhân là ông Bùi Bá Châu (SN 1964), thôn Chiến Thắng, xã Ngư Lộc.
Tàu thuyền của ngư dân được neo đậu vào bờ khi có bão về
Vào thời gian trên, do ảnh hưởng của bão số 11 nên các tàu thuyền đánh bắt cá của huyện Hậu Lộc vào bờ neo đậu. Lúc đó, ông Bùi Bá Châu ra biển trông tàu cá cho người em họ đang neo ngoài bờ biển xã Ngư Lộc. Thấy sóng to gió lớn, chiếc chân vịt của tàu bị vướng vào dây neo khiến tàu cá liên tục bị giật vào bờ, ông Châu đã nhảy xuống nước để gỡ. Do bị đoạn dây neo quấn vào cổ, ngư dân này đã chết dưới nước.
Cũng theo ông Ngữ thì sau khi sự việc xảy ra, chính quyền địa phương xã Ngư Lộc đã đến động viên và thăm hỏi gia đình đồng thời làm báo cáo gửi lên UBND huyện Hậu Lộc.
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
Nhiều lao động sống vật vờ tại Angola Theo sự môi giới của Nguyễn Văn Hà (trú tại thôn Thắng Phúc, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa), nhiềugia đình đã nộp cho Hà tổng số tiền 136,5 triệu đồng/trường hợp, để đổi lại việc con họ được đưa sang Angola làm việc trong thời gian 3 năm với mức lương 800USD/tháng. Song sự thật vô cùng phũ phàng, ngay...