Về thăm thị trấn D’ran Lâm Đồng – xứ sở bình yên trên cao nguyên
Không lộng lẫy hương sắc như Đà Lạt hay mộng mơ giống B’Lao, thị trấn D’ran mang vẻ đẹp bình yên và hoang sơ của núi đồi bát ngát với những căn nhà gỗ mộc mạc, những vườn hồng đậm chất thơ và những cơn gió lành lạnh tạo cho lữ khách cảm xúc bình yên đến tận cùng khi dừng chân.
Du lịch Lâm Đồng người ta thường nhớ nhiều về Đà Lạt, miền đất mộng mơ tuyệt đẹp của xứ cao nguyên lộng gió. Thế nhưng, Lâm Đồng không chỉ có Đà Lạt hay Bảo Lộc những nơi đã rất quen thuộc với bước chân lữ khách mà miền đất này còn ẩn giấu những thị trấn nhỏ bình yên và xinh xắn như D’ran nằm ẩn mình bên hồ Đa Nhim với vẻ đẹp quyến rũ, tràn đấy sức sống. Đến với thị trấn D’ran du khách như lạc vào một thế giới diệu kỳ, thị trấn lưng đèo này mang đến nét hoài cổ lãng mạn và cảm giác an yên đến nao lòng.
Dran, thị trấn tuyệt đẹp nằm ẩn mình giữa cao nguyên tuyệt đẹp.
Khám phá thị trấn D’ran bên lưng đèo tuyệt đẹp ở Lâm Đồng
Thị trấn D’ran nằm ở huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 40km, nằm giữa hai con đèo dài là Ngoạn Mục và D’ran nên còn được biết đến với tên gọi là thị trấn bên lưng đèo, thị trấn D’ran cũng chính là một trong những cửa ngõ dẫn lối về xứ mộng mơ Đà Lạt.
Thị trấn cách trung tâm Đà Lạt 40km, thuộc huyện Đơn Dương.
Ngay từ khi “gặp gỡ” lần đầu bạn sẽ bị thị trấn bé nhỏ này làm cho mê mẩn và ngẩn ngơ bởi vẻ đẹp bình yên đến nao lòng và thiên nhiên tràn đầy sức sống với những mảng màu đa sắc, quyến rũ. Chưa cần đặt chân đến D’ran, khung cảnh thị trấn ngắm nhìn từ cung đường đèo cửa ngõ đã là một bức tranh phong thủy hữu tình với một khu trấn nhỏ nằm hiền hòa, im lìm bên hồ Đa Nhim biếc xanh dễ khiến ta cảm thấy yêu mến và say đắm.
Cảnh sắc thị trấn từ trên cao như một bức tranh nhiều màu sắc.
Gọi là thị trấn nhưng D’ran không có dáng vẻ ồn ào, tấp nập đông đúc người và xe, con đường vào thị trấn có đoạn được trải nhựa bằng phẳng nhưng cũng có những đoạn đường mộc mạc uốn lượn quanh co tạo cảm giác rất gần gũi và thân thuộc. Ở thị trấn D’ran Lâm Đồng bạn sẽ được ngắm nhìn những hàng thông xanh rì vươn mình đón nắng, những khu vườn xanh mướt mát mặt, đồi chè ngút ngàn phía xa xa và cả những vườn hồng thơ mộng lúc lỉu trái chín mỗi độ thu về.
Con đường ở thị trấn thưa vắng người qua, không còi xe huyên náo.
Ngôi nhà mang dáng vẻ hoài niệm.
Bầu không khí ở thị trấn D’ran sẽ luôn khiến bạn có cảm giác tươi mới, mát mắt và như được hòa mình vào không gian cổ tích vừa thơ mộng vừa gần gũi. Nếu như du lịch ở D’ran vào đúng ngày mùa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng bức tranh đồng quê tuyệt đẹp với những loại trái cây chín mọng từ hồng, chuối, thơm, quýt đến chanh dây trĩu quả hay những vườn rau xanh mướt trải ngút ngàn.
Video đang HOT
Vườn rau xanh tươi mơn mưởn.
Luống cải vàng rực.
Thị trấn D’ran còn có những ngôi nhà gỗ nhỏ xinh xắn nằm nép mình bên đồi núi hay những tòa biệt thự cổ mang đậm dáng dấp kiến trúc Pháp từ thời xa xưa, những ngôi trường với bức tường đã loang lổ màu thời gian, tất cả những hình ảnh ấy như khiến cho dòng chảy cảm xúc trong ta trở nên nao nao lạ kỳ.
Ngôi nhà gỗ nhỏ nép mình bên đồi.
Mùa hồng chín lúc lỉu trái trĩu cành.
Nếu du lịch vào cuối năm khi mùa hoa dã quỳ nở, thị trấn D’ran sẽ biến thành một xứ sở cổ tích đúng nghĩa với những khóm hoa rung rinh trong tiết trời lành lạnh hay cả con đường ngập tràn sắc vàng rực lấp lánh dưới ánh nắng đẹp đến ngỡ ngàng sẽ khiến bạn càng thêm mê đắm. Bạn cũng sẽ như được trở về với bản ngã để rộng lòng đón nhận những cảm xúc diệu kỳ trong bầu không khí mát mẻ, dịu êm của những ngày mưa hay lang thang trên những con đường nhỏ để tận hưởng những cơn gió mát lạnh hay đón những cơn mưa bất chợt .
Hoa dã quỳ bung tỏa rực rỡ mùa cuối năm ở Dran.
Ở thị trấn D’ran bạn sẽ không có cảm giác mình là một người lữ khách bởi người dân rất thân thiện và nhiệt tình. Bạn sẽ có cảm tưởng như một người con ở xa mới về với những lời thăm hỏi, những câu chuyện ấm áp tình người. Dân số ở thị trấn D’ran rất khiêm tốn và hầu như mọi người đều quen biết nhau. Nếu như có thời gian bạn có thể xin nghỉ lại nhà của người dân để trải nghiệm cuộc sống giản dị, đời thường và tận hưởng nhịp sống chậm rãi, bình yên ở nơi đây.
Cách đến thị trấn D’ran cho người khám phá lần đầu
Ở thị trấn D’ran dịch vụ du lịch không phát triển nhiều như Đà Lạt, mọi thứ ở đây vẫn rất hoang sơ nên rất thích hợp cho những ai đam mê khám phá và muốn ngắm nhìn dáng vẻ bình yên của một thị trấn nhỏ trên cao nguyên. Bạn có thể đến với thị trấn D’ran bằng nhiều cách. Nếu đi từ Đà Lạt bạn có thể đến với Dran theo hướng Trại Mát, đi qua Cầu Đất vượt đèo Dran và đến được thị trấn. Cung đường từ Đà Lạt về thị trấn D’ran được đánh giá là đẹp nhất trong những cung đường ngoại ô của thành phố thông reo.
Bạn có thể đến với Dran bằng nhiều cung đường khác nhau.
Nếu đến D’ran từ TP Hồ Chí Minh bạn đi theo hướng quốc lộ 20, đến ngã ba Finom thì ẽ phải để đến thị trấn. Ngoài ra từ TP Hồ Chí Minh bạn cũng có thể bay đến Liên Khương rồi bắt taxi về D’ran.
Nếu bạn đi từ thành phố Phan Rang thì có thể chạy xe theo hướng đèo Ngoạn Mục một trong 2 con đèo sát với thị trấn D’ran , cung đường này cho phép bạn ngắm nhìn bức tranh thiên nhiên tuyệt sắc với con đường uốn lượn cảnh mộng nên thơ đã từng đi vào thơ ca.
Hãy đến với Dran để tìm cho mình những khoảng không bình yên vô giá.
Về với thị trấn D’ran hẳn trái tim của bạn sẽ rung lên từng nhịp bồi hồi khi được ngắm nhìn những con đường, mái nhà, cánh đồng hay những công trình kiến trúc cổ im lìm, bình yên và đẹp đến mê hồn. D’ran vẫn luôn bình yên dẫu qua hàng trăm năm và giữ trọn được vẻ đẹp diệu kỳ đủ khiến ta say mê và nhớ mãi dấu đã ghé qua bao nhiêu lần đi nữa.
Đến Gia Lai khám phá hồ AYun Hạ - 'nàng thơ' giữa mây trời sông núi cao nguyên
Là hồ nước nhân tạo lớn được hình thành từ năm 1994, AYun Hạ không chỉ là con đập thủy lợi lớn và hồ chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp mà còn trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách bởi cảnh sắc thơ mộng được coi là một trong những hồ trên núi đẹp nhất ở Gia Lai.
Với các tín đồ xê dịch, khi du lịch Gia Lai nếu như nhắc đến những con hồ, đập thơ mộng để check-in hẳn nhiên sẽ nhớ tới Biển Hồ hay đập Tân Sơn. Thế nhưng ít ai biết rằng Gia Lai còn một hồ nước kèm con đập khác cũng đẹp và thơ mộng không kém đó chính là AYun Hạ. Hồ AYun Hạ sở hữu vẻ đẹp thơ mộng và bình yên giữa đôi bờ lộng gió được bao quanh bởi những bóng cây rừng nguyên sinh xanh mướt, đây chính là chốn mơ cho những ai đang trên hành trình rong ruổi khám phá xứ cao nguyên Gia Lai.
Hồ AYun Hạ điểm đến hấp dẫn ở Gia Lai.
Thơ mộng hồ AYun Hạ - điểm đến hấp dẫn trên núi của Gia Lai
Hồ AYun Hạ nằm cách trung tâm của Pleiku 70km về hướng Đông Nam, với đập chính và cửa cấp nước thuộc địa bàn xã Chư A Thai huyện Ayun Pa và vùng ngập chính của hồ thuộc địa bàn của xã H'Bông huyện huyện Chư Sê. Đây là một hồ nước nhân tạo được hình thành khi dòng sông Ayun trước đây bị chặn lại để xây dựng thủy điện Ayun Hạ. Hồ nước này có diện tích lòng hồ đến 37km2 với chiều dài 20km và nơi rộng nhất là 2km, độ sâu lòng hồ đến 20 mét, dung tích là 153 triệu m khối nước.
Đây là hồ nước có diện tích lớn bậc nhất tại Gia Lai.
Ayun Hạ được ví như nàng thơ dịu dàng nằm giữa vòng tay ôm của những dãy núi sừng sững với vẻ đẹp thơ mộng và e ấp. Nước hồ xanh trong thăm thẳm, đôi bờ là những cây rừng nguyên sinh, con đập lớn tạo nên vẻ hùng vỹ, cuốn hút khó rời mắt.
Ở hồ Ayun Hạ có rất nhiều đảo hoang, mỗi đảo lại cách nhau vài cây số hầu hết các hòn đảo này đều không có người sinh sống, chỉ duy nhất có một hòn đảo giữa lòng hồ có 10 cư dân là đàn ông sống và sinh hoạt tại đây, không có bóng dáng của phụ nữ, chính vì vậy người ta đã đặt tên cho hòn đảo này là đảo cô đơn.
Trước đây, nhiều cư dân địa phương cũng như du khách không hề biết đến sự tồn tại của đảo cô đơn, chỉ tới thời gian gần đây người ta mới biết đến sự tồn tại của nó. Để đến đảo cô đơn trên lòng hồ Ayun Hạ bạn cần đi xuồng máy với thời gian di chuyển khoảng 20 phút. Đảo Cô Đơn ở Ayun Hạ không quá thơ mộng nhưng lại mang vẻ man mạc huyền bí rất khác biệt với những thân cây khô hay những túp lều tranh xiêu vẹo.
Hồ kéo dài đến 20km nên có nhiều đảo nhỏ.
Theo người dân địa phương, hồ Ayun Hạ đẹp nhất là vào tháng 11 đến tháng 4 hằng năm, lúc này nước hồ trong xanh nhất và cảnh sắc cũng trở nên vô cùng hữu tình. Để thưởng thức trọn vẹn vẻ đẹp của Ayun Hạ du khách có thể lên những phiến đá lớn quanh hồ, con đập chắn ngang Ayun Hạ hoặc đi xuồng máy dạo quanh giữa lòng hồ. Cảm giác được lênh đênh trên lòng hồ, ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, hít thở không khí trong lành và tận hưởng những cơn gió mát lồng lộng là trải nghiệm tuyệt vời sẽ khiến bạn cảm thấy bình yên và thư thái.
Bờ hồ Ayun Hạ luôn có nhiều cây xanh.
Cây cầu dẫn ra hồ Ayun Hạ được nhiều người ghé thăm.
Khu vực đập thủy điện ở hồ Ayun Hạ.
Đặc biệt, nếu du lịch Ayun Hạ đúng mùa lễ hội, ngoài ngắn cảnh, du khách còn có thể tham gia các hoạt động thú vị mang màu sắc văn hóa địa phương tại đây như câu cá, đua thuyền... Sản vật ở hồ Ayun Hạ cũng rất phong phú với các loại cá chép, cá mè, cá lăng, cá thác lác, là lựa chọn hấp dẫn để du khách dừng chân và thưởng thức.
Sản vật từ lòng hồ rất phong phú.
Hướng dẫn check-in hồ Ayun Hạ Gia Lai
Hồ Ayun Hạ nằm khá xa trung tâm Pleiku nên nếu như mới lần đầu ghé thăm, bạn nên cập nhật kinh nghiệm di chuyển để check-in thuận lợi tránh bị lạc đường . Mặc dù nằm xa trung tâm nhưng cung đường đến Ayun Hạ khá dễ dàng, bạn có thể di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy.
Từ Pleiku bạn có thể dễ dàng đến Ayun Hạ bằng nhiều phương tiện.
Từ trung tâm thành phố Pleiku, muốn đến hồ Ayun Hạ bạn chỉ cần đi theo quốc lộ 14 đến khu vực ngã 3 huyện Chư Sê thì rẽ sang quốc lộ 25. Chỉ với thời gian di chuyển khoảng 1 tiếng bạn sẽ đến được với trung tâm huyện Ayunpa, vùng bình nguyên tuyệt đẹp với cảnh sắc nên thơ hữu tình. Từ trung tâm huyện bạn chỉ cần di chuyển thêm một đoạn là sẽ đến được hồ Ayun Hạ . Khi khám phá Ayun Hạ bạn cũng chớ nên bỏ lỡ các vùng cảnh quan xung quanh với đồng cỏ xanh mướt hay những cánh đồng bao la đẹp tựa tranh vẽ.
Bình nguyên bên hồ AYun Hạ Gia Lai.
Cánh đồng có cảnh sắc tựa trời Âu ở Ayun Hạ.
Hồ Ayun Hạ mang vẻ đẹp mộc mạc, cuốn hút rất riêng của núi rừng Tây Nguyên, nơi đây không có sự nhộn nhịp, hay vẻ thơ mộng đến mỹ miều nhưng vẫn khiến người ta say mê bởi nét dung dị, hào sảng và giản đơn đậm chất cao nguyên ấy.
Đến Lâm Đồng ghé thăm nhà thờ Ka Đơn - linh hồn Churu giữa núi rừng Đơn Dương Nằm ẩn mình giữa rừng thông nhỏ của một thôn dân tộc thuộc huyện miền núi Đơn Dương, nhà thờ Ka Đơn như một ngôi nhà rông dành cho tất cả mọi người với không gian kết nối cùng thiên nhiên không kiến trúc Gothic, không mái vòm hay tháp chuông nhọn cao vút. Đây cũng là nơi lưu giữ những giá trị...