Về thăm quê, người đàn ông bị đàn trâu húc nguy kịch
Về thăm quê, người đàn ông bất ngờ bị con trâu trong đàn trâu đang đuổi nhau húc thẳng vào, ngã đập đầu xuống đường và được đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Bệnh nhân vỡ sọ não, hôn mê sâu sau khi bị trâu tấn công. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình
Ngày 9/12, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận cấp cứu một trường hợp nam bệnh nhân (50 tuổi, ở Hòa Bình) bị chấn thương sọ não, nguy kịch tính mạng do bị trâu húc.
Được biết, trước đó bệnh nhân về thăm quê ở một huyện giáp ranh. Trên đường về, khi còn cách nhà khoảng 20km thì tai nạn ập đến. Trong khi bệnh nhân đang đi xe máy trên đường liên huyện thì bất ngờ một đàn trâu đuổi nhau từ trong rừng cây ùa ra đúng đoạn đường anh đang đi qua.
Một con trâu trong đàn đã húc thẳng vào xe máy làm bệnh nhân mất lái, ngã đập đầu xuống đường. Cú đập mạnh làm người bệnh bất tỉnh tại chỗ.Người đi đường và bà con ở gần đó đã đưa bệnh nhân đến trạm y tế xã cấp cứu, sau đó được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Thời điểm nhập viện, bệnh nhân trong tình trạng rất nguy kịch, hôn mê sâu, Glasgow 5 điểm (người bình thường là 15 điểm). Trên phim chụp cắt lớp vi tính, có hình ảnh vỡ xương sọ, tụ máu nội sọ nhiều gây chèn ép tổ chức não.
Ngay lập tức, bệnh viện đã kích hoạt hệ thống “báo động đỏ” huy động bác sĩ các chuyên khoa (Cấp cứu, Chẩn đoán hình ảnh, Ngoại thần kinh-Ung bướu, Gây mê hồi sức, Hồi sức tích cực-Chống độc…) để cứu người bệnh.
Video đang HOT
Hiện tại bệnh nhân đã tỉnh táo, nói chuyện được. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình
Bệnh nhân đã được phẫu thuật lấy khối máu tụ nội sọ để giải phóng chèn ép não. Sau phẫu thuật, bệnh nhân hồi sức tốt. Những ngày tiếp theo là thời gian cân não đối với các thầy thuốc khi dõi theo sự hồi phục của bệnh nhân. Các chuyên khoa tiếp tục hội chẩn từng ngày để đưa ra phương án điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, trong 1 tuần đầu, bệnh nhân vẫn hôn mê sâu, thở hoàn toàn theo máy, tứ chi vẫn bất động…Đến tuần thứ 2, bệnh nhân đã có cử động chân tay, có nhịp tự thở, bỏ được máy thở. Sau đó bệnh nhân tỉnh dần, nhận biết được người thân và bắt đầu nói được.
Hiện tại, sau 20 ngày điều trị, bệnh nhân đã tỉnh táo, nói chuyện được. Thời gian tới, các bác sĩ sẽ cố gắng điều trị, phục hồi chức năng để hạn chế tới mức thấp nhất di chứng của bệnh nhân.
Trước đó, Bệnh viện Nhi, tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết đơn vị vừa mổ cấp cứu thành công cho một bé trai 4 tuổi bị trâu húc rách ngực, thủng màng phổi. Bệnh nhi nói trên là cháu B.H.L (SN 2016; ngụ xã Điền Thượng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa).
Theo thông tin ban đầu, do người nhà bất cẩn trong việc trông coi, cháu L. đã đến trêu chọc, sờ đầu nghé con mới đẻ và bị trâu mẹ húc văng lên trời dẫn tới bị thương. Ngay sau đó, vào khoảng 22 giờ cùng ngày, gia đình tá hỏa đưa cháu L nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Bác sĩ ngay khi tiếp nhận ca này đã nhận định vết thương thấu ngực trái khoảng 5 cm, thủng xuyên màng phổi trái gây tràn khí màng phổi, tổn thương xương sườn, cần phẫu thuật gấp và mổ cấp cứu. Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đã tiến hành phẫu thuật khâu vết thương, dẫn lưu màng phổi cho cháu. Sau nhiều giờ, ca phẫu thuật đã thành công, bé trai hiện tạm thời qua cơn nguy kịch, không suy hô hấp.
Điều trị dọa sảy thai, sản phụ sốc phản vệ, ngừng tim, hôn mê sâu
Sản phụ dọa sẩy thai, được chỉ định dùng thuốc điều trị phổ biến trong bệnh này nhưng đã xuất hiện các triệu chứng phản vệ nặng và nguy kịch.
Kíp bác sĩ BV Bạch Mai hỗ trợ đặt ECMO cho BN tại BVĐK tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
TS.BS. Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Hoà Bình nhớ lại: Ngày 03/9/2020, là một ngày làm việc vô cùng căng thẳng đặc biệt là đối với BVĐK tỉnh Hòa Bình.
Hai bệnh nhân dọa sẩy thai, được chỉ định dùng thuốc điều trị phổ biến trong bệnh này nhưng đã xuất hiện các triệu chứng phản vệ nặng và nguy kịch.
Cả hai đều được phát hiện và cấp cứu kịp thời theo Phản vệ theo đúng phác đồ của BYT. Một bệnh nhân cải thiện tốt, hết triệu chứng trong vòng 2h. Còn trường hợp của chị X, không đáp ứng với các biện pháp điều trị, có các rối loạn nhịp tim phức tạp và tim ngừng đập.
Tại Khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân được ép tim liên tục trong 30 phút, sốc điện nhiều lần và các biện pháp cấp cứu tích cực khác tim mới đập trở lại. Tuy nhiên, lúc này bệnh nhân rơi vào tình trạng suy đa tạng, huyết áp rất thấp và phải phụ thuộc vào thuốc trợ tim liều cao và tiên lượng tử vong rất cao.
Trong tình huống của chị X, nếu không có biện pháp hỗ trợ tim phổi nhân tạo (ECMO) thì khả năng sống được là vô cùng mong manh.
Các BS bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình thực hiện cấp cứu cho sản phụ X. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
TS. Hoàng Công Tình đã xin ý kiến lãnh đạo BVĐK tỉnh Hòa Bình để thực hiện khám bệnh và hội chẩn từ xa (Telehealh) với lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai, và Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bạch Mai. Ngay lập tức, PGS Đào Xuân Cơ, phó giám đốc phụ trách chuyên môn của Bệnh viện Bạch Mai đã quyết định cử một kíp cấp cứu gồm 5 người (3 bác sĩ Hồi sức cấp cứu 1 bác sĩ phẫu thuật lồng ngực và 1 điều dưỡng Hồi sức cấp cứu) lên đường cùng với hệ thống thiết bị ECMO hiện đại. Kíp cấp cứu này là một bộ phận quan trọng của các đội phản ứng nhanh đã được bệnh viện thành lập để đáp ứng trong tất cả các trường hợp cấp cứu nặng như dịch bạch hầu ở Tây Nguyên, COVID -19 ở Đà Nẵng.
Sau hơn 1h, đoàn chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai đã có mặt tại BVĐK Hòa Bình. Sau khi thăm khám thấy tình trạng bệnh nhân rất nguy kịch: hôn mê sâu, đồng tử giãn to, oxy máu thấp, rối loạn chuyện hóa nặng,tuy nhiên, do tin tưởng vào kỹ năng cấp cứu ban đầu của bệnh viện Hòa Bình và ECMO cũng là cơ hội cuối cùng trong trường hợp này nên các các chuyên gia của BV Bạch Mai đã quyết tâm thực hiện kỹ thuật ECMO cho chị X. Sau khi ECMO, chị X được tiếp tục hồi sức tích cực, theo dõi tại BVĐK tỉnh Hòa Bình. Sau hơn 4 giờ tại đây, các dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đáp ứng điều trị và đủ điều kiện an toàn để vận chuyển về Bệnh viện Bạch Mai.
Hồi sức những bệnh nhân nặng này tại các khoa Hồi sức tích cực đã khó, và sẽ khó hơn rất nhiều khi phải vừa hồi sức vừa vận chuyển trên xe cứu thương trong gần 2h vận chuyển. Đây là khoảng thời gian đầy căng thẳng và thử thách với kíp chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai.
Sản phụ X khi đang điều trị tại BV Bạch Mai, Hà Nội. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Sau 3 ngày chăm sóc, theo dõi, điều trị tích cực, ngày 6/9, tình trạng bệnh nhân X cải thiện dần, bệnh nhân X được tiến hành cai ECMO, rút ống nội khí quản và tập đi lại dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc.
Ngày 11/9, chị X được gia đình và các bác sĩ của BVĐK Hòa Bình đón về tiếp tục điều trị tại tuyến dưới trong niềm vui mừng của gia đình và các thầy thuốc. Phát biểu cảm xúc, bệnh nhân X xúc động nói lời cảm ơn đến tập thể các bác sĩ và nhân viên y tế đã đưa chị lại cuộc sống hiện tại. Chị X không nghĩ mình có thể trở lại cuộc sống của nhân gian này để
Tưởng bé gái bị xâm hại vì tử cung mưng mủ, phẫu thuật BS mới biết nguyên nhân đáng sợ Một bé gái 7 tuổi được đưa đi cấp cứu vì đau vùng bụng dưới, bác sĩ chụp cắt lớp vi tính thì phát hiện có mụn mủ nổi lên từ một bên tử cung do nhiễm trùng không rõ nguyên nhân, và cho rằng cô bé bị bạo hành gia đình hoặc bị xâm hại tình dục, nhưng sự thật hóa ra...