Về thăm nhà đột ngột, nhìn mâm cơm của bố mẹ mà tôi nghẹn ngào
Tôi chạy ra sau nhà, lau đi giọt nước mắt nóng hổi đang lăn trên má. Gần hết đời người rồi, sao bố mẹ tôi vẫn chỉ sống vì con cái mà không một lần sống cho bản thân mình.
Lấy chồng cách nhà hơn 200km nên tôi ít khi về thăm nhà được. Chỉ những dịp giỗ, Tết, tôi mới về chơi được một vài ngày rồi lại tất tả về lại nhà chồng. Bố mẹ tôi sống cô đơn vì ông bà chỉ có mỗi mình tôi là con độc nhất. Nhiều đêm, nằm nhớ bố mẹ, thương cảnh ông bà lủi thủi một mình mà nước mắt tôi chảy ướt đẫm gối.
Đêm nào, trước khi đi ngủ tôi cũng mở tấm ảnh gia đình trong điện thoại ra xem. Trong ảnh, bố mẹ tôi đang bế cháu trai 5 tháng tuổi vào dịp Tết năm nay. Ông bà cười thật tươi trong ảnh. Nhưng sau đó, mẹ con tôi lên xe, tôi thấy bố mẹ mình khóc. Ông khóc nghẹn ngào, tay lau nước mắt. Mẹ khóc to, một tay vẫn vẫy vẫy theo xe. Ngồi bế con trên xe, tôi cũng khóc nức nở. Cảnh lấy chồng xa, khổ đau, tủi thân, nhớ cha mẹ, mấy ai hiểu được.
Hôm qua, tôi nhớ bố mẹ quá, lại nghe phong thanh chuyện mẹ bị bệnh nên gửi con cho bố mẹ chồng để về quê thăm ông bà. Ngồi xe 4 tiếng đồng hồ, tôi về đến nhà là hơn 12 giờ trưa rồi. Thấy tôi về, bố mẹ giật mình, ngơ ngác vì không tin nổi. Tôi ôm chầm lấy ông bà trong nghẹn ngào và nỗi nhớ.
Sau giây phút xúc động, nhìn lại mâm cơm bố mẹ đang ăn dở dang mà nước mắt tôi trào ra. Mâm cơm chỉ có bát rau luộc và bát nước mắm chấm, cùng 2 quả trứng luộc. Vậy mà bố mẹ cứ gửi thịt gà, cá đến cho vợ chồng tôi suốt. Biết tin cháu trai bệnh, ông bà còn nhờ người chuyển tiền cho tôi vì sợ tôi không có tiền đưa cháu đi bệnh viện. Tôi chạy ra sau nhà, lau nước mắt vì quá xót xa cho bố mẹ mình. Ông bà sống gần hết đời người rồi, tại sao vẫn chỉ sống vì con cái mà chưa một lần sống cho bản thân mình.
Tôi dúi vào tay mẹ 5 triệu, bảo bà mua thịt cá về ăn. Ông bà ăn uống khổ sở như vậy, tôi không yên tâm được. Nhưng bố mẹ nói ông bà ăn uống kham khổ đã quen rồi, nuôi con cá con gà cũng chỉ vì muốn gửi cho con cho cháu thôi. Hơn nữa, ông bà còn khỏe nên cũng không muốn làm phiền đến các con, càng không muốn nhận tiền bạc của con. “Cho con còn sợ không đủ thì nhận tiền của con làm gì?”, mẹ tôi nói thế.
Video đang HOT
Tôi chạnh lòng khi thấy bố mẹ sống quá khổ sở mà không biết phải làm sao. Tôi muốn về sống với bố mẹ quá mà không buông bỏ được công việc.
Giọt nước mắt ở khu nghỉ dưỡng 5 sao của người vợ có chồng chỉ như cây ATM
Luân để lại 22 triệu trên bàn để tiền cho vợ con đi chơi 3 ngày lễ, còn anh thì tham gia một cuộc vui khác.
Hôm đó Mai chuẩn bị cho một kỳ nghỉ 5 sao, đặt phòng VIP cho 2 mẹ con, nhưng cô đã phải lén lau nước mắt khi nhìn thấy cảnh một gia đình mặc quần áo xềnh xoàng, người bố kiệu con mình trên vai và cười nói vui vẻ với vợ mình.
01
Chồng Mai không có điểm cộng nào ngoài việc chịu chi tiền. Mai muốn mua xe hơi, Luân sẽ mua cho cô. Những khoản chi lớn Luân sẽ cho rằng đó là trách nhiệm của mình. Không phải Luân quá nhiều tiền, nhưng trách nhiệm với gia đình anh thể hiện bằng việc chi tiền. Ngoài ra, không còn bất cứ thứ gì khác.
Mai đã quá quen với việc không có chồng ở nhà và can dự tới mọi hoạt động từ ăn, ngủ, học hành, đi chơi, chăm sóc con ốm. "Chồng em gì cũng thiếu, chỉ được mỗi cái chịu đưa tiền", khi Mai than thế, chị đồng nghiệp đã bảo: "Chị thì muốn chồng chị đưa nhiều tiền, còn đi đâu cũng được".
Ừ thì tiền vô cùng quan trọng. Nhưng quan hệ vợ chồng cô đang như những phiên giao dịch ATM đúng nghĩa. Một ngày cố định trong tháng chồng Mai sẽ đưa cho sinh hoạt phí, những lúc mẹ con muốn đi chơi thì chồng cô sẽ "bù đắp" bằng việc chi tiền cho đi chơi. Mai muốn mua gì thì "đặt lệnh" và chồng cô sẽ đáp ứng nếu không quá đáng.
Mai không biết nên buồn hay vui?
02
Đàn ông đưa tiền là thể hiện trách nhiệm, đó là nhận định của chị hàng xóm. Bởi thứ chị thiếu đó chính là tiền. Gia đình chị tiền ai người nấy tiêu, chị không bao giờ biết chồng có bao nhiêu tiền. Vì vậy, chị nói cuộc sống của Mai là lý tưởng. Có sự tự do vì chồng không quản lý, hoặc nói cách khác thẳng thắn hơn là không quan tâm. Có tiền vì chồng Mai "bù đắp" cho tất cả mọi hoạt động vắng mặt bằng tiền. Dù nó không hẳn là xông xênh để cô mua giày hiệu, túi hiệu, nước hoa xịn vì Mai vốn biết điều, nhưng những thứ cơ bản trong tầm tay Luân sẵn sàng.
Mối quan hệ giao dịch ATM khiến Mai thấy thiếu. Mai lúc nào cũng sấp ngửa vì con muốn đi chơi vào ngày lễ, nếu không phải là cô thì không thể có ai khác. Vào ngày con tham dự một cuộc thi piano, nếu cô không thể tới thì chồng cô cũng không bao giờ có mặt. Con ốm cần đi khám bệnh, chồng cô cũng đang bận.
Vậy Luân đi đâu? Luân nói đó là những mối quan hệ đối tác, là đi quan hệ, là ngoại giao... nhưng cơ bản đó là những tiệc nhậu. Người đàn ông chỉ cần nghe tiếng huýt sáo ở đâu sẽ có mặt, trừ gia đình mình. Luân đã quen với việc giải quyết mâu thuẫn, khúc mắc hoặc hòa giải gia đình bằng tiền. Một chiếc máy ATM đúng nghĩa, nhưng... chiếc máy ATM luôn khô khan và lạnh lùng. Nó không mang lại cho cô niềm vui, sự an ủi hay bất kỳ một sự trợ giúp nào, chứ chưa nói đến độ thân mật.
Sống cùng một chiếc máy ATM có thuận lợi là sự đáp ứng vật chất được thỏa mãn, điều đó khá quan trọng. Nhưng đủ không, hạnh phúc không, ấm áp không thì: không. Có tủi thân không, bẽ bàng không, vô cảm không, bực bội không thì: có.
03
Một người đàn ông không chịu chi tiền thì không phải là yêu. Nhưng người đàn ông chỉ duy nhất chịu "nhả tiền" như chiếc máy ATM thì cũng không phải là yêu. Thời gian và tâm trí của anh ta không thực sự dành cho bạn. Anh ta có thể dùng tiền để đổi lại sự tự do cho anh ấy. Rằng tôi đi làm vì lo cho cái nhà này. Và rồi anh ta hồn nhiên, coi thế là đủ.
Tiền là bạc, tiền đáng giá, nhưng tiền lạnh lẽo gia đình không thể là mối quan hệ của chuỗi giao dịch ATM khô cứng và lạnh lẽo.
Dù người ta có nói rằng mọi mâu thuẫn dù gọi tên khác nhau nhưng bản chất của nó chính là tiền, ý rằng là thiếu tiền. Nhưng cũng có thứ giết chết một gia đình chính là tiền, đó không phải là thiếu tiền mà coi rằng tiền là đủ.
Như bất kỳ người phụ nữ nào Mai mong muốn ở 1 cuộc sống gia đình là một người chồng biết quan tâm, một người cha có ảnh hưởng và tâm lý với con cái, một người đàn ông biết mang về tiếng cười và hơi ấm cho gia đình.
Khi Mai đặt tờ đơn ly hôn trước mặt. Luân vẫn đọc lại điệp khúc: "Cô còn muốn cái gì nữa? Tôi làm như vậy cũng vì lo cho cái gia đình này". Mai cũng lạnh như băng tảng: "Đúng vậy, sau ly hôn tiền anh vẫn cần đóng góp để nuôi con, chỉ là gia đình này không cần anh nữa".
Đàn ông mong sự tự do và vui chơi bên ngoài thỏa thích, tức là anh ta cũng tự tước bỏ giá trị của mình trong gia đình. Lâu dần, con anh đã quen với việc không có bố. Vợ anh đã quen với việc không có đàn ông trong gia đình. Tự gồng gánh mãi rồi họ thấy buông xuống có khi nhẹ hơn. Mà nhẹ hơn thật, vẫn tay mình làm, nhưng không còn trông đợi, không còn kỳ vọng, không còn thất vọng. Không phải lén lau nước mắt lúc nhìn hạnh phúc giản dị của gia đình người ta. Không còn cảm thấy hơi lạnh từ một chiếc máy ATM chỉ biết nhả tiền.
Biết mẹ mang thai, con trai lớn nói một câu khiến tôi nghẹn ngào Tôi kể chuyện mình đã có thai cho cả nhà nghe. Cậu con trai 18 tuổi đang ăn cơm thì dừng đũa, nói một câu khiến tôi nghẹn ngào. Lấy chồng 2 năm, tôi sinh được cậu con trai đầu. Nhưng thằng bé ốm yếu, còi cọc, thường xuyên đau bệnh. Vì chăm sóc con, chúng tôi quyết định kế hoạch hóa 5...