Về thăm ngôi làng 500 tuổi ở Hà Nội
Bên cạnh những ngôi làng cổ lưu giữ những nét đặc trưng của nền văn hóa lúa nước ở đồng bằng Bắc bộ
Còn tồn tại ở Hà Nội như Đường Lâm (Sơn Tây), Cự Đà ( Thanh Oai), cách trung tâm Hà Nội không xa, còn có một ngôi làng với tuổi đời hàng trăm năm mà chỉ nghe cái tên cũng tưởng tượng được những nét xưa cũ của nó – làng Cựu .
Cũng bởi sự pha trộn của kiến trúc mà những ngôi nhà ở đây cứ nửa ta nửa tây, nửa cao cấp nửa bình dân, nửa hào hoa phố thị nửa lại quê mùa… Những cánh cổng nhà xưa cũ đều không quá cao, cũng không quá thấp. Hoa văn, họa tiết trên đó cũng không thiên về kiến trúc phương Tây mà cũng không hẳn là của người Việt. Đó là sự pha trộn hài hòa giữa kiến trúc Gô-tích Pháp và Việt cổ.Làng Cựu thuộc xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội từ lâu nổi tiếng với những ngôi biệt thự pha trộn giữa kiến trúc Việt cổ và kiến trúc Pháp. Đây là một làng nghề may được hình thành từ thời pháp thuộc, với tay nghề khéo léo của những người thợ “đệ nhất Hà thành”. Người dân làng Cựu trở nên giàu có, từ đó mà xây nên những biệt thự nguy nga, đẹp nhất vùng nông thôn đồng bằng Bắc bộ thời bấy giờ.
Cổng làng Cựu xây kiểu tam quan nhà chùa, vừa là cổng, lại vừa là chiếc cầu bắc qua con kênh dẫn nước. Cổng làng Cựu cổ mà không hẳn cổ, hiện đại mà không hẳn hiện đại.
Nhà ông Xã Vinh, một trong những biệt thự cầu kỳ nhất với lối ngõ thênh thang, trước đây lát đá tảng xanh. Hai tòa nhà ở hai bên nối với nhau bằng cầu bê tông uốn lượn.
Video đang HOT
Bên trong nhà có các cây cột gỗ, chân đá.
Cột kèo được làm theo kiến trúc Việt cổ, có chạm khắc hoa văn cầu kỳ.
Dọc các ngõ xóm, đâu đâu cũng thấy những ngôi nhà có kiến trúc pha trộn giữa phương Tây và phương Đông.
Đi từ đầu đến cuối làng Cựu cổ, mỗi con ngõ nhỏ sâu hun hút là mỗi bí mật của kiến trúc, của giá trị văn hóa vẫn còn được lưu giữ qua thời gian.
Giữa làng còn có một cái giếng cổ, trước đây là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho cả làng. Sau lá cây rụng xuống nhiều, lại không được vệ sinh thường xuyên nên nguồn nước từ giếng đã không còn được sự dụng.
Mạnh Tiến
Theo laodongthudo.vn
Cánh đồng mùa gặt
Tạm rời xa đô thị náo nhiệt, có dịp được thư thả phóng xe ra vùng ngoại thành, đắm mình vào khung cảnh đồng quê rộn ràng mùa gặt, mới cảm nhận hết cuộc sống yên ả, thân thương mà bấy lâu ta gần như bẵng quên.
Thủ đô Hà Nội sau 65 năm giải phóng đổi thay diệu kỳ. Từ một thành phố nghèo nàn, giờ Hà Nội khang trang, sầm uất, hiện đại chẳng thua kém những đô thị khác trong khu vực.
Hàng loạt khu nhà cao tầng mọc lên san sát; cửa hàng, trung tâm thương mại nhộn nhịp khắp nơi. Hà Nội sôi động, song vẫn giữ được nét riêng quyến rũ mà ít đô thị nào có được, ấy là vùng ngoại thành bao quanh rộng mở yên bình sắc xanh, cùng thảm lúa vàng tươi thi vị.
Diện tích đất trồng lúa của các huyện đã giảm nhiều so với chục năm về trước. Người nông dân biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn với phương thức canh tác hiện đại.
Cây lúa giờ đây không còn là cây trồng chủ lực ở vùng quê, bởi nhiều thửa ruộng chuyển sang trang trại chăn nuôi hoặc trồng hoa, rau màu, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao hơn hẳn. Không ít hộ dân tại các huyện Quốc Oai, Hoài Đức, Mê Linh, Sóc Sơn... canh tác cây ăn quả, hoa, cây cảnh cho thu nhập khá. Một số diện tích đất ruộng trũng của huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên được phép chuyển đổi thành ao, hồ nuôi tôm, cá, ba ba, gia cầm...
Tuy nhiên, giống các địa phương khác ở đồng bằng châu thổ sông Hồng, nông dân nhiều vùng ngoại thành Hà Nội chưa nỡ rời bỏ cây lúa truyền thống của cha ông suốt bao đời nay. Lúa mặn mòi gắn bó với người dân cần cù, chịu khó "một nắng, hai sương". Ở không ít làng quê, phần lớn thanh niên trai tráng vào nội thành làm việc, còn lại các bà, các cô ngày ngày miệt mài cấy hái chăm sóc lúa. Người trồng lúa tốn nhiều công sức, trừ chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuê mướn thợ cấy, cày, gặt, lời lãi chẳng được là bao.
Song, bản tính lo xa, nhiều gia đình vẫn muốn có hạt thóc trong nhà, lại yên tâm hơn về hạt gạo do mình làm ra. Một vài vùng chuyên canh tại các huyện Gia Lâm, Chương Mỹ, Thanh Oai, người dân được hướng dẫn trồng giống lúa chất lượng cao, giá đầu ra ổn định cho nên họ càng yên tâm sản xuất. Trên thị trường có đủ loại gạo đưa về từ các vùng miền, rồi gạo nhập khẩu từ nước bạn, thế nhưng, hạt gạo vùng ngoại thành Hà Nội vẫn chất chứa hương vị đặc trưng, được người tiêu dùng ưa thích.
Thời bao cấp thiếu thốn, không khó bắt gặp dòng người xếp hàng dài chờ đong gạo, mà hạt gạo ngày ấy lấy đâu tươi rói, thơm thảo như bây giờ. Ai may mắn sống ở nông thôn, nhà có vài sào ruộng cấy, cặm cụi gieo trồng, nôn nóng chờ mùa gặt, nhưng cũng thấp thỏm lo dông bão dập vùi gãy đổ.
Không ít năm, khi lúa chín thì bất ngờ mưa lụt trắng đồng, người nông dân phải bơi thuyền ngụp lặn vớt lúa ngoi ngập nước. Bây giờ, phần lớn họ cấy giống ngắn ngày, ít sợ mất mùa, lúa tốt bời bời, hạt nào hạt ấy vàng ươm óng ả, căng tròn. Công đoạn gặt đập đã bớt vất vả nhờ có máy gặt, máy tuốt lúa trên từng thửa ruộng. Mùa gặt ở ngoại thành vì thế không còn nhọc nhằn như xưa.
Chiều nhạt nắng, thảnh thơi dạo bước trên cánh đồng lộng gió, ưỡn lồng ngực hít thở bầu không khí trong lành, say sưa ngắm nhìn từng thảm lúa chín vàng, trĩu nặng trải dài tít tắp, càng thấy thêm yêu khung cảnh làng quê thanh bình.
HẢI ANH
Theo nhandan.com.vn
Chiêm ngưỡng vương cung thánh đường đẹp không kém trời Tây ở Việt Nam Là 1 trong 4 nhà thờ tại Việt Nam được phong tước hiệu vương cung thánh đường, nhà thờ Sở Kiện (Hà Nam) không chỉ là trung tâm Công giáo của người dân trong vùng mà còn là điểm đến hấp dẫn du khách bởi lối kiến trúc độc đáo, cổ kính. Thánh đường Sở Kiện (hay còn gọi là Nhà thờ Kẻ...