Về thăm làng du lịch Bar Gốc
Từ năm 2019 đến nay, UBND huyện Sa Thầy phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai Đề án “Làng truyền thống của các DTTS trên địa bàn tỉnh”, trong đó chọn làng Bar Gốc, xã Sa Sơn làm thí điểm.
Chúng tôi đến thăm làng Bar Gốc khi ráng chiều bắt đầu ngả sang màu vàng sẫm. Đây là ngôi làng của người dân tộc Gia Rai (nhánh Aráp) nằm dưới chân núi Chư Nang Brai của Vườn Quốc gia Chư Mom Ray với tiềm năng về đa dạng sinh học, nhiều thác nước, hang động, đỉnh núi, khu bãi thú, đồng cỏ và những khu rừng hoang sơ đẹp như những bức tranh thủy mặc. Đặc biệt, địa hình của làng bằng phẳng, đường giao thông thuận lợi, người dân có ý thức trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Tâm sự với chúng tôi, ông A Đih (80 tuổi, làng Bar Gốc) kể: Từ ngàn xưa, người Gia Rai đã sinh sống quanh các dãy núi này rồi. Nhưng một hôm, trời mây vần vũ, dân làng kéo nhau đi tìm nơi có hang đá, cây cối cổ thụ để tránh bão tố cuồng phong. Khi đi đến chỗ ở bây giờ, người dân gặp rất nhiều gốc cây cổ thụ thân to mấy người ôm không xuể, xung quanh có nhiều thân cây leo rậm rạp, nên dân làng vào các gốc cây đó trú mưa. Sau cơn mưa, dân làng thấy nơi đây khá bằng phẳng, cây cối tốt tươi, nên thống nhất dừng chân để lập làng. Với ngôn ngữ của người Gia Rai, Bar có nghĩa là sợi dây, Gốc có nghĩa là gốc cây rừng, nên Bar Gốc là sợi dây cuốn quanh gốc cây rừng để con người có thể vào đó trú ngụ. Và từ đó, người dân đặt tên cho làng là Bar Gốc.
Bà Y Vỹ dệt vải cốt để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Gia Rai. Ảnh: TVP
Trầm ngâm với quá khứ và lắng nghe tiếng ngàn xưa vọng lại, ông A Đih kể tiếp: Ngày xưa, người dân trong làng sống du cư từ núi này qua núi khác trong vùng rừng núi Chư Mom Ray. Cuộc sống nay đây mai đó chủ yếu dựa vào săn bắn, hái lượm, nên đời sống của bà con phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên hoang dã. Nhiều năm mất mùa, mưa bão lớn, người dân đói khát triền miên, ốm đau không có thuốc men chữa trị, nên sức khỏe người dân rất yếu. Phải đến năm 1996, thực hiện chủ trương định canh, định cư của Đảng và Nhà nước, làng được dời về cách làng cũ khoảng 1,5 km, địa thế bằng phẳng hơn, gần đường cái, gần các làng khác và gần khu sản xuất hơn.
Bà Y Vỹ gần 50 tuổi kể cho chúng tôi nghe về sự tích tên làng Bar Gốc của mình với một tấm lòng ngưỡng mộ. Khi xưa, làng có rất nhiều cây cổ thụ, xung quanh có dây leo chằng chịt tỏa bóng râm mát cho dân làng mỗi khi trưa hè nóng nực, hay những đêm trăng trai gái ngồi bên nhau tán chuyện tình yêu đôi lứa. Bà cũng tự hào là người đến nay đã giữ được nhiều hoa văn họa tiết đặc sắc của dân tộc Gia Rai khi dệt các tấm thổ cẩm mà nhiều chị em phụ nữ lớn tuổi trong làng đến giờ không còn nhớ nữa. Bà dệt không phải để bán, mà cốt để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Gia Rai, nên bà không tính toán thiệt hơn. Hiện nay, trong làng chỉ còn một vài cô gái trẻ thích dệt vải thổ cẩm thôi, vì thế, bà luôn động viên các cháu gái tranh thủ thời gian học hành để tập dệt vải, sau này truyền nghề dệt cho dân làng.
Bar Gốc sẽ không còn nghèo đói
Ông A Bứi – Bí thư Chi bộ thôn Bar Gốc, công chức Tư pháp xã Sa Sơn cho biết: Đã nhiều năm nay, người dân trong làng đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các cây con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, nên đời sống đã được nâng lên. Đến nay, toàn thôn đã có gần 200ha các loại cây trồng nông, lâm nghiệp, tăng 26 ha so với cùng kỳ năm trước; có 10 hộ nhận quản lý bảo vệ 257,6 ha rừng và 45 hộ nhận quản lý bảo vệ 840ha trong vùng lõi Vườn Quốc gia Chư Mom Ray. Ngoài ra, toàn thôn có 1.167 con gia súc, gia cầm, tăng 67 con so với cùng kỳ năm trước. Toàn thôn còn 13 hộ nghèo, chiếm 11,63 % dân số trong thôn.
Dân làng Bar Gốc múa xoang mừng ngày hội của làng. Ảnh: T.V.P
Video đang HOT
“Làng Bar Gốc hiện có 182 hộ, với 670 nhân khẩu, gần 95% là đồng bào dân tộc Gia Rai vẫn còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống tốt đẹp, khá toàn diện các loại hình văn hóa về kiến trúc nhà sàn, nhà rông; bến nước vẫn còn sử dụng; khu nhà mồ gồm các tượng nhà mồ, đặc trưng trong nghi lễ Pơ Thi (bỏ mả) của người dân tộc Gia Rai; đội cồng chiêng và xoang, đàn hát dân ca… Ngoài ra, một số lễ hội và ngành nghề truyền thống vẫn còn lưu giữ, như: lễ mừng nhà rông mới, các nghi lễ theo vòng đời cây lúa rẫy, lễ tạ ơn Yang (pơ jrao), lễ Pơ Thi… ; các ngành nghề thủ công, gồm: đan lát, dệt thổ cẩm, chế tác nhạc cụ truyền thống như đàn t’rưng, k’ní, đinh pâng…” – ông A Bứi giải thích.
Ông Vũ Đình Dũng – Chủ tịch UBND xã Sa Sơn cho biết thêm: Trong quá trình xây dựng đề án, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa được chính quyền xã đặt lên hàng đầu; trong đó bao gồm không gian văn hóa, không gian sản xuất, không gian xã hội, không gian tâm linh. Đồng thời, phải gắn liền với phát triển kinh tế sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, phát triển dịch vụ và du lịch, chú trọng các yếu tố về dân sinh, xây dựng nông thôn mới, xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư; gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh… Với định hướng như vậy, trong tương lai không xa, Bar Gốc sẽ sớm không còn hộ nghèo.
Bar Gốc – Tiềm năng du lịch
Về cơ bản, làng Bar Gốc vẫn lưu giữ được nhiều nhà ở xây dựng kiểu truyền thống. Hiện nay, dân làng đã bảo tồn được 1 nhà rông và 8 ngôi nhà sàn theo kiểu truyền thống, trong đó trọng tâm nhất là 4 ngôi nhà còn giữ được các nét văn hóa kiến trúc độc đáo của người Gia Rai. Bên cạnh đó, làng sẽ khuyến khích các hộ gia đình bảo tồn, duy trì, không đập phá, xây mới; có chính sách hỗ trợ tu sửa, thay mới một số hạng mục đã xuống cấp nhằm giúp người dân duy trì ngôi nhà truyền thống của mình tại thôn làng. Đồng thời, tu sửa bến nước tại làng, đảm bảo yếu tố truyền thống và đảm bảo vệ sinh nước sạch cho người dân. Bảo tồn cảnh quan xung quanh làng, trồng cây xanh, các loại hoa ven các tuyến đường nội thôn; cải tạo cầu treo, có phương án cụ thể để điều hòa mực nước tại con suối Ya Thôn Răng ở cuối làng; tích cực tham gia các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng…
Dân làng Bar Gốc dựng cây nêu tổ chức hội làng. Ảnh: T.V.P
“Làng Bar Gốc sẽ duy trì, củng cố các nghi lễ như: Lễ trưởng thành, lễ hỏi, lễ cưới, lễ kết nghĩa, lễ bỏ mả, lễ cúng làng, lễ cúng bến nước, lễ mừng nhà rông mới, lễ xuống giống, lễ cúng trổ bông…; nghiên cứu các phong tục, tập quán, tri thức ứng xử của người Gia Rai của làng. Đồng thời, làng còn lưu giữ nhiều loại nhạc cụ khác nhau, trong đó chiêng của người Gia Rai ở làng Bar Gốc có từ 13-15 chiếc, ting ning, klông pút, đàn đá, đàn môi nhị…; nhiều trang phục truyền thống như áo ngắn, áo dài, váy đàn bà, khố đàn ông; đồ trang sức bằng bạc như vòng cổ, vòng tay, vòng chân, khuyên tai, nhẫn…” – Chủ tịch UBND xã Sa Sơn Vũ Đình Dũng kể.
Ngoài ra, làng Bar Gốc còn bảo tồn văn hóa ẩm thực truyền thống chế biến từ các loại gia súc, gia cầm, côn trùng với các sản phẩm ẩm thực được chế biến từ cây, lá, củ, quả…, các sản phẩm từ măng rừng, các loại men rượu, rượu được nấu từ gạo, bắp, mì… Đặc biệt, làng sẽ khôi phục một số nghề truyền thống, như đan lát, mỹ nghệ, rèn, dệt, mộc; xây dựng các câu lạc bộ, các lớp truyền dạy nghệ thuật diễn tấu, hát kể sử thi, dân ca; tích cực tham gia các hoạt động văn hóa do cộng đồng, địa phương tổ chức; bảo tồn các trò chơi dân gian, các môn thể thao dân tộc, như kéo co, đẩy gậy, bắn cung, bắn nỏ, leo cột, leo núi…
Rời làng Bar Gốc khi bóng chiều buông xuống, nhưng phía nhà rông của làng vẫn ánh lên những tia nắng long lanh, làm cho chúng tôi nghĩ về một làng đồng bào dân tộc Gia Rai dưới chân núi Chư Nang Brai bừng sáng, để một mai làm đổi thay bao số phận con người.
Tuổi thơ trẻ em dân tộc ở Kon Tum
Theo chân nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Thái ghi lại nét đẹp chân dung và các trò chơi tuổi thơ của trẻ em người dân tộc tại Kon Tum.
Nguyễn Ngọc Thái (sinh năm 1990, nghệ danh Thái Ba Na), quê ở huyện Đăk Hà, Kon Tum, để lại dấu ấn trong giới nhiếp ảnh qua các tác phẩm chuyên chụp chân dung và nhịp sống đời thường, đặc biệt là chân dung, tuổi thơ trẻ em các dân tộc tại Kon Tum.
Thái Ba Na cho biết tất cả các tác phẩm anh chụp thực hiện tại quê nhà Đắk Hà và trong tỉnh Kon Tum. Bức ảnh trên anh chụp cảnh vui chơi của các đứa trẻ Ba Na qua cầu treo bắc ngang sông thuộc xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà.
Trẻ tắm sông trong nắng chiều trên sông tại Đăk Hà, cách TP Kon Tum khoảng 20 km về phía bắc. Kon Tum có các dân tộc bản địa như Ba Na, Xơ Đăng, Ba Na, Giẻ Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Mâm và Hrê.
Người Ba Na tại Kon Tum chiếm 12,5% dân số toàn tỉnh (năm 2017), cư trú tập trung ở TP Kon Tum và một phần ở các huyện Đăk Hà, Kon Rẫy và Sa Thầy.
Khoảnh khắc "Tắm"
Thái Ba Na, hội viên trẻ tuổi nhất 9x của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam vào năm 2018, chia sẻ về niềm đam mê chơi ảnh sắp tới, anh tiếp tục theo đuổi mảng ảnh chân dung, dù biết thể loại ảnh này kén người chơi hơn so với thể loại ảnh phong cảnh.
Những người bạn (đám trẻ và chú chó) thân thiết cười vui nằm trên rơm. Thái Ba Na nói bén duyên nhiếp ảnh từ năm 2015 và sau khi trải nghiệm qua các thể loại chụp, anh chọn lối đi riêng cho mình là chụp ảnh chân dung và nét đẹp lao động.
Quá trình tác nghiệp, tác giả thường ghi lại các khoảnh khắc tự nhiên của bọn trẻ, như lúc chúng vui chơi với chú chó quanh nhà sàn tạo nên khung cảnh và nếp sinh hoạt đời thường ấn tượng.
"Ai cũng có ký ức tuổi thơ, với những kỷ niệm đáng yêu và tôi muốn ghi các khoảnh khắc này của trẻ em người dân tộc tại Kon Tum", Thái Ba Na nói.
Tác phẩm "Hạc giấy", ngụ ý mang những ước mơ của trẻ bay cao, những điều kỳ diệu đến với các em trong cuộc sống.
Thái Ba Na cho biết ngoài yếu tố tự nhiên, đa phần các tác phẩm chân dung anh chụp là có sự sắp đặt, thể hiện ý đồ, yếu tố nghệ thuật và nội dung thông điệp cần truyền tải qua từng bức ảnh.
Tác phẩm "Lò rèn của ông" mô tả niềm vui hăng say của ông cháu khi cùng làm việc.
Tác phẩm "Bắn bi", trò chơi gắn liền với tuổi thơ của trẻ.
"Ngoài kỹ thuật chụp và hậu kỳ ảnh thì nhập tâm vào đời sống nhân vật là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên tác phẩm chân dung ấn tượng", tác giả chia sẻ.
Ná thun bắn chim cũng là một trò chơi tuổi thơ của các bé trai.
Tác phẩm có tựa đề "Tuổi thơ". Mỗi tác phẩm chân dung đều có sự chỉn chu, lên ý tưởng. Từ năm 2015 đến nay, tác giả rong ruổi khắp Đăk Hà và các bản làng Kon Tum chụp trên 300 tấm chân dung người dân tộc, từ già làng cho đến trẻ em, nhưng ưng ý nhất khoảng 50 tấm.
Cô giáo trẻ đã từng khóc cạn nước mắt... Đã 5 năm rồi kể từ ngày nhận quyết định về vùng biên dạy chữ, cô giáo Nông Thị Nga (28 tuổi, ở xã Sa Bình, H.Sa Thầy, Kon Tum), đại sứ của chương trình "Điều ước cho em", quen dần với những con đường xuyên núi. Cô Nông Thị Nga trong vai trò đại sứ của chương trình "Điều ước cho em"...