Về thăm khu di tích Lệ Chi Viên ở Bắc Ninh
Khu di tích Lệ Chi Viên xưa thuộc tổng Đại Lai, huyện Gia Định, phủ Thuận An. Ngày nay, khu di tích nằm tại xã Đại Lai, huyện Gia Bình, cách thành phố Bắc Ninh khoảng 30km.
Theo bảng giới thiệu của Ban Quản lý Di tích tỉnh Bắc Ninh đặt tại khu di tích, Lệ Chi Viên vốn là một hành cung được khởi dựng từ thời Lý. Đến thời Trần Minh Tông, hành cung được xây dựng lại thành cung Lý Trang. Sang thời Hậu Lê, cung Lý Trang được tu bổ và mở rộng, trở thành cung Yên Hà và sau đó đổi tên thành Lệ Chi Viên. Ảnh: Bảo Ân
Lệ Chi Viên không chỉ là nơi nghỉ chân của các vua thời Lê khi đi tuần du, mà còn là một vị trí quan trọng mang ý nghĩa quân sự đặc biệt. Nơi đây được các vua nhà Lê khai thác để chốt giữ và tuần phòng bảo vệ đất nước. Ảnh: Bảo Ân
Ngoài vai trò quân sự, Lệ Chi Viên còn là nơi ghi dấu sự kiện lịch sử quan trọng là vụ án oan của đại thần Nguyễn Trãi, dẫn đến việc ông bị tru di tam tộc thời Lê Sơ. Hơn 20 năm sau, vua Lê Thánh Tông đã minh oan cho Nguyễn Trãi. Ảnh: Bảo Ân
Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, khu di tích Lệ Chi Viên từng bị hoang phế hoàn toàn. Đến năm 2006, khu di tích được khởi công xây dựng, tái thiết nhằm tôn thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi và lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ. Ảnh: Bảo Ân
Video đang HOT
Theo Cổng TTĐT tỉnh Bắc Ninh, khuôn viên khu di tích có các công trình được bố trí hài hòa. Khu trung tâm được xây dựng theo kiểu chữ Đinh, bao gồm hồ bán nguyệt, nhà tiề.n tế và nhà hậu cung. Ảnh: Bảo Ân
Đài Lệ Chi Viên trước cổng khu di tích. Ảnh: Bảo Ân
Bia đá tiểu sử bà Nguyễn Thị Lộ. Ảnh: Bảo Ân
Bên trong các công trình, đồ thờ tự được bài trí tôn nghiêm với hoành phi, câu đối và tượng thờ Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi cùng lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ. Ảnh: Bảo Ân
Phía trên, các bức hoành phi như “Đẩu khuê cao chiếu”, “Trung trinh tiết liệt” và “Lệ Chi Viên thần nữ” được treo trang trọng. Hai bên cột là các đôi câu đối ca ngợi tấm lòng sáng như sao Khuê của Nguyễn Trãi và thanh danh trong sạch của Nguyễn Thị Lộ. Ảnh: Bảo Ân
Với những giá trị lịch sử và văn hóa, khu di tích Lệ Chi Viên đã được UBND tỉnh Bắc Ninh xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Ảnh: Bảo Ân
Về An Giang thăm dinh Sơn Trung nằm giữa cánh đồng mùa nước nổi
Khu di tích lịch sử dinh Sơn Trung (đền Bảy Thưa), tọa lạc tại xã Vĩnh An, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, là nơi thờ cúng và tưởng nhớ công lao của Quản cơ Trần Văn Thành, vị anh hùng dân tộc thời Pháp thuộc.
Dinh Sơn Trung từ xưa nằm trong một vùng trũng có tên gọi là Bảy Thưa, nay đã được trùng tu và xây dựng thêm nhiều công trình khác. Vào mùa nước nổi, khu di tích dinh Sơn Trung như nằm giữa cánh đồng mênh mông nước. Ảnh: Trần Hoàng Vân Hùng
Quần thể dinh Sơn Trung hiện có ba công trình thờ tự lớn, gồm đền thờ Vua Hùng, đền thờ Quản Cơ Trần Văn Thành và đền thờ bà Nguyễn Thị Thạnh (vợ đức Quản Cơ). Ảnh: Trần Hoàng Vân Hùng
Trong đó, điểm nhấn của cả quần thể là đền thờ Vua Hùng, với ngọn tháp hình hoa sen cao 7 tầng, nổi bật giữa nền trời với sắc vàng rực rỡ. Ảnh: Trần Hoàng Vân Hùng
Trên mỗi tầng tháp được đặt những điện thờ để bày tỏ lòng tri ân các vị anh hùng lịch sử, bậc hiền tài đã có công dựng nước và giữ nước. Ảnh: Trần Hoàng Vân Hùng
Mỗi hoa văn, họa tiết, phù điêu rồng phượng đều được điêu khắc tinh xảo và tỉ mỉ, đậm nét văn hóa Nam bộ. Ảnh: Trần Hoàng Vân Hùng
Tại dinh Sơn Trung vào mùa nước nổi, du khách sẽ được ngắm toàn cảnh ruộng đồng ngập nước mênh mông vùng Bảy Núi và hít thở không khí trong lành của đồng quê lộng gió. Ảnh: Trần Hoàng Vân Hùng
Ảnh: Trần Hoàng Vân Hùng
Dinh Sơn Trung được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1986. Ảnh: Trần Hoàng Vân Hùng
Cố đô Lam Kinh - Điểm đến hấp dẫn Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, cố đô của triều Hậu Lê, hiện là một điểm đến hấp dẫn của tỉnh Thanh Hóa. Dự tính năm 2024, di tích này đón khoảng 320.000 lượt khách, trong đó có hơn 2.500 khách quốc tế, vượt 14,2% kế hoạch. Di tích quốc gia đặc biệt với nhiều câu chuyện kỳ bí Khu...