Về thăm Côn Sơn – Kiếp Bạc
Côn Sơn – Kiếp Bạc là quần thể di tích lịch sử và danh thắng quốc gia. Nơi đây gắn liền với tên tuổi của nhiều danh nhân kiệt xuất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Trải qua trên 700 năm tồn tại và phát triển, Côn Sơn – Kiếp Bạc vẫn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị của nền văn minh Đại Việt hào hùng và bất khuất.
Địa thế khá hiểm trở gồm núi cao, rừng rậm, sông sâu đã kiến tạo cho Côn Sơn – Kiếp Bạc một vị trí chiến lược quan trọng (Ảnh: Trần Hưng).
Quần thể di tích nhiều giá trị
Vùng đất Côn Sơn – Kiếp Bạc hiện lưu giữ nhiều di tích gắn liền với tên tuổi của 2 vị danh nhân kiệt xuất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc là Trần Hưng Đạo và Nguyễn Trãi. Côn Sơn – Kiếp Bạc cũng gợi nhớ tên tuổi nhiều danh nhân văn hóa của dân tộc như Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang, Trần Nguyên Đán,… Nơi đây cũng là chốn tổ của thiền phái phật giáo Trúc Lâm thời Trần.
Về địa thế, mạch núi đông bắc từ Tổ sơn Yên Tử, muôn ngọn đổ về Chí Linh quần tụ, tạo thành các huyệt mạch linh thiêng. Người xưa đã đặt các huyệt mạch này gắn với 4 linh vật (vùng đất Tứ linh): Long (núi Rồng-Vạn Yên), Ly (núi Kỳ Lân-Côn Sơn), Quy (núi Quy-Vạn Yên), Phượng (núi Phượng Hoàng-Kiệt Đặc). Về hình thế sông, có 6 con sông hội tụ ở phía Tây đất Chí Linh. Như thế, đất Chí Linh không chỉ là nơi núi sông hòa hợp, sơn thủy hữu tình, mà còn là nơi tụ đức của trời đất, tụ nhân mang đến thái bình thịnh vượng.
Địa thế khá hiểm trở gồm núi cao, rừng rậm, sông sâu đã kiến tạo cho Côn Sơn – Kiếp Bạc một vị trí chiến lược quan trọng. Nơi đây từng được Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn lựa chọn làm nơi đóng đại bản doanh để chặn đánh quân Nguyên Mông, bảo vệ phía đông kinh thành Thăng Long.
Chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc tạo cho khu di tích sự đa dạng, độc đáo về tín ngưỡng của người Việt (Ảnh: Trần Hưng).
Video đang HOT
Bên cạnh vị trí chiến lược về quân sự, chùa Côn Sơn cũng đánh dấu sự phát triển toàn diện của phật giáo Trúc Lâm và là tổ đình tiếp thu đệ nhất tổ phật hoàng với đệ nhị tổ Pháp Loa và đệ tam tổ Huyền Quang.
Năm 1329, đệ nhị tổ Pháp Loa tập trung phát triển chùa Côn Sơn. Nối tiếp tổ Pháp Loa, đệ tam tổ Huyền Quang trụ trì tại chùa Thanh Mai rồi sau đó ngài tập trung phát triển trung tâm Côn Sơn và xuống đài Cửu Phẩm Liên Hoa. Chùa Côn Sơn, tên chữ là Thiên Tư Phúc Tự, còn gọi là chùa Hun. Tương truyền, chùa được xây dựng từ thế kỷ X, được mở rộng quy mô ở thế kỷ XIII, XIV, thành một trung tâm phật giáo lớn của thiền phái Trúc Lâm nhà Trần.
Cùng với chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc tạo cho khu di tích sự đa dạng, độc đáo về tín ngưỡng của người Việt. Đền thờ người anh hùng dân tộc, có công trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông – đó là Đức Thánh Trần Hưng Đạo, một nhân vật anh hùng vào bậc nhất của Đại Việt được thánh hóa. Sau khi ông mất tại phủ đệ ở Vạn Kiếp, triều đình đã cho lập đền thờ ông tại đây. Cho tới hiện nay, đền Kiếp Bạc được coi là một trong những trung tâm thờ phụng của tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần.
Lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc
Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc còn gắn với các lễ hội lớn của khu vực (Ảnh: Trần Hưng).
Bên cạnh các giá trị về lịch sử, khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc còn gắn với các lễ hội lớn của khu vực, với hai lễ hội mùa xuân và mùa thu.
Chùa Côn Sơn là một trong 3 chốn tổ của thiền phái phật giáo Trúc Lâm, là nơi vị tổ thứ ba Huyền Quang tu hành, phát triển thiền phái và viên tịch. Ngày giỗ thiền sư đã trở thành lễ hội chùa vào ngày 23 tháng Giêng hàng năm.
Lễ hội bắt đầu từ rằm tháng Giêng và kéo dài đến cuối tháng thu hút nhiều người tới tham dự. Lễ hội gồm lễ rước nước mộc dục, nghi lễ Mông Sơn thí thực, được phục dựng tuân thủ theo tinh thần phật giáo, đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhiều người; góp phần khơi dậy lòng tự hào dân tộc, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp trong kho tàng văn hóa phi vật thể ở khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc.
Lễ hội đền Kiếp Bạc xưa được tổ chức từ ngày 16 đến ngày 20 tháng Tám âm lịch hàng năm, trọng hội là ngày 18. Theo lệ xưa, nhà nước phong kiến thường cử các quan đầu tỉnh về đền tổ chức tế lễ Đức Thánh cầu đảo.
Ngoài ra, các nghi lễ như lễ ban ấn, lễ rước bộ và hội quân trên sông Lục Đầu là nghi lễ quan trọng, đặc trưng trong lễ hội đền Kiếp Bạc. Sự kiện đã tái hiện lại truyền thống giữ nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam, tôn vinh chiến công hiển hách của Hưng Đạo Đại Vương trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông.
Vùng đất Côn Sơn – Kiếp Bạc từng là chốn tổ của thiền phái phật giáo Trúc Lâm thời Trần (Ảnh: Trần Hưng).
Bên cạnh đó, lễ cầu an và hội hoa đăng là một trong những nghi lễ đặc trưng ở lễ hội truyền thống đền Kiếp Bạc, nhằm tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì tổ quốc ở các triều đại. Điều này thể hiện tinh thần đạo lý nhân ái, cầu cho quốc thái dân an, nhân khang vật thịnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Với các giá trị về lịch sử, khoa học, kiến trúc cảnh quan, khu di tích đã được UBND ba tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang thống nhất xây dựng bộ hồ sơ khoa học quần thể di tích danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn – Kiếp Bạc để trình UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Khám phá Bãi Thịt xinh đẹp nơi có quần thể rùa biển đẻ trứng
Bãi Thịt nằm cách TP Phan Rang - Tháp Chàm khoảng hơn 30km về hướng Bắc, gần vịnh Vĩnh Hy xinh đẹp. Đây là nơi duy nhất trên đất liền có quẩn thể rùa biển đến đẻ trứng hằng năm.
Nơi đây, với địa hình hiểm trở, cùng bờ biển trải dài và những rặng Phi lao xanh hun hút chính là nơi lý tưởng để rùa biển chọn làm nơi sinh sản.
Nhà bảo tồn rùa biển (hình internet)
Nơi chúng thường chọn để gieo mầm cho các thế hệ sau phải đáp ứng nhiều yếu tố khắc khe như: Vị trí bãi đẻ phải tách biệt, xa khu dân cư nhằm hạn chế sự tác động của con người, cát biển ở nơi đẻ trứng phải tơi xốp, thoáng khí, độ ẩm thích hợp với mục đích tạo sự thông thoáng cho trứng và rùa con có thể trao đổi khí dễ dàng, vị trí bãi đẻ phải cao hơn mực nước biển ở thời điểm thủy triều cao nhất...và còn nhiều yếu tố khác.
Rùa lên bờ cát đẻ (hình Cao Thành Ngon)
Việt Nam có 5 loài rùa biển thì tại VQG Núi Chúa đã có đến 3 loài chọn nơi đây làm sinh cảnh sinh sống, đó là: rùa Xanh, Đồi mồi và Đồi mồi dứa. Nhưng những năm gần đây chỉ thấy loài rùa Xanh thường xuyên xuất hiện lên bãi Thịt để đẻ trứng, điều ấy cho thấy sinh cảnh sinh sống của các loài thủy sinh nói chung và loài rùa biển nói riêng đang bị thu hẹp đáng kể.
Mùa sinh sản của rùa biển kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11, cao điểm là tháng 6, tháng 7. Sau khi rùa đẻ, phải mất từ 6 đến 13 tuần trứng mới nở. Rùa non mới nở không biết được mẹ dặn dò thế nào mà bao giờ cũng tìm đúng hướng xuống biển. Phải mất 20-30 năm sau, nó mới được gọi là "người lớn". Sóng gió bão bùng đẩy đi xa bao nhiêu, chúng cũng tìm về nơi chôn nhau cắt rốn để hoàn thành thiên chức của một người mẹ.
Rùa con mới đẻ (hình Cao Thành Ngon)
Một đêm cắm trại tại đây trong mùa rùa đẻ, du khách sẽ có cơ hội chứng kiến cảnh tượng rùa biển lên đẻ trứng, đây là một trải nghiệm cực kỳ thú vị cho các du khách muốn tìm hiểu thiên nhiên, muốn khám phá những thú vị mà thiên nhiên mang lại. Sẽ không còn gì bằng khi được tận mắt chứng kiến giây phút mà không phải ai cũng có thể thấy được. Chắc chắn đó là những giây phút khó quên của du khách khi đến đây.
Đi phượt Hà Giang cần chuẩn bị gì? Hà Giang là tỉnh vùng núi phía Bắc với địa hình hiểm trở, dân cư thưa thớt, để có một chuyến đi an toàn và trọn vẹn, bạn cần chuẩn bị hành trang đầy đủ, cẩn thận. Hà Giang nằm ở vùng địa đầu tổ quốc, là điểm đến mơ ước của mọi tín đồ du lịch. Đến với vùng đất này, du...