Vé tàu Tết: Ga nhường “đất” cho cò?
Đặt trước hàng tháng trời, chầu chực hết ngày này qua ngày khác vẫn bị nhà ga trả lời hết vé, nhưng chỉ cần một cú điện thoại cho “cò” thì có thể mua bao nhiêu vé cũng được. Giường nằm, ghế ngồi hay bất cứ loại nào cũng có, khách hàng còn được thoải mái chọn lựa ngày đi.
Không là tâm điểm như Ga Sài Gòn, nhưng tại Ga Hà Nội, hành khách cũng hết sức vất vả để có thể mua được tấm vé về quê ăn Tết. Và khi bên trong nhà ga lần lượt thông báo hết vé từng tuyến đến thì bên ngoài, các “cò” vé tàu Tết hoạt động nhộn nhịp. Từ cổng ga, khu vực bán vé, bãi gửi xe hay các hàng quán xung quanh nhà ga, đâu đâu cũng có bóng dáng “cò”. Mỗi khi thấy khách vào cửa nhà ga, dù không biết họ làm gì, nhưng đội quân phe vé, gồm đa số là những phụ nữ liền xúm lại, chèo kéo khách mua vé tàu. “Em mua vé đi đâu, bao nhiêu người đi, chị lấy cho, ngày nào cũng có em à…”, là những câu nói quen thuộc của đội quân “cò”. Nếu thấy khách hàng còn lưỡng lự, “cò” sẽ trấn an, củng cố niềm tin cho khách hàng mua vé bằng cách: “Em yên tâm, ở đây chị làm ăn đàng hoàng lắm, có biên lai biên nhận luôn. Em không tin thì chị dẫn em vào nhà cho biết. Có rất nhiều khách đặt vé của nhà chị rồi chứ đâu phải riêng mình em mà sợ, làm ăn uy tín lâu dài mà em”.
Hơn 1 tuần nay, Ga Hà Nội luôn đông nghẹt khách chờ mua vé tàu về quê ăn tết.
Nhu cầu lớn nhưng nhà ga liên tục báo hết vé
Theo lời một số “cò” vé tại Ga Hà Nội, giá vé tàu Tết “chợ đen” năm nay chênh lệch hơn so với năm trước một ít. Trung bình mỗi vé mua chênh lệch từ 100.000 – 150.000 đồng. Nếu khách có nhu cầu mua chỉ việc ghi rõ ngày đi, ngày đến và số hiệu tàu, đóng tiền cọc bằng 80% giá vé là có vé như mong muốn, cho dù nhà ga đã báo hết vé.
Nhiều “cò” vé còn chia sẻ với hành khách, thực tế số lượng vé có chỗ ngồi tốt vẫn còn nhiều, giá chênh lệch như vậy là… rẻ. Và họ khuyên khách mua ngay, đừng đợi sát ngày về mới mua thì giá chênh lệch sẽ đội lên rất cao, cao gấp nhiều lần hiện tại nhưng chưa chắc có vé, có chỗ ngồi như ý.
Đội quân “cò” vé hoạt động nhộn nhịp tại Ga Hà Nội, sẵn sàng “cung ứng” cho khách bất cứ loại vé gì, đi đâu, dù bên trong nhà ga thông báo hết vé
Xen lẫn với khách chờ mua vé, “cò” tìm cách dụ dỗ, lôi kéo họ mua vé chợ đen để hưởng chênh lệch
Việc nhà ga liên tục thông báo hết vé khiến rất nhiều người dù kiên trì đến mấy cũng đành phải chấp nhận mua vé qua “cò”. Chị Minh (quê Đà Nẵng) mua vé về quê ăn Tết, chia sẻ: “Tôi đến ga cả 2 ngày, xếp hàng đợi đến lượt nhưng không mua được vé. Không còn cách nào khác đành phải chi thêm 500.000 đồng cho “cò” để có vé, chỉ mong đó may mắn là tấm vé thật.
Video đang HOT
Còn sinh viên Lê Trường Giang (quê ở Nghệ An) cho rằng :”Năm nay cũng giống hệt năm ngoái, bắt đầu thời điểm đặt vé qua mạng là xảy ra tình trạng mạng nghẽn, rớt liên tục, không đăng nhập được để đặt vé. Chúng tôi tìm đến ga để mua vé trực tiếp lại rơi vào tình trạng nhà ga thông báo hết vé. Để có vé, tôi đành mua từ “cò” tại cổng ga”.
Để có vé về quê ăn tết, nhiều hành khách phải “giao dịch” qua cò. Mỗi vé mua từ “cò” khách phải trả cao hơn mua từ nhà ga 100.000 – 150.000 đồng
Trong khi đó, tại Ga Sài Gòn, cuối ngày 14/12, khi Công ty vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn chính thức thông báo ngưng đặt chỗ mua vé tàu Tết qua mạng, thì lượng khách đổ về ga để mua vé trực tiếp càng đông. Cũng vì vậy mà các “cò” vé bắt đầu hoạt động. Từ cổng Ga Sài Gòn, dễ dàng nhận ra đội “cò” vé ngay ở cửa bán vé của ga. Người phụ nữ gầy gò, da rám nắng nhanh miệng: “Em muốn đi ngày nào, bao nhiêu vé chị cũng có hết”. Thấy chúng tôi có vẻ lưỡng lự, người này bồi thêm: “Vé có sẵn ở chỗ chị rồi, mua là có liền, không phải đợi ngày lấy”. Chúng tôi thử hỏi mua 2 vé đi Quảng Ngãi vào ngày 22 tháng Chạp thì được ra giá 660.000 đồng/vé, trong đó 412.000 đồng là tiền vé, còn 250.000 đồng là tiền công, nếu mua 2 vé thì tiền công sẽ là 500.000 đồng.
Các phe vé ngang nhiên “làm ăn” ngay trong sân Ga Sài Gòn.
Một thanh niên đang ra giá tiền công với hàng khách mua vé.
Quanh khu vực Ga Sài Gòn, cò vé có mặt ở khắp nơi, từ quán cà phê đối diện ga, cổng ga, cho đến cửa bán vé, với đủ thủ đoạn chèo kéo khách. Anh Hải, làm nghề tự do, cầm chiếc vé từ Sài Gòn đi Đà Nẵng ngày 25 tháng Chạp, hớn hở bước ra từ quán cà phê đối diện ga, cho chúng tôi biết, từ ngày 10/12 đến nay, anh đã dùng đủ cách để mua vé. Bắt đầu từ mua qua đăng ký trực tuyến, đặt vé qua điện thoại đến tới tận ga để mua, nhưng cả tuần anh vẫn không với tay được đến chiếc vé để về quê ăn Tết. Trong khi đang lóng ngóng ở phòng vé, anh gặp “cò”. “Sau khi thỏa thuận, tôi được ra giá, ngoài tiền vé phải trả thêm tiền công 450.000 đồng, sau đó theo người thanh niên ra quán cà phê để giao dịch. Mất oan 450.000 đồng, nhưng bù lại có vé và không phải chầu chực mất thời gian nữa. Tôi hoàn toàn bất ngờ trước những “cò” vé quá chuyên nghiệp. Họ cho tôi xem bảng giá vé, lịch chạy tàu không khác gì trong phòng bán vé của ga”, anh Hải nói.
“Cò” vé luôn vây quanh những khu vực niêm yết giá vé của nhà ga để mồi chài khách.
Anh T., một tài xế taxi, bức xúc: “Nhà ga nói dẹp nạn cò vé, nhưng vé chợ đen năm nào cũng nhộn nhịp. Mất công chờ đợi mà không mua được vé nên rất nhiều người đành bấm bụng bỏ thêm vài trăm nghìn để mua vé qua “cò” cho… chắc ăn. Chỉ mặt một vài “cò” vé, anh nói tiếp: “Ngày nào từ sáng sớm họ cũng túc trực, không hoạt động riêng lẽ mà các “cò” chia thành từng nhóm có phân công công việc rõ ràng, từ người mồi chài khách đến người tư vấn bán vé, rồi người thu tiền giao vé, có khi còn tốt hơn cả phòng bán vé trong ga nữa”.
Mỏi mệt chờ đợi, nhiều người phải tìm đến vé chợ đen
Phòng vé chật kín người. Khách nước ngoài mua vé đi các điểm du lịch gần cũng cảm thấy mệt mỏi khi phải xếp hàng khá lâu mới đến lượt.
Vì mua vé qua ga vất vả, nhu cầu vé chợ đen cao, nên xe ôm, hàng nước, hàng rong cũng tham gia môi giới vé chợ đen. Những người này đều có mối quan hệ với các phe vé khác nhau và được chia từ 20 -30 % tiền môi giới. Đáng nói là với đa số khách hàng, sau thời gian mệt mỏi vì phải chờ đợi đã tìm đến với vé chợ đen. Song không ai biết những chiếc vé này đâu sẽ là vé thật, đâu sẽ là vé giả.
Theo đại diện Ga Sài Gòn, nhằm hạn chế vé chợ đen lộng hành, nhà ga đã có qui định ghi số chứng minh nhân dân và tên người đi tàu lên vé. Vào dịp cao điểm Tết, Ga Sài Gòn sẽ kiểm tra triệt để, những vé nào không đúng theo tên và chứng minh nhân dân của người đi tàu đều không hợp lệ
Theo 24h
Vật vã tìm cách hồi hương dịp tết
Còn hơn 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Quý Tỵ nhưng muốn có được tấm vé hồi hương, nhiều người đã phải chạy đua nước rút từ nhiều tháng trước.
Theo ghi nhận của phóng viên, đến thời điểm này, việc bắt đầu hỏi mua một tấm vé tàu hay máy bay ngày cận Tết là quá muộn mặc dù chưa đến ngày chính thức mở bán vé. Và, chiều đi từ TP HCM-Hà Nội được coi là chiều "sốt".
Vé tàu: chưa bán đã hết?
Năm nay, vé tàu Tết sẽ chính thức được mở bán qua mạng bắt đầu từ ngày 1/12. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, dù chưa mở bán nhưng cũng rất khó có thể mua được tấm vé xuất phát từ TP HCM.
Vẫn như mọi năm, không tin tưởng vào việc mình có thể đăng ký mua được tấm vé hồi hương cho gia đình dịp Tết, chị Yên (TP HCM) cho biết đã phải cậy nhờ một người quen làm trong ngành "để ý" giúp. Tuy nhiên, chị chán nản cho biết, người quen đã trả lời "hết vé".
Tình trạng "hết vé" khi chưa mở bán đã khiến nhiều người không còn tin tưởng sẽ mua được tấm vé theo cách chính thống (đặt vé qua mạng, mua vé trực tiếp). Những năm trước, việc đăng ký được tấm vé qua mạng cũng vô cùng gian nan. Hầu hết, các khách hàng thường phản hồi là không thể đăng nhập hoặc báo lỗi mạng. Có chăng, nếu mua được cũng chỉ có những tấm vé rác hoặc 2 vé không cùng chuyến.
Thế nên, nhiều người đã tìm cách đặt trước với các "cò" vé quen biết qua nhiều năm trước. Như mọi năm, nếu đặt qua "cò', có khi khách hàng phải mất thêm 500.000/vé.Tuy nhiên, năm nay không biết có hay không việc tạo sốt ảo của giới "cò" khi cùng hét "hết vé"?
Khi phóng viên đặt vấn đề được mua vé khứ hồi trong 2 ngày 5/2 và 17/2 chiều TP HCM-Bình Định với người quen trong ngành đường sắt, cán bộ này cho biết: nếu đặt vài ngày trước thì có khả năng, bây giờ rất khó. Hầu hết, các chặng xuất phát từ TP HCM đi đều sốt xình xịch, các chặng ngược lại "miễn phí đi vào", cán bộ này nói.
Tuy nhiên, người này cho biết, sẽ cố gắng mua giúp qua một "cò" nhưng vẫn không thể chắc chắn có vé.
Để được về quê ăn Tết, nhiều nhiều phải vật vã nhiều tháng trời "canh" vé (ảnh minh họa)
Theo tìm hiểu, ngày 1/12 mới là ngày đăng ký mua vé tàu Tết chính thức cho các cá nhân nhưng gọi đến các đầu dây dù chính thống hay không chính thống, cũng khó có thể "nhờ" mua được vé xuất phát từ TP HCM.
Khi hỏi tại sao lại khó mua vé trong khi chưa nhận đăng ký, vị cán bộ cho biết là do nhiều nhân viên ngành cũng đã đặt mua giúp "người nhà".
Sáng 24/11, Phó trưởng ga Sài Gòn Thái Văn Truyền cho biết, chưa có thông tin tổng hợp về việc còn bao nhiêu % ghế trống sau khi đã nhận đăng ký của các tập thể và đối tượng ưu tiên chiều xuất phát từ ga Sài Gòn. Đồng thời, chưa thể công bố công khai thông tin với báo chí.
Muốn đi máy bay phải chấp nhận làm "thương gia"
Không giống vé tàu, vé máy bay Tết được bán sớm hơn nhưng để mua được vé theo tình hình tài chính mỗi người thì khó như "lên trời". Đến thời điểm này, giá vé hạng phổ thông chiều từ TP.HCM đi của các hãng vào 3 ngày cao điểm: 6,7,8/2 (ngày 26,27,28 Âm lịch) đã gần như "cháy".
Một đại lý bán vé máy bay ở Trần Quốc Toản (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, hiện các loại vé giá rẻ và hạng phổ thông chiều đi từ TP.HCM- Hà Nội vào các ngày cao điểm đều đã bán hết. Chỉ còn hạng thương gia, với giá bán trên dưới 5 triệu đồng/chặng/lượt. Nếu có, chỉ còn các chuyến ở múi giờ "bất tiện".
Mặc dù trong những ngày vừa mở bán vé đợt 1 vào ngày 1/11 nhưng hành khách có nhu cầu mua vé của hãng Vietnam Airlines không thể tranh mua được vé hạng phổ thông.
Được biết ngày 1/11, Vietnam Airlines bắt đầu mở bán vé đợt 1, anh Dũng (quận Bình Thạnh-TP HCM) đã ra sức "canh" nhưng đến khi mở bán, anh "ngã ngửa" bởi các vé hạng phổ thông không xuất hiện, có chăng chỉ là vé thương gia với giá "ngất ngưởng" suýt soát 5 triệu đồng/người/chặng.
Tương tự, chị Hằng (quận 3, TP HCM) cho biết, tuy đã hỏi vé máy bay Tết của Vietnam Airlines từ khá sớm nhưng nhân viên hãng này cho biết chỉ còn hạng thương gia với giá hơn 5 triệu đồng/lượt.
Phản ánh của chị Hằng cũng như nhiều khách hàng khác. Cũng như mọi năm, ngay từ khi vừa mở bán, hành khách muốn có 1 tấm vé máy bay thì phải ráng chấp nhận bỏ thêm nhiều tiền đi vé hạng thương gia. Nhiều người tỏ ra nghi ngờ về việc "ủ" vé phổ thông của hãng này đến phút cuối chờ giá tăng, trong khi chỉ bán vé hạng "sang" cho cả những người không chịu nổi "nhiệt".
Mở bán sớm hơn, hãng hàng không tư nhân AirMekong mở bán vé Tết đầu tiên, từ ngày 20/9, với thông báo đây chỉ là đợt một. Tiếp theo đó, lần lượt hai hãng hàng không giá rẻ là VietJetAir (VJA) và Jetstar Pacific Airlines (JPA) đều công bố bán vé Tết. Tuy nhiên, đến thời điểm này, khách hàng cũng không còn nhiều sự lựa chọn về hạng vé của các hãng này. Riêng hãng VJA, mặc dù nhận thêm máy bay mới nhưng cũng đã hết sạch vé Tết ở các chuyến bay giờ đẹp. Giá vé của hãng này trên đường bay TP HCM - Hà Nội là 2,948 triệu đồng/vé/lượt...
Bên cạnh việc khó mua và khan hiếm vé thì máy bay Tết năm nay còn đắt hơn so với trước. Chặng Sài Gòn-Hà Nội, vé một chiều trung bình hiện khoảng hơn 3 triệu đồng, trong khi đó, năm ngoái khoảng 2,85 triệu đồng. Nếu hành khách bay vào khoảng 5/2-15/2/2012 (tức từ 25 tháng chạp đến mùng 6 Tết) sẽ phải chịu mức giá tương đối cao. Với hàng không giá rẻ như JPA hay VJA, giá vé phổ biến khoảng 2,6 triệu đồng/vé/chiều chặng TP.HCM - Hà Nội (chưa kể thuế VAT, phí sân bay), Air Mekong chỉ còn loại giá 3 triệu đồng.
Theo 24h
Vé tàu Tết: Khách "vật vã" chờ đợi, "cò" nhộn nhịp bán mua Trong khi bên trong ga Sài Gòn, hành khách đang phải "đánh vật" với mạng bán vé tàu để đặt chỗ, mòn mỏi chờ đợi đến lượt lấy vé, thì bên ngoài nhà ga, "cò" nhộn nhịp mời hành khách mua vé "ngày nào cũng có" với "phụ phí" 250 ngàn đồng/vé. Khách "vật vã" chờ đợi! Dù trong ngày 11/12, mạng bán...