Vé tàu Cát Linh – Hà Đông bị chê đắt
Thông tin tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông sắp vận hành thương mại, với giá vé lượt cao nhất là 15.000 đồng, nhiều người cho rằng giá vé không hợp lý.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, Bộ này đang làm các thủ tục để bàn giao dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông cho TP Hà Nội một cách nhanh nhất, trong tháng 4/2021 sẽ hoàn thành để có thể vận hành thương mại vào tháng 5.
Với giá vé lượt từ 7.000 đồng, cao nhất là 15.000 đồng, nhiều người dân cho rằng giá vé như vậy là không hợp lý.
Giá vé 15.000 đồng là…hơi cao
Theo ông Vũ Hồng Trường – Tổng Giám đốc Hà Nội Metro, đơn vị khai thác vận hành tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, sau khi tiếp nhận toàn bộ từ Bộ GTVT và đưa vào khai thác thương mại, hành khách sẽ được miễn phí trong 15 ngày đầu tiên để trải nghiệm. Sau 15 ngày miễn phí, giá vé đi tàu Cát Linh – Hà Đông dự kiến ở mức 7.000 -15.000 đồng/vé/lượt.
Mức giá này căn cứ theo quãng đường ngắn dài, trong đó nếu khách đi một số đoạn ga thì mức giá từ 8.000 đồng, còn nếu đi từ ga đầu đến hết tuyến là 15.000 đồng/lượt. Theo ông Trường giá vé được bán theo ngày, tháng hay quý tùy theo nhu cầu của khách đi tàu. Cụ thể, Metro Hà Nội áp dụng mức giá 30.000 đồng/vé/ngày và 200.000 đồng/vé/tháng dành cho khách phổ thông.
Những nhà báo lần đầu tiên trải nghiệm tàu Cát Linh – Hà Đông.
So với mức vé mặt bằng của các nước thì đây là mức giá rẻ, được trợ giá để khuyến khích thói quen đi lại của người dân. Cùng với đó, hiện giá vé xe buýt tại Hà Nội đang áp dụng với 3 mệnh giá 7.000 đồng, 8.000 đồng và 9.000 đồng/người/lượt.
Cụ thể, giá vé lượt đồng hạng trong phạm vi tuyến có cự ly vận chuyển dưới 25km là 7.000 đồng/vé/lượt; giá vé lượt đồng hạng trong phạm vi tuyến có cự ly vận chuyển từ 25km đến 30km là 8.000 đồng/vé/lượt và giá vé lượt đồng hạng trong phạm vi tuyến có cự ly vận chuyển trên 30km là 9.000 đồng/vé/lượt.
Vé tháng ưu tiên (Học sinh, sinh viên, người cao tuổi, công nhân khu công nghiệp) 1 tuyến là 55.000 đồng/tháng và vé tháng liên tuyến là 100.000 đống/tháng. Vé tháng không ưu tiên 1 tuyến là 100.000 đồng/tháng và vé tháng liên tuyến là 200.000 đồng/tháng. Đối tượng được ưu tiên giảm giá vé xe buýt là học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề (không kể hệ đào tạo vừa học vừa làm); Công nhân các khu công nghiệp và người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên).
Video đang HOT
Nhiều người dân cho rằng, với mức giá cả tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông là 15.000 đồng là hơi cao.
Sau khi giá vé đi tàu Cát Linh – Hà Đông được công bố cụ thể, nhiều người dân cho rằng, với mức giá cả tuyến là 15.000 đồng là hơi cao.
” Trong khi các tuyến kết nối còn khó khăn, giá vé công bố của tuyến Metro Cát Linh – Hà Đông như vậy là chưa hợp lý, sẽ không khuyến khích và thu hút người dân thủ đô di chuyển bằng phương tiện này “, ông Thanh Vũ, một người dân ở quận Tây Hồ nêu ý kiến.
Cùng quan điểm, chị Nguyễn Hương Mai ở Văn Quán, Hà Đông cho rằng, nếu so với loại hình vận tải công cộng khác như xe buýt, hay BRT thì giá vé như vậy là cao hơn nhiều, sẽ ít người đi hơn.
” Để khuyến khích người dân tham gia loại hình vậ tải công cộng mới ở thủ đô, tôi nghĩ đơn vị vận hành quản lý, UBND TP Hà Nội cần phải điều chỉnh lại cho phù hợp, cần tính đến vận hành lâu dài chứ chưa thể tính đến hiệu quả kinh tế ngay được “, chị Mai nhìn nhận.
Liên quan đến vấn đề giá vé của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, TS Phan Lê Bình – Chuyên gia về Kỹ thuật hạ tầng cho rằng, với mức giá vé không đồng nhất và thay đổi theo cự ly (đi bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu) nếu so sánh với xe buýt không đắt hơn nhiều và đây là giá vé trợ giá hỗ trợ người dân không thể nói đến việc hoàn vốn đầu tư ban đầu và chi phí vận hành.
Theo Sở GTVT Hà Nội, dự kiến lượng khách đi lại trên tàu đô thị Cát Linh – Hà Đông sẽ rất lớn với sức chở tối đa 960 người, khai thác 10 phút/chuyến. Để đảm bảo việc kết nối, các tuyến buýt hiện có sẽ được điều chỉnh, bố trí lại.
Sẽ vận hành thương mại đầu tháng 5
Theo lãnh đạo Bộ GTVT, Ban QLDA đường sắt thuộc Bộ đang rốt ráo phối với UBND TP Hà Nội, Công ty Metro Hà Nội giải quyết các vấn đề liên quan đến đảm bảo an toàn giao thông nhằm hoàn thành thủ tục bàn giao dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông.
Trước đó, Bộ GTVT và UBND TP.Hà Nội đã thống nhất từ ngày 31/3/2021 giao Ban Quản lý dự án đường sắt và Công ty Metro Hà Nội bắt đầu công tác kiểm đếm tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, tài sản (thời gian dự kiến từ 3 đến 4 tuần) đối với dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông.
Theo Bộ GTVT, hiện Tư vấn ACT (Pháp) đã kiểm tra, đánh giá toàn bộ phạm vi công việc (bao gồm công trình và thiết bị). Trong tháng 1/2021, tư vấn ACT đã phát hành chứng nhận kiểm tra kèm theo báo cáo về phần hệ thống thiết bị tư vấn nêu ra 16 khuyến nghị mang tính phòng ngừa rủi ro trong quá trình vận hành, khai thác.
Đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông sẽ vận hành thương mại vào cuối tháng 4, đầu tháng 5.
Trong bản báo cáo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ – Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Trương Hòa Bình, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, Bộ GTVT đang chỉ đạo Ban Quản lý dự án đường sắt khẩn trương khắc phục các khuyến nghị, hoàn tất các thủ tục theo ý kiến của Tư vấn ACT thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư và Tổng thầu Trung Quốc, phải thực hiện hoàn thiện các khuyến nghị thuộc trách nhiệm của Công ty Metro Hà Nội để thực hiện vận hành bao gồm mức độ thuần thục của nhân sự vận hành;
Bổ sung vào quy trình vận hành thao tác cho các nhân viên, tăng số lượng nhân viên; bổ sung diễn tập trong tình huống bất ngờ; biện pháp sơ tán hành khách trong trường hợp khẩn cấp.
Máy bán vé tự động và mức giá của từng chặng, tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông.
Riêng đối với các nội dung đầu tư xây dựng các hạng mục nhằm nâng cao an toàn trong quá trình khai thác, Bộ GTVT đề nghị Hà Nội thống nhất thực hiện đầu tư để tổng hợp gửi ACT, phục vụ cho công tác đánh giá cuối cùng.
Trong giai đoạn này, Bộ GTVT thống nhất với TP.Hà Nội bắt đầu từ cấp cơ sở là giữa Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hà Nội Metro) và Ban Quản lý dự án đường sắt (đại diện chủ đầu tư). Do dự án có rất nhiều danh mục nên phải có động tác kiểm đếm và xác định trách nhiệm 3 bên là chủ đầu tư, tổng thầu và phía Hà Nội.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, trên tinh thần là càng nhanh càng tốt, khi cấp cơ sở báo cáo hoàn thành xong, Bộ GTVT sẽ cùng TP.Hà Nội ký kết bàn giao toàn bộ để đưa vào vận hành, khai thác thương mại. Bộ GTVT sẽ làm việc với trách nhiệm cao nhất.
Sau khi khách đã mua vé sẽ lên tầng 2 để đi tàu.
Trước ý kiến của Bộ GTVT, ông Dương Đức Tuấn Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho biết, TP Hà Nội đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết sẵn sàng tiếp nhận dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông từ Bộ GTVT theo đúng quy trình, quy định khi đã đủ điều kiện vận hành khai thác và bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chạy 6 phút/chuyến
Khi dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đưa vào khai thác, cứ 6 - 10 phút sẽ có chuyến tàu cập ở các ga để đón trả khách.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đang được bàn giao để đưa vào khai thác thương mại. Theo kế hoạch khai thác, giờ cao điểm cứ 6 phút sẽ có chuyến tàu (sức chứa 960 người), giờ thấp điểm 10 phút/ chuyến cập ở các ga để đón trả khách.
Giá vé dự kiến ở mức 8-15 nghìn đồng/vé lượt, 30 nghìn đồng/vé ngày và 200 nghìn đồng/vé tháng.
Sở GTVT Hà Nội cho biết, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông được đưa vào khai thác thương mại sẽ hoạt động liên tục từ 5h-23h hàng ngày.
Đoàn tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông chạy với tốc độ bình quân 35km/h. Khi vào ga, tàu sẽ dừng 25-35 giây để khách lên xuống. Thời gian tàu chạy toàn tuyến hết 25,5 phút (gồm cả thời gian dừng).
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc Hà Nội Metro, đơn vị khai thác vận hành cho biết, khi dự án được đưa vào chạy thương mại, tại các nhà ga sẽ được bố trí thêm các dịch vụ tiện ích phục vụ khách đi tàu, như máy rút tiền tự động ATM, máy bán hàng tự động, cửa hàng ăn nhanh, quầy hàng thời trang, đồ lưu niệm, các biển quảng cáo, giới thiệu sản phẩm...
Ngoài ra, công ty cũng tổ chức trông giữ xe máy, xe đạp cho khách đi tàu trong phạm vi thuộc mặt bằng các nhà ga.
Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, dự kiến lượng khách đi lại trên tàu đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ rất lớn. Để đảm bảo việc kết nối, các tuyến buýt sẽ được điều chỉnh, bố trí lại.
Dự kiến lượng hành khách đi đường sắt Cát Linh - Hà Đông rất lớn
Việc điều chỉnh luồng tuyến buýt đảm bảo đồng bộ, tăng cường kết nối ngang từ 12 nhà ga với các tuyến buýt, giảm dần kết nối dọc.
Khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông có thể gửi xe ở các ga có nơi để xe
Sở GTVT Hà Nội sẽ bố trí khu vực tổ chức dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy để hành khách gửi xe chuyển sang sử dụng đường sắt đô thị 2A.
Để tổ chức giao thông tăng tính kết nối, tiếp cận, Sở GTVT Hà Nội dự kiến tổ chức cấm ô tô (trừ xe buýt) trên đường Giảng Võ đoạn từ Hào Nam tới Nguyễn Thái Học. Việc này nhằm tạo hành lang bổ sung, tăng cường cho các tuyến xe buýt lưu thông kết nối ga Cát Linh với điểm trung chuyển Kim Mã và ngược lại.
Chốt thời gian bàn giao đường sắt Cát Linh - Hà Đông cho Hà Nội chạy thương mại Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ được Bộ GTVT bàn giao cho TP Hà Nội từ 31/3 để khai thác thương mại theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trao đổi với VietNamNet, đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, hiện nay các bên liên quan đang nỗ lực hoàn tất công...