Về Tân Trào thăm quê hương Cách mạng
Cách đây đúng 70 năm, trong những ngày tháng 12 sục sôi khí thế cách mạng, tại Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) đã có những chuyển biến cách mạng mang tính chất quyết định, để rồi từ đó Cách mạng tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Di tích Lán Nà Nưa là nơi Bác đã sống từ cuối tháng 5 đến ngày 22/8/1945 để chuẩn bị và lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945. Bác Hồ chỉ thị: “Lúc này, thời cơ thuận lợi đã tới, dù phải hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.
Ngày 16 và 17/8/1945, Quốc dân đại hội đã họp thông qua lệnh Tổng khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng trong cả nước, thông qua 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh và bầu ra Ủy ban dân tộc giải phóng.
Chiều ngày 16/8/1945, tại cây đa Tân Trào, thi hành mệnh lệnh của Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đọc bản Quân lệnh số 1, hạ lệnh xuất quân tiến sang giải phóng Thái Nguyên và tiến về giải phóng Thủ đô Hà Nội.
Ngày nay Tân Trào đã mang một diện mạo mới, hòa nhập cùng sự phát triển của đất nước, nhưng những di tích cách mạng 70 năm trước vẫn được lưu giữ, bảo tồn để giáo dục những thế hệ mai sau về một thời “nằm gai nếm mật” không thể nào quên.
Gia Chính
Theo Dantri
Những câu chuyện xúc động bước ra từ kỷ vật chiến tranh
"Những mảng màu loang lổ trên áo là vệt máu của một người lính từng chỉ huy hơn 80 trận đánh..." - đó chỉ là 1 trong hơn 200 câu chuyện từ những kỷ vật chiến tranh được trưng bày tại triễn lãm "Kỷ vật chiến tranh qua hai cuộc Kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp".
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2014), Bảo tàng Hà Tĩnh phối hợp với Bộ chỉ huy Quan sự và Hội cựu chiến binh Hà Tĩnh tổ chức triển lãm trưng bày với "Chuyên đề Kỷ vật chiến tranh qua hai cuộc Kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp". Triển lãm diễn ra từ ngày 10/12 đến 15/12/2014.
Trong 200 hiện vật được trưng bày, nhiều hiện vật được gắn kết với nhau thành câu chuyện vô cùng cảm động.
Chuyện ở tiền tuyến
Nhìn những chiếc lược, cây dao nhỏ, điếu thuốc, gạt tàn thuốc lá, dao cạo râu, dụng cụ xâu dép... chẳng ai nghĩ tất cả những vật dụng này đều được làm từ những thứ vũ khí giết người của quân địch.
Những đồ vật được tận dụng từ vũ khí của giặc
Chỉ vào chiếc album được bằng mảnh vỏ thiếc, anh Võ Trung Đức - hướng dẫn viên tại triển lãm cho biết: "Đúng ngày 19/5/1972, khi máy bay Mỹ đang oanh tặc tại bầu trời Hà Tĩnh, trận địa phòng không chúng ta sẵn sàng lập công chào mừng ngày sinh Bác Hồ. Trung đoàn 223 đã lập thành tích bắn rơi 2 chiếc may bay A7B tại khu vực cầu Cày (huyện Thạch Hà) và địa phận xã Thạch Quý (Tp Hà Tĩnh). Để kỷ niệm chiến thắng này, trung đoàn đã làm 1 chiếc album tặng cho tỉnh ủy và nhân dân Hà Tĩnh nhân dịp đầu xuân 1973".
Hộp album...
Video đang HOT
dụng cụ xâu dép...
lược.. đều được làm từ vỏ máy bay, mảnh pháo
Đối diện với cuốn album, một phần mảnh vỡ của máy bay cũng được trung bày tại đây như một minh chứng cho chiến công oanh liệt của quân và nhân dân ta.
Mảnh vỡ của máy bay A7B
Điếu cày làm từ vỏ đạn
Những vật dụng này cũng phản ảnh một phần đời sống rất khó khăn của những người lính Việt Nam trong chiến trường. Thiếu thốn đủ bề nhưng họ cũng là người thợ vô cùng sáng tạo, tài hoa, biến những phế phẩm thành những đồ vật tiện dụng hàng ngày.
Tem phiếu được sử dụng trên tuyến đường Trường Sơn như một loại tiền để trao đổi. Tem phiếu này được in năm 1962, được in một mặt và chỉ sử dụng trên tuyến đường đặc biệt này. Đến năm 1964, do tính chất bí mật của con đường này loại tem phiếu này chuyển từ in có chữ sang chỉ in số trên một mặt.
Trong hàng trăm kỷ vật tại đây, có những kỷ vật "vật còn người còn" nhưng có những kỷ vật thay các anh kể lại câu chuyện cuộc đời mình.
Chiếc áo của anh hùng LLVT Phan Như Cẩn (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) được bạn bè gửi lại cho gia đình sau khi ông hy sinh. Ông là người lái máy bay đầu tiên của Đoàn bay 919, tham gia chiến đấu từ những năm 1950 tại chiến trường Lào. Năm 1968, ông hy sinh trên đường trở về sau khi hoàn thành nhiệm vụ tại nước bạn.
Chiếc áo của anh hùng LLVT Phan Như Cẩn
Chiếc khăn mùi soa của anh hùng Phan Đình Giót
Chiếc áo bà ba của đồng chí Cao Viết Danh - người chỉ huy 81 trận đánh từ năm 1945 đến 1965, trên áo còn nhiều vệt máu thẫm
Hay là câu chuyện từ một lá thư thiêng của chàng thanh niên trẻ Nguyễn Quang Trí (trú quán tại Thị trấn Đức Thọ) gửi gia đình 10 ngày trước lúc anh hy sinh.
Những trang giấy đã hoen ố ấy là những dòng tâm sự đẫm nước mắt nhưng rất bi tráng. Trong thư, anh viết: ..."Con đã cứng rắn chống chọi với quân thù nhưng con chưa trả công nuôi nấng của cậu mẹ (bố mẹ - PV) được thì phải xa cậu mẹ các em lên đường làm công tác lịch sử nhất của dân tộc Việt Nam và cũng là vinh dự nhất của lứa tuổi thanh xuân của chúng con. Dù có đổ máu hoặc phải hy sinh đi chăng nữa vẫn cam lòng để nhân dân ta được sống tự do, độc lập chứ không để làm nô lệ cho giặc Mỹ"...
Thư của liệt sĩ Nguyễn Quang Trí gửi gia đình 10 ngày trước khi hy sinh
Mùa thu năm 1968, tại chiến trường Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) chàng thanh niên Nguyễn Quang Trí đã mãi mãi ra đi. Gần 50 năm kể từ ngày anh hy sinh, gia đình vẫn chưa tìm được hài cốt của ảnh để đưa về đất mẹ.
Tâm thư của liệt sỹ Nguyễn Quang Trí cũng là lý tưởng của hàng triệu thế hệ thanh niên thời ấy. Trong hàng ngàn bức quyết tâm thư, có cả những bức được các anh, các chị viết bằng chính dòng máu đỏ của mình.
Quyết tâm thư bằng máu
Chen lẫn trong những bức thư từ chiến trường, có những bức thư có mối lương duyên kỳ lạ. 2 bức thư được đặt cạnh nhau tại triển lãm cùng viết gửi một người con gái tên Thư. Bức thư thứ nhất là của nhà thơ Phạm Tiến Duật viết gửi Thư nhân dịp đầu Xuân. Trong bức thư nhà thơ động viên cô Thư và cầu chúc cho cô và người bạn mình sẽ sớm nên duyên vợ chồng. Bức thư thứ 2 là của người lính Lê Đình Hy (xã Thạch Mỹ, huyện Thạch Hà) - bạn của nhà thơ Phạm Tiến Duật gửi cho cô Thư khi hai người đã nên duyên vợ chồng.
Bức thư của nhà thơ Phạm Tiến Duật và ông Lê Đình Hy ( bức thứ 1 và thứ 2 hàng dưới từ phải qua)
Như vậy niềm mong mỏi và lời chúc của nhà thơ Phạm Tiến Duật đã thành sự thật chỉ sau đó ít năm.
Chuyện hậu phương
Đặc biệt, những hình ảnh, hiện vật, tài liệu... còn tái hiện sinh động đời sống hậu phương của nhân dân Hà Tĩnh. Vừa tham gia sản xuất, nhân dân Hà Tĩnh còn tham gia chiến đấu lập được nhiều thành tích cao.
Một trong số đó phải kể đến tiểu đội nữ dân quân Kỳ Phương (huyện Kỳ Anh) với thành tích "bắn chẻ đầu" máy bay Mỹ.
Tiểu đội 9 nữ dân quân Kỳ Phương (huyện Kỳ Anh)
Năm 1967, chín cô gái xã Kỳ Phương (Kỳ Anh) được trang bị ba khẩu súng thượng liên trực chiến đấu bắn máy bay Mỹ. Qua thực tế chiến đấu, các cô thực hiện tác chiến với phương châm "phải bắn chẻ đầu máy bay Mỹ", chờ cho địch nhào xuống thấp nhất, gần nhất, nhằm thật trúng để những viên đạn bắn lên găm thẳng vào máy bay Mỹ. Bằng cách đánh ấy, trong 27 ngày (từ ngày 26-7 đến ngày 21- 8) tiểu đội đã độc lập bắn rơi ba máy bay Mỹ và phối hợp với các đơn vị bạn bắn rơi bốn chiếc khác.
Huy hiệu đích thân Bác Hồ trao tặng cho 9 cô gái vì những thành tích anh hùng
Kỷ vật Đại tướng Võ Nguyên Giáp tặng cho chị Tưởng Thị Diên
Năm 1968, trong một lần về thăm Hà Tĩnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghe chuyện về tiểu đội đã tặng đội trưởng Tưởng Thị Diên chiếc bi đông đựng nước làm kỷ niệm. Chị Diên cũng là người vinh dự được thay mặt tiểu đội đi gặp Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch và được Người gửi tặng mỗi cô một huy hiệu Chiến sĩ giải phóng.
Chiến lợi phẩm quân và dân ta thu được từ bắn hạ máy bay địch
1 chiếc ghế giặc lái từ chiếc máy bay F4 bị quân và dân ta bắn rơi vào ngày 20/3/1966
Năm 1971, tiểu đội chín cô gái Kỳ Phương đã được tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".
Mảnh vỡ máy bay tại trận địa núi Nài vào ngày 26/3/1965
Thang máy bay F4
Cũng từ những vật dụng thô sơ, quân và dân ta cũng đã biến chúng thành những vũ khí chống lại thứ vũ khí hiện đại của 2 đế quốc hùng mạnh như bàn chông, chông, mìn nón, giáo, mác...
Mìn nón...
bàn chông... từ những vũ khí thô sơ góp phần làm nên chiến thắng của quân và dân ta trong 2 cuộc kháng chiến
Tại triển lãm còn lưu giữ thiết bị dùng phá bom của anh hùng Vương Đình Nhỏ. Chỉ với 1 cây tre, 1 đoạn dây, anh đã sáng tạo ra cách phá bom "làm cho nó câm, không cho nó nổ.
Đèn của Ty Giao thông vận tải sáng chế đặt ở ngã ba Bãi Vọt (thị xã Hồng Lĩnh) để làm đèn chỉ đường ban đêm trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
Bằng cách tính toán sử dụng một lượng thuốc nổ vừa phải và đặt ở một hướng hợp lý để tách đầu nổ ra khỏi quả bom, hoặc dùng lượng bộc phá đủ để hất quả bom ra xa đường hoặc cho nó nổ trên không, không cho nổ dưới đất phá hỏng đường. Trong những ngày địch đánh ác liệt ở Ngã ba Đồng Lộc, anh đã cùng đồng đội phá hơn 500 quả bom nổ chậm, riêng anh phá 150 quả, xứng đáng danh hiệu "Dũng sĩ phá bom nổ chậm". Nhờ những chiến công của anh đã góp phần chắt đứt âm mưu của đế quốc Mỹ hòng cắt con đường chi viện ra tiền tuyến.
Dụng cụ phá mìn của anh hùng Vương Đình Nhỏ
Hay cuốn số nhật ký của người dân có tên Trần Bá Túc (xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà). Năm 1964, đế quốc Mỹ sử dụng nhiều chiêu bài chiến tranh tại Việt Nam trong đó có chiêu trò "Tâm lý chiến" bằng cách thả những cuốn sổ có nội dung kếu gọi người dân buông súng, ca ngợi đế quốc Mỹ. Thế nhưng chính từ những trang giấy của bọn chúng, ông Túc đã ghi những tội ác hàng ngày của Mỹ trên quê hương ông như: bao nhiêu người thương vong; số gia súc, gia cầm bị chết; số công trình sinh hoạt bị phá hoại...
Sổ nhật ký của ông Trần Bá Túc
Chiếc gậy của mẹ Bảo (xã Đức Phong, huyện Đức Thọ). Từ những năm 1934, khi còn đang độ tuổi thanh xuân mẹ đã gia nhập vào hàng ngũ QĐND Việt Nam. Khi tuổi đã cao, hàng ngày mẹ Bảo vẫn thường xuyên chống gậy ra thăm các anh em bộ đội đóng quân tại địa phương trong kháng chiến chống Mỹ.
Chiếc xe thồ của ông Phan Xanh (xã Đức Thủy, huyện Đức Thọ) dùng thồ hàng phục vụ tiền tuyến những năm 1965-1975 từ cầu Linh Cảm đến xã Song Lộc
Vào những năm 1968, khi tuyến đường giao thông huyết mạch quốc lộ 1A bị chia cắt bởi sự ném bom ác liệt của Mỹ, 130 hộ dân đã tự nguyện dỡ nhà lấy gỗ lát đường cho xe vận tải qua... Một trong những kỷ vật được trung bày tại triển lãm là xà nhà bằng gỗ của ông Phạm Tiến Đông được tháo dỡ trong đêm 18/3/1968. Chính xà nhà là vật chứng lịch sử cho tinh thần "xe chưa qua, nhà không tiếc" của nhân dân Hà Tĩnh trong kháng chiến chống Mỹ.
Xà nhà ông Phạm Tiến Đông
Đèn phòng không của bác Trần Văn Đông (làng K130, xã Tiến Lộc, huyện Can Lộc) dùng để soi đường cho xe bộ đội qua đường QL 1A đoạn qua địa phận xã Tiến Lộc.
Hơn 200 hiện vật, mỗi hiện vật là một câu chuyện tái hiện sinh động bức tranh về đời sống của quan và dân ta qua hai cuộc chiến. Chiến tranh đã đi qua, hàng ngàn người con Hà Tĩnh đã ngã xuống, có người trở về tiếp tục xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Nhưng câu chuyện về họ mãi là khúc tráng ca còn vang mãi...
Phượng Vũ
Theo Dantri
Kháng chiến chống Thực dân Pháp: "châu chấu đá voi lòi ruột" Thua kém về trang bị nhiều mặt nhưng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ, quân dân ta đã giành chiến thắng oanh liệt trước Thực dân Pháp. Sau 16 tháng từ ngày tuyên bố độc lập, trong lúc chính quyền chưa được củng cố vững mạnh, xã hội chưa thật ổn định thì dân tộc ta đã phải...