Về sớm, nhìn bát cơm mẹ chồng đang ăn, tim tôi quặn đau
Hôm nay vì hết hàng sớm nên tôi được về từ trưa. Nhờ đó mà tôi biết mỗi ngày mẹ chồng mình đã ăn uống như thế nào…
Ảnh minh họa
Một năm nay, mẹ chồng đến sống cùng vợ chồng tôi để phụ giúp tôi đưa đón bé Susi đi học mẫu giáo. Vợ chồng tôi đều là công nhân, đang nợ hơn 500 triệu vì vay tiền xây nhà nên việc chi tiêu cũng dè sẻn tối đa. Chúng tôi còn thường xuyên nhận thêm hàng, chấp nhận tăng ca đến 9 giờ tối mới về để có thêm tiền trả nợ. Mẹ chồng biết thế nên chủ động bảo đến ở nhà tôi để giúp đỡ chúng tôi dọn dẹp nhà cửa và lo cho cháu nhỏ. Ngày nào đi làm về, thấy mâm cơm đã sẵn sàng, con gái được tắm rửa, ăn uống chu đáo mà tôi yên lòng. Thế nên tôi biết ơn mẹ chồng rất nhiều.
Cứ ngày 5 hàng tháng được nhận lương, tôi đều tính toán các khoản cần chi rồi đưa cho mẹ chồng 3 triệu để bà mua thức ăn. Còn những thứ lặt vặt khác như sữa tắm, bột giặt, gia vị… tôi sẽ mua một lần với số lượng lớn, khi nào hết mới mua tiếp. Vì mẹ chồng chưa bao giờ than thở về số tiền tôi đưa nên tôi cứ nghĩ mình đưa 3 triệu là đủ rồi.
Hôm qua, vì công ty hết hàng sớm nên tôi được về từ trưa. Lúc tôi về đến nhà là gần 12 giờ, mẹ chồng đang ăn cơm. Thấy tôi về, bà cũng bất ngờ lắm. Tôi nhìn bát cơm của mẹ chồng chỉ có cơm trắng với 2 miếng đậu phụ luộc, bát nước mắm mà sửng sốt.
Video đang HOT
Tôi hỏi sao mẹ không mua thức ăn mà ăn, ăn uống kiểu này lấy đâu chất dinh dưỡng? Mẹ nói bà lớn tuổi rồi, ăn uống qua loa cũng được; còn chúng tôi còn trẻ, đi làm nặng nên cần phải ăn ngon mới đủ sức khỏe.
Nghĩ đến những mâm cơm tối đủ món ăn ngon và được đổi bữa liên tục, rồi cơm cho cháu, đồ ăn sáng và hàng trăm thứ cần phải chi tiền; nghĩ đến bát cơm trưa của mẹ chồng, tim tôi đau quặn. Bấy lâu nay, tôi đã thờ ơ, vô tâm với mẹ quá. 3 triệu đồng làm sao đủ để lo ăn uống cho cả nhà 5 người suốt 1 tháng chứ? Chưa kể con tôi còn đòi ăn vặt hay uống sữa các kiểu? Mẹ chồng vì muốn các con được ăn ngon mà chấp nhận ăn uống qua loa như thế này.
Tối, tôi vào phòng mẹ chồng, đưa thêm cho bà 2 triệu nữa nhưng bà không cầm. Bà nói số tiền tôi đưa đã đủ chi tiêu rồi nên không cần lấy thêm. Tôi nhét tiền vào tay mẹ, nói mẹ phải ăn uống ngon, có sức khỏe thì tôi mới yên tâm. Thấy bà ăn bát cơm thiếu chất, tôi vừa xót xa vừa ân hận.
Mẹ chồng vỗ về, còn khuyên tôi cứ để tiền mà trả nợ dần cho người ta. Tôi áy náy vô cùng và cũng không biết làm sao để mẹ chồng lo ăn uống cho bản thân tốt hơn?
Mẹ chồng chỉ bênh cháu ngoại
Hoài nói với chồng: "Em vốn dĩ không phải là người nhỏ nhen, nhưng cách cư xử của mẹ nhiều lần khiến em chịu không nổi".
Nhà chồng của Hoài chỉ có 2 chị em, chồng Hoài là út. Để tiện chăm sóc ba mẹ lúc về già, sau khi kết hôn, chồng Hoài không đồng ý việc ra riêng. Khi người chị chồng lập gia đình, ông bà cũng cắt bớt một phần đất để con gái và con rể cất ngôi nhà khang trang bên cạnh.
Những tưởng chị em ở gần nhau thì gắn bó, hòa thuận để hỗ trợ nhau, thế mà thực tế người hai nhà mặt nặng mày nhẹ, bằng mặt chứ không bằng lòng. Một trong những nguyên nhân gây nên bất hòa là do cách cư xử không công bằng của mẹ chồng Hoài.
Mẹ chồng Hoài dành nhiều quan tâm và chăm sóc cho cháu ngoại (Ảnh minh họa)
Theo quan sát của Hoài thì mẹ chồng chỉ thương cháu ngoại, xem cháu ngoại là báu vật; còn với cháu nội, bà luôn thể hiện suy nghĩ "trời sinh voi, trời sinh cỏ", trẻ con mà chăm sóc chiều chuộng thì chúng chỉ sinh hư.
Bé Xíu là con gái Hoài; bé Na là con gái chị chồng. Xíu kém Na gần 2 tuổi, đều đang học mầm non. Cháu nhỏ hơn, thông thường sẽ cần được chăm sóc, dạy dỗ, nhận được nhiều sự dịu dàng, ân cần hơn. Thế mà ngược lại, từ ánh mắt, lời nói đến cử chỉ, hành động của mẹ chồng, Hoài luôn cảm nhận được sự thiên vị.
Nhiều lần Hoài đi làm về trời đã tối mịt, thấy bé Xíu tha thẩn chơi một mình ở phòng khách, mồ hôi nhễ nhại, chưa ăn uống, tắm rửa, còn bé Na thì nằm trong phòng riêng của bà có điều hòa, 2 bà cháu rúc rích cười nói.
Hoài đánh tiếng hỏi sao mẹ không gọi cháu vào chơi cùng hoặc bật quạt cho cháu ngồi kẻo muỗi, thì bà chỉ trả lời qua quýt: "Mẹ gọi vào mà Xíu không chịu, hỏi có muốn tắm không thì Xíu cũng bảo không". Nghe mẹ trả lời vậy, Hoài đành im lặng, vội bảo con xếp lại đồ chơi rồi đưa con đi tắm.
Nhìn cách phân xử của mẹ chồng mỗi lần 2 đứa cháu giành đồ chơi của nhau, Hoài cũng bất mãn. Nếu cháu ngoại giành đồ chơi của cháu nội, bà sẽ nói: "Đồ chơi của chị, cháu trả lại cho chị đi, mai mẹ Hoài mua cho cái khác". Còn nếu cháu nội muốn giành đồ chơi của cháu ngoại thì bà sẽ nói: "Cho chị Na mượn chơi một tí rồi chị trả lại nhé, không hư hỏng gì đâu".
Khi 2 cháu cãi lộn, cào cấu nhau, bà chỉ la mắng, quở phạt cháu nội và luôn phớt lờ, du di cho cháu ngoại.
Đành rằng, những mâu thuẫn, khúc mắc kể ra chỉ là chuyện vụn vặt, tuy nhiên nếu không có cách nhìn nhận hợp lý và tìm cách giải quyết thì sẽ tích tiểu thành đại, lâu ngày tạo nên những mối căng thẳng trong gia đình.
Hôm qua, trước lúc đi ngủ Hoài nói với chồng: "Em không phải người nhỏ nhen, nhưng cách cư xử không công bằng của mẹ khiến em chịu không nổi. Em vốn dĩ rất yêu thương bé Na, nhưng tại mẹ "bên trọng bên khinh" mà dần dà em khó chịu, bực bội khi chị và cháu ăn dầm ở dề bên nhà mình. Mẹ thì xem bé Na là cả thế giới".
Nghe vợ than, chồng Hoài nắm chặt tay cô. Chính anh cũng cảm nhận được sự nặng nề, ấm ức của Hoài bấy lâu nay, nhưng vì bận rộn đi sớm về khuya nên anh chưa rốt ráo tìm cách tháo gỡ. Anh nói với vợ: "Thôi ngủ đi, cuối tuần này anh xin họp gia đình để nói chuyện rõ ràng hơn với ba mẹ".
Vợ vất vả dọn dẹp đến khuya, chồng vẫn muốn đuổi ra khỏi nhà Khi tôi dọn dẹp nhà cửa, tắm rửa và lên giường ngủ đã hơn 22 giờ khuya. Cả ngày quần quật ở công ty, về nhà lại phải lau dọn nên tinh thần tôi lúc nào cũng cau có. Ảnh minh họa Chồng tôi là thợ mộc nhưng vì đất nhà không rộng rãi nên không thể tách rời xưởng mộc được. Xưởng...