Vệ sinh sàn nhà sao cho đúng?
Sàn nhà hiện nay được lát với 4 loại vật liệu, thế nên chỉ cần bạn nắm được đặc điểm của từng loại vật liệu xây dựng, bạn có thể dễ dàng làm sạch chúng.
Trong thiết kế không gian nhà hiện đại, sự rộng rãi và xuyên suốt đã trở thành xu hướng chủ đạo những năm gần đây. Các kiến trúc sư thường giảm sử dụng vách ngăn kiên cố, mà sử dụng vật liệu của sàn nhà làm ranh giới. Ví dụ như lối vào lát bằng đá hoa cương để tạo không khí chào đón, phòng khách lát gỗ tạo không gian đầm ấm, quây quần của gia đình, phòng bếp thường chọn gạch lát sạch sẽ để tránh bẩn khi nấu nướng và dễ lau chùi.
Điều đặc biệt, mỗi loại vật liệu đều có cách vệ sinh riêng.
Sàn gỗ
Chất liệu gỗ luôn toát lên khí chất đơn giản, trang nhã, có tác dụng tôn lên sự ấm cúng cho không gian gia đình. Sàn gỗ thường thấy ở những mẫu nhà mang phong cách Bắc Âu vì đặc tính ấm áp. Hiện nay, đa phần người dùng lựa chọn lát sàn gỗ trong phòng ngủ để tạo không gian ngủ dễ chịu.
Ảnh minh họa: Bona.com
Tuy nhiên, chất liệu gỗ sợ nước nhất. Vì vậy, nếu trên sàn có bụi, xơ, lông, bạn có thể làm sạch nhanh chóng bằng cách dùng máy hút bụi, robot hút bụi có chức năng lau và giặt sấy bông lau, hoặc dùng cây lau tĩnh điện để loại bỏ bụi bẩn. Nên tránh việc lau đi lau lại sàn nhà để tránh trầy xước và làm tổn thương sàn nhà.
Nếu sàn dính thức ăn hoặc các vết bẩn khó tẩy khác, hãy lau bằng khăn khô ngay sau khi lau bằng nước để tránh việc độ ẩm ăn mòn hoặc làm mốc sàn gỗ.
Ốp lát sàn nhà bằng các loại đá cẩm thạch có tác dụng giúp mở rộng quy mô không gian, tạo bầu không khí trong lành, mát mẻ. Kết cấu và màu sắc khác nhau của mỗi viên đá thể hiện một cá tính riêng cho chủ nhân. Thông thường, người décor nhà thường lát đá cẩm thạch khi thiết kế nhà theo phong cách tân cổ điển, Indochine…
Đá cẩm thạch là loại vật liệu xây dựng tự nhiên có “lỗ rỗng” nên rất dễ thấm nước. Vậy thì bạn nên tránh lau chùi bằng nhiều nước. Đá có chứa khoáng chất, trong khi chất tẩy rửa có tính axit hoặc kiềm mạnh sẽ phản ứng hóa học với khoáng chất trong đá, gây ảnh hưởng đến màu sắc, chất liệu của sản phẩm.
Tốt hơn hết bạn nên chọn chất tẩy rửa trung tính khi làm vệ sinh sàn. Ngoài việc vệ sinh hàng ngày, việc đánh bóng các mặt đá theo phương pháp chuyên nghiệp có thể giúp kéo dài tuổi thọ và giữ cho sàn luôn sáng đẹp như mới.
Sàn gạch
Kiểu dáng của gạch rất phong phú, có thể là gạch trơn màu, gạch có vân, gạch bông, thậm chí là gạch giả đá, gạch giả vân gỗ… Các sản phẩm này rất dễ lau chùi và bảo dưỡng nên được ưa chuộng nhất, giá thành cũng “mềm”.
Video đang HOT
Để làm sạch sàn gạch, bạn có thể dùng máy hút bụi để hút sạch cát bụi sau đó dùng giẻ hoặc cây lau để lau sạch các vết bẩn, nhất là những góc chết của rãnh gạch. Bạn có thể dùng bàn chải đánh răng để làm sạch bụi bẩn trong các đường rãnh.
Cần lưu ý tránh các loại bàn chải sắc nhọn như các loại xơ mướp, bàn chải thép… sẽ làm bong bề mặt gạch, các kẽ hở do trầy xước dễ khiến bụi bẩn và vi khuẩn bị lưu lại.
Sàn nhựa
Sàn nhựa chịu được mài mòn, dễ bảo trì, dễ lau chùi. Cũng giống như sàn gạch, sàn nhựa có nhiều kiểu dáng, giá thành khá dễ chịu. Vì sản phẩm làm bằng nhựa nên không sợ bị mục hay hơi nước xâm nhập. Bạn chỉ cần dùng máy hút bụi và cây lau nhà là có thể lau sạch sàn. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý chất liệu nhựa không có khả năng chịu axit và kiềm mạnh, vì thế nên tránh sử dụng loại chất tẩy rửa có tính axit hay kiềm cao.
Sự ấm áp của sàn gỗ, bầu không khí tươi mát của đá cẩm thạch, hay cá tính của gạch lát đều là những nét độc đáo riêng cho từng loại sản phẩm. Bằng cách sử dụng đúng phương pháp làm sạch, sàn nhà sẽ được bền, đẹp lâu dài, giúp tiết kiệm chi phí cho bạn.
Ưu, nhược điểm không nên bỏ qua của 4 nguyên liệu lót sàn được ưa chuộng hiện nay, nắm chắc chị em xuống tiền "chỉ có chuẩn"
Gỗ, tre, gạch men và thảm đâu mới là nguyên liệu lót sàn phù hợp cho gia đình bạn. Đặc biệt, soi ưu nhược điểm để biết mỗi không gian phù hợp nhất với nguyên liệu nào?
Không một loại sàn nào là lý tưởng tuyệt đối cho không gian phòng. Ví dụ, chất liệu gỗ luôn được ưa chuộng vì cảm giác ấm áp, cổ điển của nó, nhưng lại không bền trong môi trường có độ ẩm cao.
Chính vì thế, những ưu điểm, nhược điểm của 4 loại sàn phổ biến hiện nay sẽ được thông tin chi tiết để chị em cùng tham khảo.
1. Gỗ
Gỗ là một trong những nguyên liệu dùng để lót sàn phổ biến nhất hiện nay. Cấu trúc của nó đơn giản dễ phối và thích hợp với nhiều phong cách nhà.
Ưu điểm
Mọi người thường thích sử dụng sàn gỗ bởi trông nó chắc chắn và tuyệt vời trong bất kỳ phong cách trang trí nhà. Nó cũng có tuổi thọ cao. Các chuyên gia nói rằng sử dụng sàn gỗ cũng làm tăng giá trị bán lại của ngôi nhà.
Sàn gỗ khá dễ lau chùi, chỉ cần quét sạch rác bẩn và lau với nước.
Nhược điểm
Nhược điểm lớn nhất của sàn gỗ là chúng cần được xử lý bởi những người thợ lành nghề. Chúng có thể bị cong vênh nếu tiếp xúc với độ ẩm cao trong một thời gian dài. Điều này khiến chất liệu này trở thành một lựa chọn không phù hợp cho phòng tắm hoặc phòng giặt ủi. Chúng có thể co lại do thay đổi nhiệt độ và dễ bị trầy xước.
Không gian nên sử dụng
Sàn gỗ là sự lựa chọn tốt nhất cho phòng khách, phòng ăn và phòng ngủ. Không nên dùng trong nhà bếp, phòng tắm hoặc phòng giặt ủi.
2. Tre
Tre là một loại vật liệu được sử dụng lót sàn khá phổ biến gần đây như là một nguyên liệu thay thế thân thiện với môi trường. Nhưng các chuyên gia cũng cảnh báo rằng tre không phải là một lựa chọn xanh tuyệt đối trong xây dựng.
Ưu điểm
Tre là giúp cho sàn nhà có độ cứng, bền và mát. Nhiều người coi tre là một lựa chọn thân thiện với môi trường nếu so với sàn gỗ. Theo Slate, tre là loại cây có tốc độ phát triển nhanh hơn nhiều so với hầu hết các nguyên vật liệu đang sử dụng để làm sàn khác.
Nhược điểm
Mặc dù tre là một nguồn tài nguyên có thể tái tạo, nhưng hầu hết các tấm ván tre được sản xuất và vận chuyển từ châu Á, điều này làm tăng chi phí và phác thải. Ngoài ra, nhiều nông dân trồng tre còn phụ thuộc vào phân bón và thuốc trừ sâu gây hại cho môi trường.
Ngoài ra, nếu sử dụng loại tre rẻ tiền thì sàn dễ bị trầy xước và có vết lõm trong quá trình sử dụng.
Không gian nên sử dụng
Sàn tre phù hợp cho khu vực sinh hoạt chung, hành lang và phòng ngủ.
3. Gạch men
Ưu điểm
Gạch men có nhiều màu sắc và kiểu dáng, vì vậy nó có thể phù hợp với bất kỳ phong cách nhà nào. Nhờ công nghệ in hiện đại, người ta cũng có thể tạo ra gạch men với hầu như bất kỳ mẫu hoa văn nào. Nó có thể bắt chước hình dáng của đá tự nhiên hoặc thậm chí là gỗ.
Gạch cũng được đánh giá là loại sàn bền nhất, chống trầy xước, không vết lõm và chịu được độ ẩm. Nó cũng rất dễ dàng để làm sạch. Vật liệu này không cần phí bảo trì cao.
Nhược điểm
Luôn tạo cảm giác lạnh và cứng dưới chân và nó làm cho tiếng bước chân nghe to hơn. Gạch men cũng dễ gây trơn trượt nếu bạn không phủ một lớp chống trơn đặc biệt.
Độ bền khác nhau tùy thuộc vào loại gạch men bạn chọn. Gạch tráng men rất dễ lau chùi và bảo trì, nhưng các đường vữa giữa các viên gạch có thể bị ố nếu bạn không vệ sinh thường xuyên. Và nó cũng hay xảy ra tình trạng nứt.
Không gian nên sử dụng
Nên dùng cho không gian nhà bếp, phòng tắm, phòng giặt ủi hoặc hiên nhà.
4. Thảm
Thảm là một vật liệu lót sàn được chị em yêu thích và hay dùng trong các không gian phòng ngủ và khu vực sinh hoạt. Nó được tạo ra bằng cách kéo các sợi mềm, chẳng hạn như len hoặc nylon, qua lớp vải dệt, sau đó xếp chồng thành nhiều lớp.
Ưu điểm
Nhiều người thích lót thảm cho sàn vì cảm thấy mềm mại và ấm áp dưới chân. Nó cũng tạo được sự yên tĩnh, chống trơn trượt khi bước đi và khá dễ lắp đặt.
Nhược điểm
Thảm trải sàn khó làm vệ sinh. Ngay cả khi bạn hút bụi thường xuyên, nó vẫn có thể chứa bụi bẩn. Nó cũng dễ bị nhuộm màu bởi các loại đồ ăn rơi rớt. Các sợi mềm của thảm có thể chứa các chất gây dị ứng như phấn hoa và lông thú cưng, khiến nó trở thành một điều tồi tệ nếu trong nhà bạn có người bị dị ứng.
Không gian nên sử dụng
Thảm thích hợp nhất cho các khu vực như phòng ngủ và phòng khách, nơi ít bụi bẩn và hạn chế được đồ ăn bị đổ. Tránh sử dụng trong nhà bếp.
Kinh nghiệm lựa chọn sàn gỗ không phải ai cũng biết Sàn gỗ mang lại vẻ đẹp sang trọng, hiện đại, tuy nhiên vẫn cần có kinh nghiệm để lựa chọn phù hợp với không gian. Sàn gỗ phòng khách Phòng khách không đơn thuần chỉ là nơi sinh hoạt chung của cả gia đình mà còn là nơi đón tiếp khách, là bộ mặt của ngôi nhà. Vì vậy, ngoài đảm bảo chất...