Vệ sinh két nước làm mát có thực sự quan trọng?
Két nước làm mát sử dụng lâu không vệ sinh liệu có ảnh hưởng gì đến khả năng vận hành của xe không?
Két nước làm mát động cơ là một trong những bộ phận thuộc hệ thống làm mát của ô tô. Đặc biệt, đây là bộ phận thiết yếu trong hệ thống làm mát động cơ giúp điều hòa nhiệt độ làm mát không khí. Két nước được thiết kế bao gồm các ống nhỏ, hẹp đan xen với các lá nhôm mỏng giúp quá trình tản nhiệt hiệu quả hơn.
Két nước đóng vai trò quan trọng trong hệ thống làm mát của ô tô với nhiệm vụ giúp ô tô hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ cho các linh kiện của ô tô. Trong quá trình sử dụng, động cơ xe sẽ sinh ra rất nhiều nhiệt. Nếu không được làm mát, lượng nhiệt sẽ làm cho các chi tiết kim loại nở ra và các mối nối khó gia công, đối với piston nở ra sẽ làm cho xi lanh bị xước, các chi tiết cao su bị nóng chảy. ..
Két nước làm mát động cơ là một trong những bộ phận thuộc hệ thống làm mát của ô tô
Đặc biệt, nên vệ sinh két nước sau mỗi 40.000 km để đảm bảo hệ thống làm mát hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ cho các bộ phận khác trong hệ thống. Nếu không được vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên, két nước của động cơ có thể bị vỡ. Ngoài ra, cần chú ý các dấu hiệu sau:
Rỉ sét: Đây là dấu hiệu của sự phá hủy, ăn mòn kim loại ở phần két nước tạo nên các vết nứt và trường hợp nặng có thể gây vỡ két.
Ống dẫn bị hỏng: Bộ làm mát được thiết kế bao gồm các ống mềm và bộ điều chỉnh mức nước làm mát được sử dụng để cân bằng nhiệt độ của động cơ. Như vậy, khi bộ điều nhiệt bị lỗi sẽ khiến áp suất làm mát cao hơn hoặc quá nhiệt bên trong dàn tản nhiệt, từ đó dẫn đến nứt két nước.
Video đang HOT
Gioăng két nước: Đối với trường hợp gioăng bị rò rỉ gây quá nhiệt hoặc khi áp suất cao dẫn đến thủng két nước.
Khi nhiệt độ lên quá cao: Đối với thời tiết nắng nóng của mùa hè Việt Nam lúc bấy giờ, dàn tản nhiệt càng khó làm mát hơn do hơi nóng từ bên ngoài tỏa ra. Nếu lượng nước làm mát không đủ sẽ dẫn đến hiện tượng quá nhiệt và gây nứt bộ tản nhiệt.
Như vậy, két nước làm mát sau một thời gian sử dụng không được vệ sinh định kỳ sẽ gây ra hiện tượng tắc nghẽn, gây khó khăn khi vận hành. Do đó chúng ta cần phải vệ sinh két nước làm mát thường xuyên.
Dừng xe ngay nếu bạn nhìn thấy 3 đèn cảnh báo này nổi trên taplo
Trong hàng chục ký hiệu và đèn cảnh báo hiển thị trên đồng hồ taplo, bạn cần đặc biệt chú ý đến 3 loại đèn cảnh báo sau. Nếu một trong số chúng xuất hiện, cần dừng xe lại ngay lập tức.
Với nhiều đèn cảnh báo bật sáng trên đồng hồ táp lô, bạn có thể tạm bỏ qua và chạy tiếp. Nhưng với 3 đèn cảnh báo dưới đây, bạn tuyệt đối không thể phớt lờ, bởi chỉ cần chậm vài phút có thể sẽ phải trả giá đắt.
1. Cảnh báo áp suất dầu nhớt
Đèn báo áp suất dầu thường sẽ xuất hiện khi bật khoá điện và tắt ngay khi xe khởi động.
Thông thường, đèn này sẽ xuất hiện khi bật chìa khóa điện, và sẽ biến mất khi động cơ được khởi động. Tuy nhiên, khi khởi động xe xong mà vẫn hiện đèn này thì có nghĩa là áp suất dầu bôi trơn đang ở dưới ngưỡng an toàn. Nguyên nhân có thể là do dầu bị rò rỉ và thiếu, hao dầu, bơm dầu hỏng,...
Lúc này, bạn nên nhanh chóng dừng xe vào nơi an toàn và tắt máy, đồng thời kiểm tra mức dầu nhớt có bị hao hụt hay không. Nếu hao hụt thì bổ sung ngay dầu bôi trơn. Nếu dầu không hao thì nguyên nhân có thể do bơm dầu bị trục trặc và cần đưa xe đến gara ngay.
Nếu đèn cảnh báo trên hiện mà bạn vẫn cố tình chạy xe, các bộ phận cơ khí chính xác cao bên trong động cơ sẽ không được bôi trơn và bị mài mòn nhanh chóng. Các cơ cấu chịu áp lực cao như piston, xy-lanh, trục khuỷu,... bị ảnh hưởng nặng nề dẫn đến bó máy và hỏng động cơ chỉ trong 1 thời gian ngắn.
2. Động cơ quá nhiệt
Khi biểu tượng này hiện lên, có thể xe của bạn đang chạy trong tình trạng cạn kiệt nước làm mát.
Một chiếc đèn hình nhiệt kế nhúng trong nước màu đỏ bật sáng cho thấy động cơ xe đang bị quá nhiệt, nước làm mát quá nóng. Nguyên nhân có thể là do thiếu nước làm mát, có không khí trong hệ thống nước làm mát hoặc bơm nước bị hư hỏng.
Lúc này, bạn cần tìm chỗ đỗ xe phù hợp và mở ca pô lên quan sát xem nước làm mát xem có bị hao hụt hay không. Nếu nước làm mát cạn cần tắt máy ngay; nước còn nhưng đang sôi để động cơ nổ không tải cho nước được lưu thông trong ít phút rồi tắt máy. Sau đó, có thể bổ sung bằng nước để tiếp tục hành trình nhưng phải theo dõi liên tục... Tốt nhất là đưa xe về gara xử lý kịp thời.
Nếu tiếp tục lái xe trong khi động cơ đang bị quá nhiệt có thể sẽ khiến các bộ phận của động cơ hỏng nhanh; nắp máy bị quá nóng và cong vênh; các gioăng phớt làm kín bị phá hỏng hoàn toàn; hệ thống ống dẫn bị quá nhiệt cũng sẽ bị hư hỏng... Chi phí phục hồi rất tốn kém mà động cơ vẫn không thể hoạt động bình thường trở lại khi nhiều chi tiết đã bị biến dạng.
3. Cảnh báo hệ thống phanh
Sẽ vô cùng nguy hiểm nếu lái xe mà hệ thống phanh gặp trục trặc.
Cảnh báo này có hình một dấu chấm than trong hình tròn màu đỏ hoặc ở một số xe có chữ "P" trong hình tròn đỏ. Có khá nhiều nguyên nhân khiến đèn cảnh báo hệ thống phanh bật sáng, có thể là do má phanh bị mòn, do áp suất dầu phanh không đủ hay có thể là đèn phanh bị cháy.
Khi đèn này bật sáng có nghĩa là phanh xe của bạn đang gặp vấn đề rất nghiêm trọng rồi. Lúc này, hãy lập tức dừng xe, bật đèn cảnh báo khẩn cấp và đưa xe vào vị trí an toàn. Đồng thời kiểm tra dầu phanh, nếu mức dầu phanh bị cạn, bạn không nên tiếp tục lái xe nữa.
Còn nếu dầu phanh vẫn đủ, nguyên nhân có thể đến từ những vị trí khác như do cảm biến ABS bị hư hỏng, hệ thống dây dẫn đèn phanh bị đứt hay má phanh quá mòn đến ngưỡng cần phải thay thế. Khi đó, bạn vẫn có thể vẫn tiếp tục hành trình, nhưng cần cảnh giác cao độ và khẩn trương đưa xe vào gara để xử lý ngay khi có thể.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ dầu nhớt động cơ Sau một thời gian sử dụng, dầu nhớt sẽ bị biến chất bởi nhiều yếu tố tác động, không còn đảm bảo được tính năng bôi trơn như ban đầu. Dầu nhớt có tác dụng gì? Không phải ai cũng biết rằng dầu nhớt có những vai trò cực kỳ quan trọng. Bôi trơn: Dầu nhớt giúp cho piston di chuyển lên xuống...