Vệ sinh bàn chải đánh răng đúng cách
Mặc dù chỉ sử dụng khoảng 1 phút mỗi lần nhưng nếu không giữ vệ sinh bản chải, bệnh răng miệng cũng có thể từ đó mà ra.
Vi khuẩn hay các vi sinh vật chứa mầm bệnh dễ dàng lây lan từ chiếc bàn chải đánh răng đến miệng. Một chiếc bàn chải có thể biến thành chỗ ẩn chứa của hàng loạt loại vi khuẩn gây hại khác nhau. Do vậy, đểđảm bảo răng miệng sạch sẽ bạn cần đảm bảo vệ sinh cho chiếc bàn chải đánh răng của mình. Dưới đây là những bước đơn giản để làm sạch bàn chải đánh răng hiệu quả.
1. Không để bàn chải ở những vị trí nằm ngang sau khi đánh răng xong. Nên dựng đứng chúng để nước có thể róc khô, tránh ẩm ướt ở lông bàn chải. Đặt bàn chải ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với bàn chải đánh răng của người khác.
2. Trước khi lấy kem đánh răng, cầm bàn chải rửa sạch qua với nước ít nhất trong 1-2 phút. Sau khi đánh răng xong, có thể súc miệng bằng nước súc miệng thích hợp nhằm loại bỏ những vi khuẩn còn lại ở trong miệng.
3. Nhúng bàn chải đánh răng vào nước đang sôi. Mặc dù cách này sẽ làm các lông bàn chải yếu đi, tuy nhiên lại rất hiệu quả trong việc giết chết hàng triệu con vi khuẩn còn bám trụ trong bàn chải. Áp dụng phương pháp này 1 lần/tuần để hạn chế tối đa hư tổn cho bàn chải mà vẫn đảm bảo an toàn.
4. Thỉnh thoảng ngâm vài phút bàn chải đánh răng trong dấm rồi rửa sạch với nước ấm. Cẩn thận để không bị bỏng tay.
Theo Dân Trí
Những vật dụng chị em nên cảnh giác
Tưởng chừng như rất sạch sẽ nhưng 7 vật dụng nhỏ dưới đây lại là một "thế giới" vi khuẩn đe dọa sức khỏe của phái đẹp.
Video đang HOT
Khăn tắm
Đây là vật bất ly thân hàng ngày của các chị em sau những lần đi tắm. Tuy nhiên, khăn tắm được sử dụng nhiều lần, không được giặt sạch sẽ sẽ biến thành nơi chứa rất nhiều các loại vi khuẩn gây hại cho da, thậm chí là gây viêm nhiễm cho vùng kín. Ngoài ra, việc sử dụng chung khăn tắm cho các thành viên trong gia đình cũng là nguồn lây nhiễm các bệnh về da.
Giải pháp: Thay vì việc sử dụng khăn tắm nhiều lần, bạn hãy giặt khăn tắm hàng ngày. Khăn tắm cần được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn. Bạn không nên để khăn tắm trong nhà tắm vì môi trường ẩm ướt trong nhà tắm là môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Việc dùng riêng khăn tắm cũng là một cách rất tốt để ngăn ngừa các bệnh về da của bạn.
Bàn chải đánh răng
Chúng ta thường chỉ chú ý tới việc vệ sinh răng miệng hàng ngày mà không nghĩ tới việc vệ sinh bàn chải đánh răng. Việc sử dụng bàn chải đánh răng quá lâu hoặc vệ sinh bàn chải đánh răng không đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng như: viêm lợi, răng xỉn màu, răng ê buốt.
Giải pháp: Mỗi khi đánh răng xong, bạn nên vệ sinh chiếc bàn chải đánh răng với nước đun sôi và để khô bàn chải đánh răng trước khi để chúng vào kệ. Việc này sẽ giúp bạn loại bỏ hầu hết các loại vi khuẩn còn sót lại trên bàn chải.
Bạn cũng đừng quên việc thay mới bàn chải đánh răng mỗi tháng và lựa chọn các loại bàn chải có lông mềm để tránh gây tổn thương cho răng và lợi.
Chổi, cọ trang điểm
Việc tiếp xúc thường xuyên với da, mồ hôi, phấn trang điểm mà không được vệ sinh thường xuyên đã biến những vật "bất ly thân" với phái đẹp trở thành nguồn lây lan vi khuẩn và các căn bệnh về da.
Giải pháp: Hãy thường xuyên cọ rửa chổi và các dụng cụ làm đẹp, ít nhất 1 lần/ tuần.
Giày, dép
Bạn lúc nào cũng giữ đôi chân của mình sạch sẽ. Việc này không đồng nghĩa với việc đôi giày của bạn cũng sẽ sạch sẽ. Quá trình vận động, đi lại hàng ngày sẽ kích thích quá trình tiết mồ hôi ở bàn chân. Việc sử dụng thường xuyên những đôi giày kín cộng với mồ hôi, bụi bẩn sẽ là môi trường thích hợp cho các vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi, gây nên mùi hôi ở chân cũng như căn bệnh viêm da thường gặp.
Giải pháp: Vệ sinh giày dép sạch sẽ bằng cách lau sạch với cồn hoặc phơi ra ngoài nắng nhẹ. Ánh nắng mặt trời có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn rất tốt. Bạn cũng nên lưu ý không nên "diện" 1 đồi giày hoặc dép quá lâu.Hãy thay đổi hàng ngày để giày dép của bạn được làm sạch và "nghỉ ngơi". Nếu bạn làm việc ở các văn phòng, hãy tranh thủ thời gian ngồi làm việc, bỏ giầy dép để đôi chân cũng như giày, dép của bạn được nghỉ ngơi.
Túi xách
Bạn cócó nghĩ tới việc mình đang sở hữu một "kho vi khuẩn" với chiếc túi xách thời trang và phong cách của mình? Đó hoàn toàn là sự thật. Hàng ngày, chiếc túi xách tiếp xúc với đôi bàn tay, nơi chứa nhiều mồ hôi và vi khuẩn, hoặc được đặt ở những nơi công cộng chứa nhiều bụi bẩn như: ghế sofa, bàn, tủ, cốp xe...
Ngoài ra, đối với nhiều bạn gái, chiếc túi chính là "căn nhà di động" với đủ các loại vật dụng các nhân như: gương, lược, chìa khóa, di động, phấn trang điểm... Nếu là các loại túi xách da đắt tiền, các dung mỗi hữu cơ có trong thành phần của da sẽ là nơi sản sinh ra nhiều vi khuẩn nhất.
Giải pháp: Thường xuyên vệ sinh túi xách bằng bằng cách dùng bàn chải có lông mềm cọ sạch các bụi bẩn phía bên ngoài. Dùng khăn mềm, ẩm để vệ sinh sạch sẽ phần bên trong túi. Bạn cũng nên từ bỏ thói quen biến chiếc túi của mình thành một nơi chứa đủ các thứ thập cẩm, mất vệ sinh.
Điện thoại di động
Việc thường xuyên tiếp xúc với đôi tay làm cho số lượng vi khuẩn trên "dế yêu" lên tới mức khổng lồ.
Giải pháp: Thường xuyên dùng khăn giấy hoặc vải bông mềm lau nhẹ điện thoại di động để loại bỏ các vi khuẩn gây hại có trên bề mặt. Ngoài ra, bạn nên hạn chế tới mức tối đa việc để điện thoại ngay trên đầu giường khi đi ngủ. Việc này có thể lây nhiễm vi khuẩn sang chính giường ngủ của bạn.
Chuột và bàn phím
Cũng giống như điện thoại di động, chuột và bàn phím cũng là nơi chứa cực nhiều các vi khuẩn đe dọa sức khỏe cho các quý cô chốn văn phòng. Việc vệ sinh không sạch sẽ có thể gây nên các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh ngoài da và các bệnh về mắt.
Giải pháp: Vệ sin chuột và bàn phím thường xuyên bằng khăn mền hoặc các dụng cụ vệ sinh máy tính. Bạn cũng nên rửa tay với xà bông diệt khuẩn để loại bỏ các vi khuẩn bám vào tay sau 1 ngày làm việc và tiếp xúc với chuột và bàn phím.
Theo Dân Trí
Thời điểm 'nhạy cảm' về răng miệng của chị em Do ảnh hưởng của hormone giới tính nữ, sức khỏe răng miệng ở một số giai đoạn trong cuộc đời người phụ nữ sẽ "xuống cấp" nghiêm trọng. Thời kỳ nguyệt san Trước hoặc trong giai đoạn nguyệt san, một số chị em thấy nướu lợi sưng nề và chảy máu, số khác lại có hiện tượng loét và đau nhức đến thấu...