Về rừng Nam Cát Tiên thưởng thức món “vũ nữ chân dài”
Thoạt nghe tên gọi “ vũ nữ chân dài”, chúng tôi thoáng chốc giật mình. Sau khi nghe người bạn ở Đồng Nai giải thích ngọn ngành, tôi mới biết đó là món chàng hiu hoang dã đã sấy khô.
Mới đó cũng đã hơn ba năm trôi qua, kể từ ngày chúng tôi đến thăm Vườn quốc gia Nam Cát Tiên – khu bảo tồn thiên nhiên cách TP.HCM 150 km về hướng Bắc. Đến đây, du khách sẽ được thả hồn mình vào khung cảnh thiên nhiên hữu tình, tiếng suối róc rách chảy làm cho người lữ khách như lạc vào một thế giới của các sinh vật nguyên sinh. Đối với tôi, ngoài những ấn tượng đặc biệt về khu rừng được bảo tồn này, tôi nhớ mãi món quà chàng hiu sấy khô, còn được gọi là “vũ nữ chân dài” của người bạn thân đã tặng.
Độc đáo món chàng hiu sấy khô chiên mỡ
Nam Cát Tiên là một khu rừng ẩm thấp nằm trên địa bàn 5 huyện: Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước). Buổi chiều, không gian ở đây như sầm uất hơn khi có một cơn mưa nhẹ. Đang lan man trên một cánh rừng già để nghe âm vang của tiếng suối reo, bất chợt chúng tôi nhìn thấy một con vật có hình thù kỳ lạ. Cùng họ với ếch nhưng chàng hiu có hình dáng thon gọn hơn, hai chân rất dài và đặc biệt chúng sinh sống ở trong hang đá, trên các mỏm đá ở bìa rừng. Đối với người dân ở Nam Cát Tiên, dù chàng hiu không phải là đặc sản của vùng này nhưng hình ảnh của những chú “chân dài” chễm chệ bên con suối không có gì lạ lẫm.
Video đang HOT
Chàng hiu dân dã giờ đã trở nên quý hiếm
Là người miền Tây, tôi cũng có chút hiểu biết về các loài vật mang họ ếch. Chàng hiu vốn dĩ cũng đã quen thuộc đối với tôi trong những lúc ra đồng đi soi nhái cùng chúng bạn. Thỉnh thoảng cũng có bắt gặp chàng hiu nhưng tôi chưa từng nghĩ, loài “chân dài” này có thể chế biến thành món ăn. Vậy nhưng, anh bạn cho tôi biết rằng, chàng hiu giờ đã lên ngôi và có mặt ở các quán ăn đặc sản miệt vườn với tên gọi mỹ miều: “Vũ nữ chân dài”.
Những ngày mưa ở Nam Cát Tiên, loài “chân dài” này nhiều vô số, người dân sở tại cũng bắt đầu bắt những chú chàng hiu để sấy khô gia tăng thu nhập. Ra khỏi cánh rừng, cặp theo quốc lộ, chúng tôi nhìn thấy có mấy cửa hàng bán chàng hiu sấy khô với giá 350 nghìn/kg. Anh bạn tôi cho biết rằng, giá của “vũ nữ chân dài” dao động tùy theo chất lượng của chàng hiu và rất hút hàng. Thực khách gần xa luôn tò mò về loài động vật hoang dã nhưng có sức hút vô cùng lớn. May mắn cho tôi, anh bạn đã chuẩn bị một gói chàng hiu sấy khô để mang về miền Tây thưởng thức.
Về cách chế biến, chàng hiu “chân dài” rất thích hợp với kiểu “chữa cháy” những khi có khách đến thăm. Trước khi chiên cần đập vài nhánh tỏi tươi, ít ớt tươi cho vào chiên cùng với dầu ăn, đảo đều trong ít phút, tới khi thấy da phồng lên là được. Vị giòn ngọt, dai dai, thơm thơm của thịt chàng hiu chiên hòa lẫn vị cay nồng của nước tương, tỏi, ớt thì độc đáo vô ngần.
Từng được thưởng thức nhiều món ăn dân dã kiểu miền Tây. Nhưng khi rời Nam Cát Tiên với món quà ý nghĩa là “vũ nữ chân dài” – con chàng hiu sấy khô dân dã, đối với tôi quả là “tuyệt cú” rồi.
Theo Dân Việt
Thưởng thức bún tôm Phù Mỹ, Quảng Ngãi
Một lần thôi mà đủ tình níu lại" câu thơ của người ta lãng mạn thế mà đem "áp dụng" vào... cái quán bún tôm thì quả là hơi ngông.
Nhưng trên xe về Quảng Ngãi bốn năm người ai cũng khen bác tài "xuất thơ" đúng ngữ cảnh, đúng tâm trạng và đúng chất luôn. Chứ còn gì nữa? Bún ngon quá mà! Tình có khi một đi rồi... đi luôn. Nhưng... ăn, mà lại ăn ngon nữa, thì ai cấm bước chân trở lại? Lần sau chắc phải ghé thôi.
Đó là cái quán nhỏ ven quốc lộ 1A, đoạn ngang qua thôn Vạn Phú, xã Mỹ Lộc, huyện Phù Mỹ (Bình Định). Quán chỉ bán mỗi món bún tôm thôi nên chúng tôi chẳng có sự chọn lựa nào khác. Cả bọn đang ngồi đợi và tán gẫu thì một anh trong nhóm, vốn là rể Bình Định, nói mấy ông chuẩn bị thưởng thức món bún - tôm - toàn - mới. Mình nói bún thì lấy từ lò về. Tôm thì... pha chế sẵn. Mới gì mà mới? Lão "rể" vênh mặt lên, tay chỉ về phía chị chủ quán đang loay hoay cạnh bếp lò, nói mấy ông không tin thì tới đó mà mục sở thị đi.
Chúng tôi ai cũng ngạc nhiên. Đúng là mới "toàn tập". Một rổ tôm đất vừa mới bắt từ những vạt ruộng ngập nước ngoài kia. Con nào con nấy búng tanh tách, còn ngai ngái mùi bùn non. Chủ quán vốc một vốc lên, rửa sạch rồi giã giập tại chỗ. Còn bún hả? Chị ép tại chỗ luôn. Những sợi bún trắng ngà từ từ rớt xuống chảo nước nóng trên bếp lò nghi ngút khói.
Sự chăm chú quan sát của mấy ông thực khách người Quảng Ngãi không làm chị chủ quán bận tâm. Chị nhanh nhẹn cho tôm đã giã giập vào từng bát, "ném" vào đấy những muối, bột ngọt, mấy lát gừng.... Rồi chị xoay người vớt bún thả vào bát, chan luôn nước luộc bún vào. Chị dùng đôi đũa tre khẽ xáo nhẹ nhàng từng bát khiến giề tôm đã chín đỏ hồng nổi lên trên trông rất hấp dẫn. Hành lá và tiêu được chị rưới sau cùng.
Chị xua tay "đuổi" chúng tôi: "Mấy anh lại bàn ngồi đi. Em bưng ra giờ". Đang đói, lại gặp bát bún tôm bốc khói nên chúng tôi chẳng ai buồn nói. Tay cầm đũa, tay cầm muỗng và ai cũng... cúi đầu trước bát bún của mình. Khẽ húp muỗng nước đầu tiên, vâng, chỉ là muỗng nước thôi, tôi đã nghe vị thơm dịu dàng lan tỏa. Những cọng bún dai dai phả vào lưỡi tôi mùi gạo mới đậm đà. Còn thịt tôm đất thì ngọt ngào và đậm đà như thể được lắng lọc từ những con nước thơm tho của ao đầm cộng lại. Bún và tôm hòa quyện cho hương vị mặn mà, cái mặn mà chỉ có thể cảm nhận được với những người xuất thân từ gốc rạ. Chưa đầy 5 phút đã có mấy cái đầu ngẩng lên: "Cho thêm tô nữa đi cô chủ ơi".
Những thứ ăn kèm như miếng bánh tráng giòn, trái ớt kim, chút hành chua, cũng "hùa" với nhau mà nâng bát bún tôm lên tuyệt đỉnh của sự ngon lành. Gió mưa se sắt ngoài kia "đành" dừng lại trước cửa quán thôi vì chúng tôi đang xì xụp bát bún tôm ấm nóng. Chẳng ai "rảnh" để cảm nhận cái lạnh mùa đông.
Con đường qua huyện Phù Mỹ có lẽ là con đường dài nhất so với các huyện khác của tỉnh Bình Định. Nhiều người nói vậy. Nhưng với tôi giờ này, con đường ấy đã bớt xa xôi nhờ có... món bún tôm ngon đến ngỡ ngàng.
Theo Amthuc365.
Về Cà Mau thưởng thức những món ăn ngon, độc đáo Lẩu mắm U Minh, mắm ong rừng, ba khía, tôm khô, rùa rang muối...là những món ngon đặc trưng khó có thể cưỡng lại được khi đến vùng đất này. Mắm ong rừng Ở Cà Mau, cứ đến mùa ong mật, người dân gác kèo ong dùng dao bén cắt phần tổ vắt lấy mật. Trong tổ có những con ong còn non...