Về quê tập tành nuôi thỏ, anh kỹ sư cầu đường không hối tiếc
Bước đầu gặt hái được những thành công từ nghề nuôi thỏ, anh kỹ sư ngành cầu đường Đặng Văn Quang (40 tuổi, trú tại xóm 8, xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) dần tin tưởng vào sự lựa chọn bỏ về quê làm nông dân.
Năm 2005, sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Giao thông vận tải chuyên ngành cầu đường, anh Đặng Văn Quang, trú tại xóm 8, xã Trực Thái, huyện Trực Ninh được nhận vào làm tại một công ty xây dựng trên TP.Hà Nội với thu nhập ổn định, 15 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, sau đó anh đành phải gác lại công việc đã gắn bó với mình hàng chục năm nay để về quê lo việc gia đình.
Kỹ sư Đặng Văn Quang bỏ phố về quê tập tành nuôi thỏ, bỏ túi 15 triệu đồng/ tháng.
“Ngày đó tôi chỉ tính về quê một vài năm để sắp xếp công việc gia đình rồi lại lên Hà Nội tiếp tục với công việc của một kỹ sư ngành cầu đường. Nhưng qua thời gian quan sát, tôi thấy sống ở quê cũng có “cửa” để lập nghiệp. Lúc đấy tôi mới nghĩ, người ta ở quê cũng chăn nuôi, trồng trọt vẫn sống tốt thì sao mình không làm được. Từ suy nghĩ đó tôi quyết định ở quê lập nghiệp”- anh Quang kể lại với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Bắt đầu khởi nghiệp, anh kỹ sư cầu đường cũng nuôi đủ các loại vật nuôi khác nhau như là một nông dân thực thụ. Anh nuôi như vậy là để xem loại nào có hiệu quả kinh tế hơn thì mở rộng quy mô. Sau một thời gian dài vừa nuôi thử, vừa tìm hiểu thị trường, anh nhận thấy nghề nuôi thỏ có khả năng sinh lời cao và hiệu quả kinh tế hơn hẳn so với các loại vật nuôi khác. Sau đó, anh Đặng Văn Quang quyết định đầu tư vào nuôi thỏ với mong muốn có thu nhập ổn định, đủ trang trải cho cuộc sống gia đình.
Giống thỏ được anh Quang lựa chọn nuôi là thỏ Newzealand. Đây là giống thỏ cao sản, vóc dáng to, nhanh lớn, nếu nuôi đúng kỹ thuật thì cho năng suất, sản lượng tốt.
Trong quá trình nuôi thỏ, anh Quang không ngừng học hỏi thêm kinh nghiệm, tham gia vào các lớp tập huấn kiến thức, kỹ thuật nuôi thỏ, cũng như đi thăm quan, học hỏi kinh nghiệm nuôi thỏ cho hiệu quả kinh tế cao ở trong và ngoài tỉnh.
Sẵn có thêm trong tay nghề cơ khí, anh Quang tự xây dựng chuồng trại trên khu đất 230m2 của gia đình và mua thêm 50 cặp con thỏ về nuôi nhằm mở rộng quy mô. “Bỏ về quê mở trang trại nuôi thỏ, gia đình, rồi bạn bè ở trên Hà Nội phản đối nhiều lắm vì chăn nuôi rất nhiều rủi ro, làm nông vất vả, cực nhọc. Nhưng thấy mình quyết tâm quá nên gia đình cũng ủng hộ. May là hiện tại mình đã thành công với mô hình nuôi thỏ này”- anh Quang chia sẻ.
Video đang HOT
Được thăm quan mô hình của anh Quang, ấn tượng đầu tiên của phóng viên là những dãy chuồng nuôi thỏ 2 tầng được anh tự thiết kế, vừa đơn giản mà lại hiệu quả, đặc biệt là tiết kiệm đáng kể được chi phí đầu tư. Ngoài ra, anh xây thêm hệ thống xử lý chất thải và thường xuyên vệ sinh nên chuồng thỏ luôn thoáng mát, chính vì điều này mà đàn thỏ của anh hay ăn chóng lớn, khỏe mạnh.
Anh Đặng Văn Quanh chia sẻ, cách thiết kế lồng nuôi thỏ kiểu này giúp anh có thể nuôi thỏ với mật độ nhiều gấp đôi so với các loại lồng nuôi bán sẵn trên thị trường. Lồng nuôi thỏ kiểu này đơn giản dễ làm, tiết kiệm được đáng kể chi phí ban đầu, phù hợp với những người mới khởi nghiệp và còn hạn chế về vốn như gia đình anh.
Trung bình một con thỏ mẹ một năm đẻ được từ 8-10 lứa, mỗi lứa khoảng 6-8 con thỏ con.
Hiện gia đình anh Quang đang nuôi gần 1.000 con thỏ, trong đó đàn thỏ nái hơn 130 con. Trung bình mỗi tháng, gia đình anh bán ra trên 450kg thỏ thịt thương phẩm, với mức giá dao động từ 80.000-85.000 đồng/kg. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi tháng anh Quang lãi trên 15 triệu đồng.
Để ổn định đầu ra, anh Quang đã tham gia vào HTX dịch vụ chăn nuôi Sơn Nam trên địa bàn tỉnh Nam Định. Đây là một trong những HTX của tỉnh Nam Định đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Nippon Zoki Việt Nam, chuyên cung ứng hàng ngàn con thỏ/tháng với trọng lượng 2 kg/ con trở lên để điều chế vaccine
“Theo thiết kế, diện tích hiện tại sẽ nuôi được khoảng trên 2.000 con thỏ, vì mới đi vào hoạt động nên tôi chỉ nhân nuôi được quy mô đàn 1.000 con. Vì đầu ra của thỏ thịt thương phẩm ổn định nên thời gian sắp tới, tôi sẽ mở rộng quy mô lên trên 2.000 con thỏ, lúc đó kinh tế đem lại sẽ cao gấp đôi bây giờ”- anh Quang tiết lộ.
Cận cảnh các dãy chuồng nuôi thỏ 2 tầng được anh Quang tự nghiên cứu thiết kế.
Cũng theo anh Quang, thỏ New Zealand là một giống thỏ có nhiều ưu điểm như khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, sinh sản nhiều, thịt thơm ngon, hấp dẫn…Trung bình một con thỏ mẹ một năm đẻ được từ 8-10 lứa, mỗi lứa khoảng 6-8 con. Thỏ con sau khi sinh nuôi khoảng hơn 4 tháng thỏ sẽ đạt trên 2kg là có thể xuất bán được.
“Để tăng dinh dưỡng và đề phòng bệnh cho thỏ, cần tiêm vắc xin cho thỏ mẹ 6 tháng/lần, thỏ con từ 1,5 tháng tuổi sẽ tiêm một lần cho tới khi xuất bán. Ngoài ra, thỉnh thoảng còn pha các loại vitamin vào nước hoặc thức ăn, để thỏ ăn nhiều, nhanh lớn…”, anh Quang chia sẻ về kỹ thuật nuôi thỏ, kinh nghiệm nuôi thỏ New Zealand.
Theo Danviet
Sơn La: Lũ cuốn sạch 1.000 con vịt trời, gượng dậy nuôi thỏ trắng
Đang ăn nên làm ra từ mô hình nuôi hơn 1.000 con vịt trời bên cạnh dòng suối Chiến hiền hòa, nhưng do cơn lũ quét lịch sử xảy ra vào rạng sáng 3/8/2017 đã lấy đi mọi thứ của gia đình bà Lò Thị Mai, bản Chiến (xã Chiềng San, huyện Mường La, tỉnh Sơn La).
Sau lũ dữ, bà Mai gượng dậy chuyển sang nuôi thỏ. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, mỗi tháng bà Mai bỏ túi khoảng 15 triệu đồng.
Sau khi đàn vịt trời - nguồn sinh kế duy nhất của gia đình bị cuốn bay bởi cơn lũ lịch sử, không chịu khuất phục trước khó khăn, sau nhiều lần tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng, cuối năm 2017, bà Mai cùng con trai xuống Hà Nội mua 20 con thỏ sinh sản và 5 con thỏ đực New Zealand về nuôi.
Từ nuôi thỏ, mỗi tháng bà Mai lãi khoảng 15 triệu đồng.
Dẫn phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN đi thăm chuồng trại nuôi thỏ, bà Mai bảo: Nuôi giống thỏ này sức đề kháng tốt, ít dịch bệnh, thịt thơm ngon, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Nhà nuôi được bao nhiêu khách khuân hết đến đó.
Theo quan sát của chúng tôi, khu nuôi thỏ của bà Mai được bố trí khá bài bản. Từng ngăn lồng được bà Mai kẹp theo những tờ giấy ghi chép cẩn thận lại các số liệu để tiện theo dõi quá trình sinh đẻ, phát triển của từng đàn thỏ.
Đàn thỏ con được bà Mai quây kín chuồng trại để giữ ấm.
Chỉ tay vào đàn thỏ béo tốt của gia đình, bà Mai cho biết: Sau một thời gian nuôi, tích lũy được kinh nghiệm, vốn liếng tôi mở rộng thêm diện tích chuồng trại và đầu tư thêm con giống nuôi theo quy mô lớn. Nuôi thỏ ở vùng cao này khá nhàn, thức ăn chủ yếu là rau khoai lang, cỏ voi, rau các loại... Để cung cấp đủ dinh dưỡng cho thỏ, tôi đầu tư máy ép cám gạo, ngô, sắn, cá thành cám viên nên hạn chế được nhiều chi phí.
Những mẩu giấy ghi chép số liệu sinh đẻ, phát triển của đàn thỏ.
Nhờ được chăm sóc đúng kỹ thuật, đàn thỏ phát triển nhanh, nuôi được 3 tháng, đàn thỏ đã bắt đầu sinh sản. Sau hơn một năm nuôi, đến nay, gia đình tôi có gần 80 con thỏ sinh sản và trên 400 con thỏ thương phẩm.
"Giống thỏ này rất mắn đẻ. Mỗi năm thỏ đẻ từ 6 - 8 lứa, mỗi lứa từ 6 - 10 con. Một tháng, tôi tách thỏ con khỏi thỏ mẹ để nuôi riêng rẽ. Sau hơn 4 tháng nuôi, thỏ đạt trọng lượng trên 2 kg là có thể xuất bản được. Tính trung bình mỗi tháng, gia đình tôi xuất bán ra thị trường trên 3 tạ thỏ thịt. Với giá 100 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí thuốc thang, thức ăn tôi lãi khoảng 15 triệu đồng/tháng" - bà Mai phấn khởi.
Tận dụng diện tích vườn khoai lang của gia đình, bà Mai hái lá khoai cung cấp thức ăn cho đàn thỏ để hạn chế chi phí mua thức ăn bên ngoài.
Theo bà Mai: Nuôi thỏ New Zealand không khó như nhiều người nghĩ. Để đàn thỏ sinh trưởng và phát triển tốt, chuồng trại cần phải thoáng mát, sạch sẽ, mỗi ngày vệ sinh chuồng trại một lần. So với các loại vật nuôi khác, nuôi thỏ cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần. Trong thời gian tới, gia đình sẽ tiếp tục mở rộng diện tích để tăng thêm thu nhập.
Đàn thỏ của gia đình bà Mai được chăm sóc cẩn thận nên con nào con nấy đều phát triển rất tốt.
Có thể nói, bằng sự cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, bước đầu, bà Mai đã thành công trong mô hình nuôi thỏ New Zealand, góp phần tăng thu nhập cho gia đình và là tấm gương để các hộ nông dân khác noi theo.
Theo Danviet
Nuôi lợn lỗ chỏng gọng, chuyển nuôi thỏ Nhật, lãi 50 triệu/tháng Sau gần 3 năm chuyển sang nuôi thỏ Nhật, anh Hoàng Văn Quyền (SN 1982) ở thôn Hợp Tiến, xã Ngọc Vân, huyện Tân Yên (Bắc Giang) thu lãi mỗi tháng gần 50 triệu đồng. Từng chăn nuôi lợn và lỗ cả tỷ đồng nhưng anh Quyền không nản chí mà quyết tâm chuyển sang làm giàu với con thỏ. Năm 2017, sau...