Về Quế Sơn ăn bánh tráng sắn với cá nục hấp
Bánh tráng sắn Quế Sơn thì phải đi đôi với cá nục hấp cuốn với ngọn rau muống vượt. Ai đã từng ăn qua một lần thì chỉ có khen ngon hết biết.
Ngoài món phở sắn đặc sản Quế Sơn, Quảng Nam trong hàng lô những sản phẩm được làm từ bột sắn của Quế Sơn thì còn phải kể thêm món bánh tráng sắn màu ong óng vàng, mỏng tan của xứ Quế.
Thật vậy, cái bánh tráng sắn mà có thời kỳ tôi đã hoảng hốt đi tìm hoài không ra, hỏi tới món đó ai cũng cười cười, ai ăn nữa mà làm!
Cá nục chuối thiệt tươi. Ảnh: LƯU BÌNH
Thật vậy, có đợt người quê mãi mốt ra phố hết hay sao á, hay qua cái thời bao cấp củ sắn bị hắt hủi rồi chừng như bây giờ thì mới nhớ lại. Do thời công nghệ rồi đến COVID-19 lên mạng gõ chữ đặc sản Quế Sơn ấy là ra đủ món xưa cũ mà tôi hay nhớ.
Bánh tráng sắn Quế Sơn mỏng tan, màu vàng óng, soi nắng trời thì thấy rõ, loại bánh tráng duy chỉ ăn bằng cách nhúng nước lạnh rồi để tự ráo. Bánh tráng sắn không ăn nướng được, nhúng nước bánh sẽ dẻo dai và mềm.
Bánh tráng sắn Quế Sơn có cả ba đặc tính: dẻo, dai và mềm thì đúng là bánh tráng sắn đặc biệt. Nó đặc biệt thật nên cái bánh tráng sắn đã nhúng thì không thể để chồng lớp hai cái lại với nhau vì chúng sẽ dính chặt không thể gỡ, khác với bánh tráng gạo Đại Lộc là vậy.
Bánh tráng sắn Quế Sơn thì phải đi đôi với cá nục hấp cuốn với ngọn rau muống vượt thì ngon hết biết.
1. Cá nục chuối thiệt tươi, mùa nắng đi biển gần, cá nục về roi rói. Cá nục chuối có nhiều lứa, lứa to căng tròn múp míp đầu đuôi, mắt sáng choang, mang đỏ au ắt là tươi.
Video đang HOT
Muốn hấp chọn lứa bằng hai ngón tay, mà đừng nhầm với cá nục gai nhé.
Chọn cá nục chuối rồi chỉ rửa sơ qua nước nhẹ nhàng, không làm gì cả, nghĩa là không cắt vi, cắt vây, móc mang, móc ruột.
Ruột cá nục ngon đặc biệt. Tôi có cô bạn xa xứ xa lắc về quê nhớ mỗi món cá nục mà phải còn nguyên ruột. Moi hết ruột cắt đầu là cô ấy chê không ăn.
Cá rửa sạch để vô rổ cho ráo. Lấy cái cối giả tỏi, tiêu hột, ăn tiêu hột giả chứ không ăn tiêu xay. Trộn với ít knor, chút muối. Trộn thành một hổn hợp rồi thoa vào từng con cá. Cá xếp vào hấp phải xếp lớp ngang xong đến lớp dọc không thì sít cá, lâu chín.
Hấp chín thì phải xem chừng, hấp quá lâu cá bã. Hấp vừa chín tới, đuôi cá nưng nứt thịt, da cá vẫn xanh óng màu nước biển, đôi chỗ còn căng lên mọng nước, dở thử miếng thịt cá phần đuôi lóc dể dàng, ấy là vừa.
2. Rau muống cọng ngắt dài lóng tay, bỏ bớt lá; xưa hay có loại rau muống vượt. Loại rau muống này hay được trồng ở ao, gặp mưa vượt lên xanh nõn, dài trắng và mềm giòn. Nay thì chỉ có rau siêu thị một loại rau trồng bằng hạt cũng mềm, dài và cọng trắng, chỉ có độ giòn thì không bằng.
3. Làm chén nước mắm chua ngọt ăn cá phải deo dẻo, đường và ớt tỏi giã quyện vào nhau, mắm không nên pha loãng, mắm ăn cuốn cá nục phải đậm vị, thiệt cay, ớt phải hiểm.
Cá chín bê cá nguyên từ trong xửng hấp. Nước hấp cá bỏ thêm cọng hành xắt nhỏ múc ra bát ăn rất ngọt.
Nước chấm cuốn được pha là hai muỗng nước hấp cá và một muỗng mắm.
Thôi rồi đó, cuốn đi từng cuốn một. Vừa ăn vừa hít hà, có lúc dừng lại húp chút nước cá ngọt trong tô nghe hương biển ngọt ngào thương nhớ.
Cá nục nguyên con cứ để vậy mà gói ăn luôn đầu đuôi, ruột gan beo béo, ăn tới đâu ngon tới đó.
Thật đó, cá có xương mà cũng như không, cứ theo tôi bày mà mua cá, nhớ bằng hai ngón tay, tròn mình lăn lẳn, xanh ong óng là mua.
2 công thức nấu chè đậu xanh ngon đúng chuẩn
Với hai cách nấu chè đậu xanh đúng chuẩn sau đây, bạn sẽ có một món ngon giải nhiệt đãi cả nhà mùa hè ..
1.Chè đậu xanh bột sắn
Nguyên liệu: Đậu xanh (ít nhiều tùy số người ăn), bột sắn dây (bột năng), đường kính trắng (đường phèn), nước cốt dừa.
Chế biến: Ngâm đậu xanh vào trong nước lạnh hoặc nước nóng đều được, nhặt bỏ những hạt đậu nổi trên mặt nước, sau đó ngâm đậu cho hạt nở to rồi vớt ra vo sạch. Chọn hạt đậu to tròn và mẩy.
Cho đậu xanh đã vo sạch vỏ vào nồi đun khoảng 20 phút thì cho đường. Nêm cho vừa khẩu vị rồi đun tiếp 15 phút nữa cho hạt đậu nở hết cỡ.
Khi chè chín bạn nên cho thêm một chút nước cốt dừa như thế sẽ thơm ngon hơn (Ảnh: Internet).
Pha bột sắn vào nước, rồi cho vào nồi quấy đều, nhanh tay cho bột sắn chín đến khi thấy sóng sánh là được. Bột sắn dây pha ra nước sẽ không bị vón cục và nhanh chín hơn. Cho ra bát và cho chút nước cốt dừa, trộn đều và thưởng thức.
2. Chè đậu xanh rong biển
Nguyên liệu: Rong biển, đậu xanh, đường phèn, vani.
Chế biến: Rong biển ngâm trong nước lạnh, rửa sạch nhớt và cắt khúc khoảng 5cm, để ráo. Đậu xanh rửa sạch, loại bỏ những hạt đậu hư, cho lên bếp nấu đến khi chín mềm. Cho đường phèn vào khuấy đều cho tan hết đường, tắt lửa và cho ống vani vào.
Với chè đậu xanh rong biển, bạn không nên nêm quá ngọt (Ảnh: Internet).
Đợi khi chè nguội chúng ta mới cho rong biển vào, nếu bạn cho rong biển vào khi nước còn nóng hay đang sôi thì sợi rong biển sẽ bị mềm ra ăn không còn ngon nữa.
Yêu cầu của món ăn này là chè không quá ngọt, sợi rong biển không bị mềm nhũn. Đậu xanh mềm, bùi.
Bạn múc chè cho vào ly, cho đá lên trên. Vậy là bạn đã có một món chè đơn giản lại rất bổ dưỡng rồi.
Cách nấu xôi chè ngon mê ly hạ nhiệt ngày hè Món xôi chè vừa ngon, mát rất thích hợp để bạn nấu để cả gia đình thưởng thức nhân ngày hè, cùng trổ tài bạn nhé! Cách 1 Nguyên liệu: Món xôi chè vừa ngon vừa mát rất hấp dẫn. Gạo nếp cái hoa vàng: 0,6kg Đậu xanh: 1kg Bột sắn hoặc bột năng Hạt sen: 0,3kg Đường kính trắng Dầu ăn muối...