Về quê nghỉ lễ, nghĩ tới cảnh trở lại thành phố mà ám ảnh
Dịp 30/4 – 1/5 năm nay được ví như “Tết hè”, lý do là vì mỗi người dân, từ người lao động cho đến học sinh, sinh viên được nghỉ tận 5 ngày.
Đây là một con số vừa đủ để chúng ta thoải mái ăn – chơi – ngủ – nghỉ ở quê mà không phải lo lắng bất kỳ điều gì. Tuy nhiên, chính cái cảm giác an nhàn, yên bình của nghỉ lễ làm chúng ta bỗng có suy nghĩ chẳng muốn trở lại thành phố làm việc nữa.
Không ít bạn trẻ sau khi nghỉ lễ bỗng không muốn quay lại thành phố. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Chán ngấy cảm giác “cạnh tranh”
Những ngày làm việc tại thành phố, ngày nào cũng phải “cạnh tranh” khiến bạn ngán ngẩm đến tận cổ. Trên đường đi làm thì phải len lỏi, cố tìm một khoảng trống để đến cơ quan kịp giờ. Khi đến công ty rồi thì sao, lại phải lao vào guồng quay KPI, đối mặt với những ngày tháng cạn kiệt năng lượng ở văn phòng.
Thành phố lúc nào cũng xô bồ và tấp nập người xe qua lại. (Ảnh minh họa: VTV)
Chờ mãi đến ngày được về quê, đường bình thường đi chỉ mất 3 – 4 tiếng, nay tăng gấp 2, 3 lần chỉ vì ai cũng đổ về quê, kẹt cứng những ngả đường. Trên xe, người may mắn thì đặt được chỗ ngồi ưng ý, không thì lại tiếp tục chen chúc dọc hai dãy đường luồng trong xe.
Đấy, cứ nghĩ cảnh này ai chẳng sợ. Dù đôi khi chỉ cách nhau một chuyến tàu xe, chuyến bay nhưng vừa đóng phim “Ngày trở về” chưa được bao lâu, lại tiếp tục diễn xuất trong “Người ra đi” thì cũng đáng sợ lắm chứ đùa.
Cái cảm giác phải chen chúc, giành giật chỗ ngồi khiến nhiều người ngán ngẩm. (Ảnh minh họa: Người đưa tin)
Yêu cái cảm giác thân thuộc
Video đang HOT
Mỗi lần trở về ngôi nhà đã nuôi dưỡng bản thân 18 năm, tôi đều có cảm giác háo hức và vui sướng hơn bao giờ cả. Ở đây không có nhiều nơi vui chơi như thành phố lớn, lại thường xuyên phải về lúc 10 giờ,… nhưng có mang đến những giá trị tinh thần lớn lao hơn bao giờ hết.
Quãng thời gian ngắn ngủi về quê, tôi được ăn cơm mẹ nấu, ngắm những “bảo bối” chim muông, cây hoa lá cành của bố, được vui chơi cùng các cháu nhỏ đã lâu không gặp. Những lúc tận hưởng khoảnh khắc này, tôi hối hận vì không đặt xe về sớm hơn. Bởi chỉ mai, kia thôi, tôi lại phải quay về Hà Nội, nơi có cuộc sống bộn bề, cơm nước chẳng đủ bữa.
Chẳng cần sơn hào hải vị, hạnh phúc lớn nhất của những đứa con xa quê là được ăn cơm mẹ nấu. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Nhiều khi tôi tự hỏi, liệu “bỏ phố về quê” có phải là điều đúng đắn trong thời điểm này không? Ở cái tuổi lưng chừng U30, chưa nói đến núi task đang chờ, việc đi xe từ quê lên cũng đủ để tôi viết một bài than thở dài 2 trang A4. Nhưng mà, có lẽ với công việc của tôi, việc về quê chắc sẽ khiến tôi “đau khổ” hơn là sống ở thành phố.
Muốn “bỏ phố về quê” cũng không hề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. (Ảnh minh họa: Davide Bonezzi)
Ở đâu rồi cũng sẽ “là nhà”
Tôi có vài người bạn, họ quyết định ở lại Hà Nội làm việc xuyên lễ, nhận lương x3 chỉ vì không muốn phải chen chúc về quê. Tôi thấy quyết định này cũng tuyệt, ít nhất sẽ không phải rơi vào trường hợp ám ảnh, chẳng muốn quay lại thành phố như tôi lúc này.
Cảm giác ở quê thời gian trôi qua vừa nhanh vừa chậm, tạo cảm giác thoải mái vui vẻ hơn bao giờ hết. Trong thời gian nghỉ lễ, chẳng phải lo lắng về cơm áo gạo tiền, lại được gặp gỡ người thân và bạn bè cấp 3 khiến tôi lúc nào cũng vui vẻ.
Cảm giác chán chường, không muốn quay về thành phố sẽ xuất hiện trong lúc bạn đang tận hưởng cảm giác yên bình, sung sướng khi ở quê. (Ảnh minh họa: Vũ Tuấn Anh)
Tuy nhiên, khi nghĩ kỹ lại mọi thứ, tôi mới nhận ra là ở quê với thành phố thật ra không khác nhau. Nếu ở quê mà vẫn phải làm việc, chắc tôi sẽ không cảm thấy tự do như hiện tại. Ngược lại, ở thành phố nhưng được ăn chơi thỏa thích, chắc tôi cũng sẽ vui vẻ như ở quê.
Sự “ám ảnh” phải về thành phố thật ra là tâm lý chung của không ít bạn trẻ. Cũng giống như dịp Tết Nguyên đán vừa qua, nhiều người cũng muốn ở quê luôn đấy thôi. Không phải lười nhác hay ra vẻ, đây chỉ là bước quan trọng trước khi chúng ta quen dần với cuộc sống khắc nghiệt ngoài kia mà thôi.
Khi đã làm quen được với cuộc sống khắc nghiệt nơi phồn hoa, bạn sẽ không còn xuất hiện tình trạng “ám ảnh” trên. (Ảnh minh họa: Price School)
Thêm vào đó, tôi cũng nhận ra rằng, tôi cảm thấy thoải mái là vì được ở bên bố mẹ. Bố mẹ ở đâu, đó rồi cũng sẽ “là nhà”, dù thành phố hay miền quê. Vì vậy, tôi luôn ấp ủ một ước mơ, hy vọng khi bố mẹ đã nghỉ hưu, bản thân cũng đi làm và tích cóp được một khoản tiền nhỏ, tôi có thể đưa bố mẹ về sống cùng mình.
Nhiều bạn trẻ mong được sống với bố mẹ tại thành phố để khỏi phải chen chúc về quê dịp lễ. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Bạn nghĩ sao về câu chuyện này? Hãy chia sẻ bằng cách để lại bình luận ngay bên dưới nhé.
Cùng cập nhật những tin tức hấp dẫn tại YAN!
Chàng trai "khủng hoảng" vì bật điều hòa suốt 1 tháng về quê
Có rất nhiều trường hợp oái ăm của sinh viên, người đi làm trở lại phòng trọ sau khoảng thời gian về quê đã xảy ra.
Có người quên rửa nồi cơm để rồi lúc phát hiện ra cơm đã thiu và mốc meo hết, có người lại quên đóng cửa sổ khiến mưa tạt, gió lùa vào làm đồ đạc ngổn ngang, nhà cửa tanh bành.
Chắc hẳn những ai đi học xa nhà đều từng gặp trường hợp như thế này. (Ảnh minh họa: Trí Thức Trẻ)
Thế nhưng, nỗi ám ảnh nhất của người thuê trọ là gánh nặng kinh tế, và bài học đắt giá ở đây là quên tắt điều hòa khi về quê. Mới đây, một bài đăng chia sẻ lời tâm sự của sinh viên về nhà nghỉ hè, khi trở lại phòng trọ liền rơi vào khủng hoảng tinh thần vì gặp phải tình huống dở khóc dở cười đang nhận được lượng tương tác khủng.
Bài viết được đăng tải thu hút sự chú ý của nhiều người. (Ảnh: Chụp màn hình FB Beatvn)
Cụ thể, cậu bạn chia sẻ rằng mình vừa có một tháng về quê nghỉ hè và hiện tại đã quay trở lại thành phố, sẵn sàng bắt đầu năm học mới. Những tưởng ở nhà cùng bố mẹ sẽ tiết kiệm chi phí vì được "bao" ăn ở, nhưng vừa về phòng trọ, cậu lại đối mặt với "khủng hoảng kinh tế" khi sắp phải trả một số tiền điện không nhỏ vì điều hòa vẫn hoạt động suốt 1 tháng qua.
Trời nóng nực, đang chuẩn bị vào phòng bật điều hòa cho mát. (Ảnh: Chụp màn hình clip từ FB Beatvn)
Thế nhưng vừa vào phòng đã phát hiện có gì đó sai sai. (Ảnh: Chụp màn hình clip từ FB Beatvn)
Vốn dĩ bạn sinh viên sống với phương châm tiết kiệm, mỗi tháng chỉ chi khoảng 100 đến 200 nghìn tiền điện nên việc này là một cú sốc khá lớn. "Em có biểu hiện tim đập nhanh, chân tay run rẩy, tức ngực và khó thở mặc dù đã ngồi im để cho đỡ nóng rồi", cậu hài hước chia sẻ, thậm chí còn quan ngại tiền điện tháng này hết "1 tỷ" vì bạn bảo thế.
Biểu cảm như thể không tin được vào mắt mình. (Ảnh: Chụp màn hình clip từ FB Beatvn)
Đây có lẽ là một cú sốc khá lớn đối với bạn sinh viên này. (Ảnh: Chụp màn hình clip từ FB Beatvn)
Vốn dĩ điều hòa là một thiết bị điện tốn nhiều chi phí. Sinh viên ở trọ vào mùa hè hầu hết đều bật quạt, khi nào nóng lắm mới dám mở điều hòa nên 1 tháng hoạt động không ngừng nghỉ chắc chắn sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền điện. Biểu cảm sau đó đã chứng minh áp lực tài chính to lớn đè nặng lên vai của cậu lúc này.
Sốc vì quá bất ngờ. (Ảnh: Chụp màn hình clip từ FB Beatvn)
Tháng này chắc phải ăn mì tôm qua ngày rồi. (Ảnh: Chụp màn hình clip từ FB Beatvn)
Là một tình huống hài hước và khá điển hình, chỉ sau 1 tiếng đăng tải, bài viết đã nhận được hơn 44 nghìn lượt tương tác từ mọi người. Đa phần đều tỏ ra rất đồng cảm với trường hợp của cậu sinh viên và để lại những bình luận an ủi.
Có người đồng cảm, cũng có người an ủi cậu bạn. (Ảnh: Chụp màn hình FB Beatvn)
Chắc hẳn tháng tới, "chủ thớt" sẽ phải ăn uống đạm bạc lại để bù cho khoản "lỗ" nặng này. Bạn nghĩ sao về câu chuyện trên? Chia sẻ cảm nhận với chúng tôi nhé!
Căn hộ triệu đô, view bao trọn New York của cô gái An Giang có đám cưới lên báo nước ngoài Là của hồi môn do gia đình tặng nhưng toàn bộ quá trình chọn nhà, trang trí nội thất đều do vợ chồng Tuyết Nhi thực hiện. Cách đây không lâu, cư dân mạng không khỏi trầm trồ với đám cưới của Tuyết Nhi (sinh ra ở An Giang) và Samuel Kin Lam (sinh ra tại New York - Mỹ, là người Mỹ...