Về quê nghỉ lễ, con dâu sốc nặng khi biết mẹ chồng mời ai về nhà chơi
Quả thực, tôi không thể hiểu nổi mẹ chồng. Cho dù là bà ghét tôi hay bà quý người yêu cũ của con trai đến mấy đi chăng nữa thì bà cũng không nên làm như thế.
Tôi 33 tuổi, đã lấy chồng và có hai cậu con trai. Cả tôi và chồng đều xuất thân từ nông thôn, lên thành phố lập nghiệp. Chúng tôi quen nhau trong đám cưới một người bạn. Anh là bạn chú rể còn tôi là bạn của cô dâu. Sau 2 năm hẹn hò, hai đứa chính thức quyết định về chung một nhà.
Cuộc hôn nhân của tôi tính đến hiện tại đã trải qua gần tám năm, trong đó, hai năm phải sống chung với mẹ chồng là khoảng thời gian sóng gió đối với tôi.
Sau khi cưới, tôi có bầu và sinh con luôn. Thời điểm ấy, vì hai vợ chồng chưa có điều kiện kinh tế, nhà cũng đang phải đi thuê nên chúng tôi đã nhờ mẹ chồng lên trông cháu giúp để đi làm.
Ban đầu, lúc mới về làm dâu, tôi thấy mẹ chồng khá dễ tính, hay đon đả mỗi khi chúng tôi về quê. Thế nhưng, từ ngày lên thành phố ở cùng con dâu, tôi nhận ra bà khác hoàn toàn.
Ảnh minh họa
Mẹ chồng tôi là người sống hai mặt. Khi con trai bà ở nhà, bà luôn tỏ vẻ quan tâm tôi, động viên tôi nghỉ ngơi để có sữa cho con bú, việc nhà cứ để bà lo. Nhưng khi chồng tôi vắng nhà, bà liền quay ngoắt tranh bế cháu và yêu cầu tôi phải làm mọi việc.
Mẹ chồng rất hay soi mói tôi từ việc nấu nướng, giặt giũ đến việc chăm con nhỏ. Tôi nuôi con theo khoa học, muốn để con tự tập từ nhỏ nhưng mẹ chồng lại khăng khăng phản đối. Bà cho rằng tôi đẻ ra con mà không thương xót, để con khóc khản cổ cũng không biết đường dỗ.
Chưa hết, bà còn hay “thêm mắm dặm muối” làm câu chuyện chăm con của tôi trở nên phức tạp hơn trước mặt chồng tôi. Thậm chí bà còn gọi điện về quê mách bố chồng tôi rằng con dâu đối xử tệ bạc với cháu nội ông.
Cũng vì chuyện mẹ chồng luôn bảo thủ, nhất quyết chăm cháu theo mẹo dân gian rồi “các cụ ngày xưa dạy thế” đã khiến mối quan hệ giữa tôi và bà không mấy tốt đẹp. Những lần tôi nhịn thì bà cho rằng mình đúng mà tiếp tục làm. Còn những lần tôi lên tiếng góp ý thì bị mẹ chồng nói là hỗn láo, “trứng đòi khôn hơn vịt”.
Khoảng thời gian ấy, tôi đã phải cắn răng chịu đựng để mọi chuyện không đi quá xa. Tôi tâm sự với chồng nhưng anh cũng chỉ nói tôi cố gắng nhẫn nhịn chứ để thay đổi hệ tư tưởng của một người lớn tuổi không phải là chuyện dễ dàng.
Cuối cùng, khi con tôi tròn hai tuổi, đi gửi nhà trẻ, tôi mới thực sự thoát cảnh ngột ngạt khi sống chung với mẹ chồng. Bà về quê, trả lại cuộc sống yên bình cho tôi.
Cách đây ba năm, khi sinh bé thứ hai, để tránh tái diễn cảnh mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu như trước, tôi đã quyết định thuê người giúp việc chứ không nhờ mẹ chồng từ quê lên nữa. Có lẽ vì vậy nên mẹ chồng cũng nhiều lần hằn học, tỏ ra khó chịu mỗi lần chúng tôi về quê chơi.
Dịp nghỉ lễ 2/9 năm nay được nghỉ dài nên vợ chồng tôi có kế hoạch cho hai con về thăm ông bà nội ngoại hai bên. Lịch đã được báo trước để ông bà biết. Trước khi về, tôi còn cẩn thận mua biếu ông bà ít thực phẩm chức năng để bồi bổ cho sức khỏe.
Thế nhưng, hôm qua, khi vừa đặt chân về đến nhà chồng, tôi đã sốc trước hành động của mẹ chồng. Bà thản nhiên mời người yêu cũ của chồng tôi đến nhà ăn cơm trước mặt tôi.
Video đang HOT
Lý do mẹ chồng đưa ra là cô ta mới từ trong Sài Gòn về thăm quê. Trước bà rất quý cô ta nên dù hai đứa không thành đôi thì bà vẫn coi cô ta như người trong nhà. Vì thế, việc mời cô ta đến ăn cơm là chuyện hết sức bình thường.
Quả thực, tôi không thể hiểu nổi mẹ chồng. Cho dù là bà ghét tôi hay bà quý người yêu cũ của con trai đến mấy đi chăng nữa thì bà cũng không nên làm như thế. Việc làm của mẹ chồng đã đẩy bữa cơm đoàn viên của gia đình tôi trở nên ngượng gạo, ngại ngùng.
Cả bữa ăn, tôi không sao nuốt trôi được cục tức, nhất là khi người yêu cũ của chồng nói cô ta vừa ly hôn. Tôi không phải không tin tưởng chồng nhưng nhìn ánh mắt của chồng với người cũ khiến tôi bất an.
Tối hôm qua, vì không thể chịu đựng được nên tôi đã nói chuyện với mẹ chồng. Tôi nói việc làm của bà đã tạo cơ hội cho chồng tôi gặp lại tình cũ, lại trong hoàn cảnh cô ta giờ là mẹ đơn thân. Lẽ nào mẹ chồng tôi không biết câu “tình cũ không rủ cũng tới” hay bà thực sự muốn chia rẽ gia đình tôi nên mới làm thế.
Bất ngờ là ngay khi vừa dứt lời, tôi bị mẹ chồng mắng xối xả. Bà nói tôi nhỏ nhen, ích kỷ, ghen tuông vô lối. Thậm chí bà còn thẳng thừng nói ngay từ đầu, tôi không phải là mẫu con dâu mà bà mong muốn.
Từ hôm qua đến giờ, tôi đâm ra khó chịu trong lòng, kỳ nghỉ lễ cũng không còn vui vẻ nổi nữa. Mọi người nghĩ sao về hành động của mẹ chồng tôi?
Đẻ con gái đúng mùng 1 Tết, mẹ chồng reo lên: Công chúa thần tài đã tới nhà mình đầu năm rồi
Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023 cũng đồng nghĩa với việc con gái tôi tròn 1 tuổi.
Tôi về làm dâu nhà chồng đã được 4 năm nay. Do chồng là con 1 trong nhà nên lúc nào tôi cũng áp lực phải sinh 1 đứa con trai. Thế nhưng trời không chiều lòng người khi bé đầu nhà tôi là con gái. Dù không nói ra nhưng tôi biết bố mẹ chồng đều mong con dâu sinh được 1 thằng cu.
Xét về kinh tế, nhà chồng tôi rất khá giả. Bố mẹ chồng có 1 xưởng sản xuất đồ nội thất nên ăn nên làm ra. Mẹ chồng cũng hay mê tín và kiêng khem cẩn thận. Do đó, lúc nào tôi cũng nghĩ ông bà mong 1 đứa cháu đích tôn.
Tuy nhiên khi tôi bầu con gái đầu lòng, ông bà vẫn cưng chiều hết mức. Ngoài chăm bẵm suốt thai kỳ cho con dâu suôn sẻ, mẹ chồng còn tặng hẳn cho con dâu 50 triệu khi tôi đẻ đứa đầu. Cứ nghĩ con đầu cháu sớm bà mới yêu thương như vậy thôi, lần 2 mà là con gái, bà sẽ buồn và thất vọng lắm.
Tôi bầu và sinh con gái đầu lòng, ông bà vẫn cưng chiều hết mức. (Ảnh minh họa)
Lần 2 đi siêu âm về, tôi buồn rầu thông báo với mẹ chồng, bà chẳng chút phiền lòng còn bảo:
"2 con gái càng tốt chứ sao, nhiều nhà mong còn chẳng được".
Bầu tập 2, tôi vẫn được bà chăm sóc từng ly từng tí. Bận rộn với việc kinh doanh nhưng bà vẫn hay mua hoa quả ngon cho con dâu tẩm bổ, còn khoe khắp xóm và người thân chuyện sắp được làm bà nội 2 công chúa đáng yêu.
Ngày tôi đi đẻ đúng vào 3h đêm giao thừa. Vừa cúng Giao thừa xong, thấy con dâu có dấu hiệu chuyển dạ, bố mẹ chồng cuống lên đưa con dâu nhập viện. Dù có bà ngoại ở đó nhưng ông bà nội vẫn túc trực trong viện cả đêm với con dâu. Đúng 6h sáng ngày mùng 1 Tết thì con tôi oe oe cất tiếng khóc chào đời. Mẹ chồng vào phòng đón cháu nội mà reo lên mừng rỡ:
"Công chúa của bà kháu khỉnh quá, thần tài của nhà mình đến rồi đây. Năm mới thêm người là thêm của và phát tài".
Đẻ đúng ngày đầu năm mới mà tôi được cả nhà chồng chăm chút. Suốt dịp Tết, bà chẳng đến được nhà ai chúc Tết mà chỉ ở nhà canh nấu nướng, giặt giũ cho con dâu. Đêm bà lại ngủ cùng để bế và chăm cháu giúp cho con dâu được nghỉ ngơi nhiều. Còn con gái lớn của tôi thì ông nội chăm sóc.
Đẻ đúng ngày đầu năm mới mà tôi được cả nhà chồng chăm chút. (Ảnh minh họa)
Tết năm nay, cháu gái thứ 2 được tròn 1 tuổi mà ngay thời điểm này bà nội đã lên kế hoạch:
"Thôi nôi cho con Cún đúng ngày mùng 1 Tết, nhà mình phải làm thật hoành tráng nhé".
Cứ nghĩ được bố mẹ chồng thương như con gái là tôi thấy mình có phúc và may mắn. Tôi dự định sang năm con gái lớn hơn chút nữa sẽ thả để sinh bé thứ 3. Mẹ chồng biết ý định này thì ủng hộ lắm, bà giục nếu có kế hoạch sinh thì đi tiêm phòng trước đi. Không biết tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3 cần chú ý những gì cả nhà nhỉ?Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3 có khác những lần trước không?
Tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3 cần chú ý những gì?
Tương tự các lần mang thai trước, tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3 vẫn rất cần thiết để tối ưu hóa quá trình phát triển của thai nhi và sức khỏe của bé khi chào đời.
Tiêm phòng cho mẹ bầu lần 3 cũng bao gồm giai đoạn trước khi mang thai và trong khi mang thai. Những vắc xin được khuyến cáo bao gồm: uốn ván, cúm, sởi, ho gà, quai bị, rubella,...
Uốn ván
Không phải luôn luôn cần tiêm phòng uốn ván ở phụ nữ mang thai lần 3. Quyết định tiêm hay không phụ thuộc số lượng mũi uốn ván trước đây và thời điểm tiêm.
Nếu mẹ bầu đã tiêm đủ 5 mũi uốn ván và mũi cuối cách đây dưới 10 năm thì ở lần mang thai này không cần phải tiêm nhắc. Khả năng bảo vệ của kháng thể trong trường hợp này lên đến 95%.
Nhưng nếu mũi cuối cách đây trên 10 năm thì hiệu quả bảo vệ không được đảm bảo, cần tiêm nhắc 2 mũi. Trường hợp mẹ bầu lần 3 chưa từng được tiêm phòng uốn ván cũng cần tiêm phòng với lộ trình 2 mũi như vậy.
Mũi 1 vào khoảng tuần 22 của thai kỳMũi 2 sau đó 4 tuầnLộ trình 2 mũi này cần kết thúc trước ngày dự sanh 4 tuần
Nếu thai phụ đã tiêm phòng uốn ván 2-3 mũi cách đây dưới 5 năm thì chỉ cần tiêm nhắc lại 1 mũi ở lần mang thai này. Thời điểm tiêm ở trường hợp này là từ tuần 22 của thai kỳ, không nên tiêm sau 26 tuần.
Bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu có cần tiêm hay không vì mỗi người có tiền sử tiêm chủng khác nhau. Nhưng đa số phụ nữ mang thai lần 3 cần tiêm nhắc một mũi uốn ván ở thời điểm 22 tuần của thai.
Cúm
Cúm là một bệnh thường gặp và dễ khỏi với người bình thường nếu điều trị đúng cách. Tuy nhiên, cơ thể suy giảm miễn dịch ở mẹ bầu có thể là một yếu tố thuận lợi cho sự tiến triển của cúm. Nếu nặng, bệnh có thể tiến triển thành viêm phổi nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới mẹ và bé.
Ngoài ra, mắc cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ còn làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh cho trẻ. Mẹ sốt cao do cúm, toàn trạng bị suy sụp còn có thể làm thai chết lưu, sảy thai.
Thật ra, vắc-xin cúm nằm trong danh sách khuyến cáo tiêm phòng ở ngừa lớn nói chung, không riêng đối tượng phụ nữ có thai. Vắc-xin cúm nên được chích mỗi năm 1 lần.
Ở phụ nữ có thai, tốt nhất là tiêm vắc-xin cúm trước khi thụ thai 1 tháng, an toàn hơn là 3 tháng. Tuy nhiên, mẹ bầu bỏ lỡ lượt tiêm này vẫn có thể tiêm ngừa cúm trong lúc mang thai, đặc biệt khi vào mùa cúm.
Sởi - Quai bị - Rubella
Ngày nay, phụ nữ có thể chủ động phòng ngừa bệnh Sởi - Quai bị - Rubella chỉ với 1 mũi tiêm kết hợp duy nhất. Đối với chị em có dự định mang thai, thời điểm tiêm tốt nhất là trước khi thụ thai 3 tháng.
Vắc-xin này không được tiêm khi đang mang thai. Những mẹ bầu đã tiêm vắc-xin này ở các lần mang thai trước thì không cần tiêm nhắc.
Thủy đậu
Những chị em chưa từng có miễn dịch thủy đậu bao gồm các trường hợp chưa từng tiêm ngừa hoặc chưa mắc bệnh thủy đậu trong quá khứ. Những trường hợp này cần được tiêm vắc-xin thủy đậu thời điểm 3 tháng trước khi có thai.
Nếu đã được tiêm phòng thủy đậu từ nhỏ, chị em vẫn cần được tiêm 1 mũi tăng cường vào thời điểm 3 tháng trước khi có thai. Nếu đã được tiêm phòng thủy đậu ở lần mang thai trước, mẹ bầu không cần tiêm nhắc.
Viêm gan B
Viêm gan B có thể được phòng ngừa hiệu quả với vắc-xin viêm gan B. Mẹ bầu có thể được xét nghiệm kháng thể để xem có cần tiêm hay không. Nếu lịch sử từng tiêm ngừa viêm gan B hoặc từng nhiễm virus này trong quá khứ đã rõ ràng, mẹ bầu không cần tiêm nữa.
Lượng kháng thể chống viêm gan B nếu vẫn đủ nồng độ bảo vệ thì không cần tiêm nhắc. Nếu chưa đủ, hoặc chưa từng tiêm hay nhiễm viêm gan B, lộ trình tiêm bao gồm 3 mũi trước khi mang thai (mũi 2 cách mũi đầu 1 tháng, mũi 3 cách mũi đầu 6 tháng).
Một số trường hợp vẫn có thể tiêm viêm gan B khi đang mang thai. Hãy tham vấn bác sĩ trong từng trường hợp cụ thể.
Tôi nhắc đến chuyện về nhà nội ăn Tết, chồng gắt gỏng, ôm gối ra ngủ riêng Thái độ của chồng làm tôi bực mình quá. Về nội ăn Tết mà chồng tôi lại không chịu đi là sao? Ảnh minh họa Vợ chồng tôi sống ở thành phố. Thường thì chúng tôi phân chia lịch về thăm nội - ngoại đều nhau, xen kẽ vào các ngày cuối tuần. Dịp Tết Dương lịch, chúng tôi thống nhất sẽ về...