Về quê làm cỗ Tết quần quật cả 3 ngày, ăn thịt gà ngán tận cổ vẫn phải nấu
Tết đến là dịp gia đình sum vầy, mọi người được nghỉ ngơi thư giãn sau 1 năm làm việc.
Nhưng từ khi lấy chồng, tôi lại sợ Tết. Tôi chỉ mong mình tìm được công việc bắt buộc phải làm ngày Tết để không phải về quê.
Tôi lấy chồng và lập nghiệp ở thành phố. Quê chồng tôi cách trung tâm Hà Nội 80km. Nhà chồng tôi là trưởng họ, đất lề quê thói nên còn giữ rất nhiều phong tục truyền thống.
Dù mẹ chồng không nói thẳng, nhưng tôi biết từ ngày tôi về làm dâu, bà đã ngầm chuyển giao trách nhiệm sắm sửa, cỗ bàn ngày Tết cho tôi.
Là con dâu cả, lại bận công việc công ty nên năm nào sát Tết tôi mới cuống cuồng đi sắm sửa đủ đồ lễ Tết để mang về quê chồng. Ở thành phố, thiếu cái gì có thể chạy ù ra siêu thị mua. Chứ về quê mà thiếu lại phải chờ tới chợ phiên, rất phiền phức.
Vì nhà chồng tôi là trưởng, nên mọi việc cúng lễ gia tiên của dòng họ, chúng tôi phải lo.
Video đang HOT
Ba ngày Tết, tôi sấp ngửa 3 lần vào bếp nấu cơm cúng các buổi sáng, trưa, chiều. Mỗi lần thắp hương, tôi phải sắp sửa 3 mâm cỗ cúng để bố chồng tôi dâng lên ban thờ tổ tiên, thờ thần linh và thờ thổ công.
Mâm cỗ cúng dù đầy đủ hay đơn giản ở gia đình tôi đều không thể thiếu thịt gà và xôi hoặc đĩa bánh chưng rán. Ngày nào cũng có thịt gà, đâm ra tôi cứ nhìn gà luộc là thấy ngấy tới tận cổ.
Ngày Tết, anh em con cháu tới chơi rất đông. Cứ đến bữa, có người đến chúc tết là gia đình tôi lại bày cỗ bàn ra đãi khách. Dù ăn uống vui vẻ, ai cũng khen tôi chu đáo nấu cỗ ngon, nhưng thực sự, trong lòng tôi chán ngán vô cùng.
Hồi mới về làm dâu, chồng còn lôi tôi đi chơi cùng hội bạn thân từ thời chăn trâu cắt cỏ của anh. Nhưng thú thật, cứ rồng rắn đi hết nhà nọ nhà kia, tôi cũng chán không muốn đi theo. Đến nhà nào cũng ngả mâm cỗ, bật thùng bia chúc tụng nhau, vừa lãng phí vừa phản khoa học.
Tôi thấy mệt mỏi vì phải ăn và chơi quần quật theo hội bạn của chồng. Vì thế, sau này tôi tặc lưỡi tỏ ra bận rộn và lấy việc bếp núc làm vui. Thà quanh quẩn ở nhà còn hơn cứ lang thang đi chơi theo chồng.
Đến mùng 4 Tết, được về nhà ngoại tôi mới bắt đầu cảm nhận được không khí Tết, nhưng lúc đó thực sự đã quá mệt, tôi chỉ muốn được ngủ vùi trong chăn ấm.
Năm nào cũng vậy, vòng quay vào bếp nấu cỗ, đãi khách khiến tôi thấy sợ về quê ăn Tết.
Chị dâu của tôi, là bác sĩ nên phải trực Tết ở bệnh viện. Năm nào chị cũng chỉ tranh thủ về thăm bố mẹ đẻ tôi trong ngày rồi lại lên Hà Nội luôn vì còn bận trực. Tôi ước gì được như chị.
Nếu Tết không được nghỉ ngơi, thư giãn thì tôi thà đi làm còn hơn.
Kẻ nịnh nọt
Thị trưởng Lưu về thăm quê của mình là thôn Bắc Khê để mừng thọ lần thứ 90 của ông nội.
Thôn Bắc Khê thuộc trấn An Bình và do một người họ Viên làm Trấn trưởng. Trấn trưởng họ Viên là một người dốt nát và đặc biệt là hay nịnh nọt cấp trên nên người dân trong thị trấn thường gọi hắn là 'Viên nịnh nọt', lần này Thị trưởng về quê lại làm cho kẻ nịnh nọt này bận túi bụi.
Trấn trưởng biết bố mẹ của Thị trưởng mất từ khi ông còn nhỏ và chính ông nội là người đã vất vả một tay nuôi dạy ông thành người. Sau khi Thị trưởng lên thành phố làm việc ông đã nhiều lần định đưa ông nội lên thành phố để hưởng phúc nhưng ông nội không muốn rời bỏ quê hương.
Minh họa trong trang của Lê Tâm
Buổi sáng ngày hôm đó, xe của Thị trưởng về đỗ ở cửa trụ sở chính quyền thị trấn An Bình. Sau khi ra đón Thị trưởng, Trấn trưởng Viên lên xe cùng với Thị trưởng về thôn Bắc Khê và rất nhanh xe đã đến nhà Thị trưởng.
Khi xe đến nơi ông nội Thị Trưởng đang ngồi trên xe lăn ở trong sân nhà phơi nắng sưởi ấm. Thị trưởng Lưu nhìn thấy bộ dạng già nua của ông nội cảm thấy chua xót vội quỳ xuống trước mặt ông nội rưng rưng nước mắt nói: "Ông nội ơi, thằng cháu khốn nạn này về mừng thọ ông đây!". Ông nội Thị trưởng đưa hai tay run rẩy xoa xoa đầu của đứa cháu đích tôn rồi cảm động nước mắt chảy ròng ròng.
"Phốc!" một tiếng, lại có một người quỳ xuống trước mặt ông nội của Thị trưởng. Mọi người nhìn thì hóa ra đây là Trấn trưởng "Viên nịnh nọt". "Viên nịnh nọt" thành khẩn nói: "Ông nội ơi, thay mặt lãnh đạo và nhân dân thị trấn An Bình cháu xin chúc ông nội "Phúc như nước biển Đông, thọ như cây tùng trên núi Thái ....".
Nét mặt ông nội Thị trưởng bỗng trở nên vô cùng khó hiểu, phải một lúc lâu sau ông bỗng nhiên từ xe lăn đứng lên dùng hết sức lực kéo "Viên nịnh nọt" đứng dậy rồi nói: "Anh làm thế này tôi giảm mất tuổi thọ đấy....".
Ngay lúc đó "Viên nịnh nọt" chưa kịp phản ứng nên ngây người một lúc rồi nói rất to: "Cháu đến để chúc mừng ông nội sống lâu trăm tuổi sao ông lại nói là làm giảm tuổi thọ của ông?".
Sau khi có người đỡ ngồi xuống ông nội Thị trưởng nói: "Một là, các người là quan phụ mẫu là cha mẹ của dân. Ở trên đời này chỉ có dân chúng quỳ lạy quan viên chứ làm gì có chuyện quan viên phải quỳ lạy dân chúng; hai là, ...". Ông nội Thị trưởng vẻ xúc động ông lấy hơi rồi tiếp tục nói: "Hai là, ở thôn Bắc Khê chúng tôi cứ theo thứ bậc thì tôi phải gọi các người là ông quan nhưng hiện nay ngươi không những gọi tôi là ông nội mà lại còn quỳ trước mặt tôi không phải là làm rút ngắn tuổi thọ của tôi à?".
Dân thôn Bắc Khê cười ồ lên. "Kẻ nịnh nọt" không ngờ lại mó phải đít ngựa vừa xấu hổ vừa ngượng, hận là không có kẽ hở để chui xuống đất.
'Làng trong phố' tập 2: Quá khứ 'nát rượu', tù tội của Mến và Hiếu bị đào lại Trong tập 2 của 'Làng trong phố', vì khó khăn nên Mến và Hiếu đi sang làng bên tìm cơ hội làm ăn nhưng lại bị đuổi vì người có án tù, người lại mang tiếng 'nát'. Preview tập 2 của phim Làng trong phố cho thấy tình cảnh của Hiếu và Mến ngày càng khó khăn. Việc Hoài (Trần Vân) lên thành...