Về quê “hậu Tết”, nàng dâu tối mặt vì đủ màn chào hỏi khó đỡ
Những ngày hậu Tết, được về quê xa thăm hỏi họ hàng là một dịp vui, nhưng với nhiều nàng dâu rất có thể những ngày lễ này sẽ trở thành cơn ác mộng nếu buộc phải nghe những màn chào hỏi “khó đỡ” đến từ những người bà con thân thích.
Năm năm làm dâu nhà chồng cũng là 5 năm Hà thấm thía cơn ác mộng được gọi là “Tết”. Vui vẻ đâu chẳng thấy, Tết chỉ quanh quẩn là những bữa cơm tất tiên – tân niên liên miêng, thâu đêm suốt sáng. 3 ngày Tết là mỗi ngày Hà ngập trong thịt cá, rau củ, mùi dầu mỡ xào, hành tỏi và đủ thứ mùi hỗn độn khác dưới bếp. Bận bịu, nhếch nhác nhưng với Hà, việc này còn vui hơn cả nghìn lần so với việc phải về quê chào hỏi họ hàng những ngày hậu Tết.
Quân – chồng Hà là con trưởng, lại là cháu đích tôn của dòng họ, Tết năm nào cũng kéo dài đến qua Rằm vì phải ngược xuôi khắp nơi chào hỏi bà con họ hàng. “Gặp gỡ người thân họ hàng sau cả năm trời không gặp, vui thì có vui nhưng… đau tim lắm lắm”, Hà cười buồn.
Gạn hỏi mãi, Hà mới kể lý do khiến chuỗi ngày về quê hậu Tết trở thành nỗi ác mộng nhất trong năm.
Những câu hỏi khó đỡ của bà con họ hàng khiến nàng dâu càng thêm áp lực. (Ảnh minh họa).
5 năm làm dâu cũng là 5 năm Hà bị khủng hoảng bởi những câu hỏi liên quan đến việc con cái. Đến nhà ai cũng như thành một cái lệ, ai nấy chào câu đầu, hỏi câu sau là mắt theo quán tính nhòm nhanh xuống bụng cô cháu dâu. Cũng rất nhanh sau khi thấy chiếc bụng xẹp lép thay vì bụng bầu tròn xoe như mong muốn, lời chào đã nhanh chóng trở thành “viên đạn” nằm trong khẩu súng đã lên cò. Người dễ chịu thì cười nhạt: “Năm sau cô chú nhanh có em bé nhé, không cu Bin cháu anh Tuấn đã sắp học lớp 1 đến nơi rồi”. Kẻ khó chịu thì cười mỉa mai: “Trứng ấp lâu thế sao mãi vẫn chưa nở nhỉ” hay “Ô hay, hay là… tịt!”.
Vậy là cái nỗi niềm 5 năm trời vất vả ngược xuôi mọi đằng, chạy chữa trong Nam ngoài Bắc của hai vợ chồng lại được dịp khơi lên và cứa vào lòng đến chảy máu. Có ai là người không muốn có con chứ…
Video đang HOT
Buồn nhất thì có lẽ phải kể đến hôm mùng 5 Tết khi hai vợ chồng vượt cả chặng đường xa xôi về quê nội. Chú ruột Quân vốn là người nổi tiếng gia trưởng, vốn không thích Hà từ đầu vì biết cô đã tốt nghiệp thạc sỹ, “con gái học cao chỉ tổ về cãi chồng nhem nhẻm”, ông phủ đầu ngay hôm cưới cháu trai. Sau này khi đã quen thân hơn thì sự kỳ thị cũng vơi bớt đi, nhưng riêng chuyện Hà mãi vẫn chưa sinh cho dòng họ một đứa cháu đích tôn thì ông vẫn để bụng. Vì thế mà khi vợ chồng Hà về chào hỏi, câu trước câu sau, ông lập tức lôi lại chuyện cũ lên để nhiếc móc. Thừa lúc cháu dâu ra ngoài, Hà còn loáng thoáng nghe thấy tiếng ông dí dủm với Quân: “kể ra mà nếu nó không làm tròn được nghĩa vụ thì phải tìm một người khác thế vào thôi cháu ạ, ông bà dưới này mong mỏi lắm rồi”. Vừa lánh ra nơi khác, Hà vừa đưa tay lau vội giọt nước mắt tủi hờn.
Hết chuyện con cái rồi lại đến lương thưởng, nhà và xe. Chẳng nói đâu xa xôi, cũng mới đây thôi, khi đang lúi húi làm cơm trong bếp, Hà trở thành nhân vật nổi tiếng bất đắc dĩ, đề tài của một đám đông các bà các cô lớn tuổi mới đến chơi nhà. Cô cháu dâu được “ưu ái” đến mức được các bậc tiền bối đem ra phân tích toàn diện, từ ngoại hình, lời ăn tiếng nói, khả năng kiếm tiền, vun vén nhà cửa và đương nhiên không quên “chấm điểm” về khoản làm dâu. Ngồi ở dưới bếp, Hà nghe rõ mồn một những câu nhận xét sắc như dao về mình, nén tiếng thở dài mà nước mắt chỉ chực rơi.
Đến khi mâm cơm được bưng lên nhà mời khách, y như rằng là màn tra vấn của các bà các cô dành cho nàng dâu – nhân vật chính đến giờ mới có dịp tiếp chuyện.
- Năm nay thưởng có đến dăm chục triệu không cháu? Không được à? Kém thế, con dâu cô làm ngân hàng, năm nay về khoe mẹ được thưởng đâu những 4, 5 chục triệu. Lấy thưởng hôm trước thì hôm sau em nó đi mua tặng mẹ ngay cái dây chuyền vàng hơn chục triệu. Cô đang đeo đây này, đẹp cháu nhỉ. Đấy, con dâu là phải thế chứ!
- Sao năm nay hai vợ chồng vẫn đi cái xe cọc cạch đấy à, bác thấy đi mấy năm rồi ấy nhỉ, hình như từ ngày thằng Quân mới ra trường. Sao không cố tiết kiệm mua lấy cái xe tử tế mà đi cho sáng sủa con người ra. Bác thấy chị Hằng nhà bác bảo là bây giờ đi công việc, người ta xem cả xe cộ mình đi có sang không, có đẹp không nữa đấy. Đi mãi cái xe ấy thảo nào vợ chồng hai đứa cứ lẹt đẹt mãi nhỉ!
- Năm nay hai đứa có định mua nhà không? Sao cứ thích sống cùng ông bà mãi thế, chị thấy bây giờ xu hướng con cái sống riêng từ sớm, không phụ thuộc vào ông bà nữa đâu. Như vợ chồng anh chị á, có đói kém đến đâu cũng phải cố dành ra một khoản để dành rồi tậu nhà. Cũng may là là được lộc các cụ cho mà tiền thưởng của 2 cái cuối năm đã đủ cho các cháu cô có được chỗ ăn ở cũng tàm tạm đấy.
Rồi hàng chục câu hỏi khác mà mỗi lần “bị” nghe cũng khiến Hà xây xẩm mặt mày. “Thôi thì, cả năm mới có vài ngày Tết nhưng năm nào cũng đứng chịu trận mà không thốt nên lời như thế này thì quả là ác mộng. Có nhiều khi, mình chỉ ao ước là năm bảy năm mới có Tết một lần, để thoải mái làm những điều mình thích, quan trọng nhất là không đau đầu nghĩ kế sách đối đáp như thế này nữa”, Hà ngán ngẩm.
Theo Doisongphapluat
Bi kịch như gái ế phải thuê người yêu về dẫn về quê ăn Tết
Hương thấy thân làm gái đã khổ rồi, thân làm gái ế như cô còn khổ gấp trăm gấp vạn, nỗi khổ này ai thấu ai hiểu cho cô đây. Cô sợ về nhà, sợ đến Tết vô cùng
Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là Tết, trong khi rất nhiều bạn bè của Hương háo hức đợi đến Tết để được về đoàn tụ với gia đình, thì Hương lại cảm thấy sợ hãi. Cô ước không phải về nhà, cô ước giá như đừng có Tết, vì nỗi lòng của gái ế như cô mấy ai hiểu được.
Hương năm nay 29 tuổi, bước sang năm mới là cô vào ngưỡng 30. Quê ở Yên Bái, Hương vào Sài Gòn học rồi ra trường xin việc lập nghiệp ở lại luôn không về quê. Lúc còn đi học trong khi bạn bè bận yêu đương hẹn hò thì Hương lao vào học, vì cô sợ gái quê không học sẽ bị tụt hậu, không xin được việc. Ra trường với tấm bằng giỏi trên tay, Hương lại lao vào công việc, tự nhủ phụ nữ phải có địa vị sự nghiệp. Hương lên chức trưởng phòng, nhưng chưa một lần trong đời cô biết yêu. Thực ra nhan sắc của Hương cũng chỉ thuộc dạng trung bình, dáng người lại có chút thô kệch, nên khó gây được thiện cảm với cánh đàn ông,
Thời gian đầu Hương cũng không để tâm lắm, nhưng càng lúc "có tuổi" áp lực phải lấy chồng của Hương càng tăng lên. Ở quê Hương con gái 18, 19 tuổi là đã lấy chồng, 20 tuổi đã con bồng con bế. Mấy đứa bạn học cùng cấp ba với Hương, thi đỗ cao đẳng trung cấp, ra trường đi làm rồi cũng chỉ 22, 23 tuổi là lấy chồng. Trong lớp chỉ còn duy nhất một mình Hương là vẫn ế trơ trọi.
Hương ở xa nên mỗi năm chỉ có dịp Tết là cô tranh thủ thu xếp thời gian ra thăm bố mẹ bạn bè. Nhưng mấy năm trở lại đây mỗi lần Tết đến là Hương chỉ muốn viện cớ để không về. Nhưng không về thì lại thương bố mẹ, con cái đi làm xa cả năm, có cái tết không về, trong khi nhà người ta thì quây quần đầy đủ, Hương lại không đành lòng, mà về thì khổ ơi là khổ. Khắp họ hàng ai nhìn thấy mặt Hương cũng hỏi cô sao không chịu lấy chồng, trong khi các em họ của cô, kém cô đến chục tuổi cũng đã có con bồng con bế.
Bố Hương gia trưởng, ông quan niệm phụ nữ không thể lấy sự nghiệp làm đầu, mà phải lấy gia đình chồng con làm lẽ sống. Ngay từ khi Hương 25 tuổi ông đã giục cô lấy chồng, Hương về nhà là bố cô lại uống rượu say, mang chuyện ế chồng ra nhiếc móc.
Năm Hương 27 tuổi bố cô làm mối cho anh chủ tịch xã, ép cô ở nhà lấy chồng, không cho vào Nam nữa. Anh cán bộ xã mà bố cô ép cô lấy là một anh dân tộc H'Mông, 30 tuổi có cái chân đi cà nhắc, mắt hơi hiếng hiếng. Anh đến nhà chơi, uống nước anh nhìn Hương mà Hương đã sợ chết khiếp. Thế mà bố cô bảo, Hương mà lấy được anh chủ tịch xã ấy thì phúc nhà cô to bằng cái đình.
Tết năm ấy bố mẹ Hương ép Hương phải đi chơi chợ Tết cùng anh chủ tịch xã. Leo lên cái xe anh ta chở, Hương sợ không dám thở, chân anh ta đi cà nhắc mà anh ta phóng xe như bay, vừa đi anh ta vừa hênh hoang, ở cái địa phận này, anh có thể một tay che trời, người phụ nữ anh đã để ý thì ai cũng phải kính trọng e nể. Gớm Hương nghe mà cứ liên tưởng đến chuyện "ngôn tình" lúc sinh viên cô vẫn hay đọc, anh cứ hao hao giống hình mẫu "soái ca", tiếc soái ca này bị thọt và mắt lác.
Hương một lòng một dạ từ chối anh ta, bố Hương thậm chí tìm cách dấu chứng minh thư của cô, để cô không bay vào Sài Gòn lại được nữa. Ông bảo Hương ở nhà lấy chồng, rồi anh cán bộ xã xin việc ở quê cho mà làm. Chức tước cũng chẳng kém ai, lại gần nhà gần cửa, gần bố mẹ. Mùng 6 tết, Hương phải bỏ trốn, vì chuyện này mà bố cô dọa từ mặt.
Để thoát khỏi sự thúc ép của bố mẹ, Hương phải thuê người đóng giả làm bạn trai dẫn về ra mắt
- Ảnh minh họa
Để cho bố cô nguôi ngoai cô phải nói dối là cô đã có bạn trai, sẽ dẫn về ra mắt bố mẹ sớm. Nghe Hương nói vậy bố cô cũng tạm tha thứ, ông bắt cô Tết phải dẫn bạn trai về ra mắt. Nếu không đưa về thì nhất khoát là ông từ mặt. Vậy là cả cái năm ấy Hương cũng cố gắng tìm kiếm một anh để hẹn hò. Nhưng tìm chồng chứ có phải tìm manh áo cái quần đâu mà bảo có là có ngay. Hương cũng có sự nghiệp, nhưng nhan sắc không đẹp lắm, mà giờ đàn ông họ cũng yêu chuộng ngoại hình hơn. Có vài người tới tìm hiểu thì khổ nỗi nói chuyện lại chẳng hợp gu của nhau. Cảm giác như họ và Hương quá chênh lệch về sự hiểu biết lẫn quan điểm.
Thậm chí vì muốn đẩy nhanh tiến độ tìm chồng mà Hương suýt gặp phải Sở Khanh. Gã ta đóng vai là một anh chàng hào hoa phong nhã, biết Hương cũng có chút tiền bạc và đang khao khát kiếm chồng, thì định lừa gạt để moi tiền của Hương, cũng may mà Hương phát hiện ra bộ mặt sớm.
Thế nên Tết năm ngoái Hương đã phải dùng tới hạ sách là đi thuê người đóng giả làm người yêu của cô. Hương bay từ Sài Gòn về Hà Nội, thuê dịch vụ cho thuê người yêu ở Hà Nội, chi phi thuê cũng lên tới hơn chục triệu. Tiền bỏ ra tiêc đã đành, nhưng cái sự bẽ bàng, cái nỗi khổ trong tâm Hương mới là to lớn, có ai hiểu được đâu. Hương thấy sao mà mình kém cỏi nhục nhã thế này, phải đi thuê người đóng giả làm người yêu. Nhưng cũng nhờ có vậy mà Tết năm ngoái cô được ăn tết yên lành với bố cô. Ông có vẻ hoàn toàn hài lòng về "chàng rể". Ông bảo hai người chuẩn bị đám cưới sớm. Do được sắp xếp trước nên "người yêu" Hương xin phép bố mẹ cô, là chờ bố mẹ anh tết sang năm từ Mỹ về, rồi xin cưới một thể. Thấy con gái yêu được hẳn chồng là việt kiều Mỹ, bố mẹ Hương càng yên tâm hơn.
Từ mấy tháng nay, lần nào gọi điện cho Hương bố cô cũng hỏi, ông bà thông gia đã về nước chưa? Tết này nhớ mời họ về quê ăn Tết, còn tính chuyện cho hai đứa luôn. Hương cứ vâng vâng dạ dạ để đó, rồi tính kế thoái thác. Nhưng bây giờ đã là giáp Tết rồi, cô cũng chưa có được tấm người yêu nào thật sự tử tế.
Giờ mà nói với bố cô là cô bỏ anh Việt kiều Mỹ kia rồi, thì chắc chắn ông sẽ từ mặt cô ngay. Mà nếu tiếp tục diễn vở kịch này thì cô phải mất khoảng 50 triệu để vừa thuê người yêu, thuê bố mẹ người yêu. Tiền mất tật mang, nhưng sau đó thì sao, có lẽ phải làm đám cưới giả đế bố mẹ cô yên tâm. Cô cũng đã khảo giá rồi, trọn gói một đám cưới giả như thế là 100 triệu. Cùng lắm cô sẽ tặc lưỡi làm 1 lần cho các cụ yên lòng. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại cô vẫn thấy sao mà khổ thế, tiền thì mất mà ý trung nhân thực sự vẫn chưa có chỉ để chiều lòng các cụ. Cô thực sự thấy sợ Tết.
Theo Dương Thụy /Afamily
Lấy nhau chỉ vì chiếc bụng bầu Sáng nào cũng vậy, Hương vác chiếc bụng bầu 6 tháng khệ nệ xuống dưới phòng khách để trực chờ Khoa thức giấc mà gây hấn. Còn Khoa cũng chẳng kém cạnh, tối nào đi ngủ anh cũng không quên những bài ca bất hủ "chửi vợ" chua ngoa. Hương và Khoa cưới nhau được hơn 2 tháng nhưng chưa một ngày nào...