Về quê dịp Tết Dương lịch, em trai đưa cho tôi một tờ giấy chi chít chữ, có điểm chỉ vân tay, nhìn thấy mà tôi hoa mắt chóng mặt
Em trai tôi đang có hơi men, bị chị dâu dạ.y đờ.i thì nổi điên lên.
Vợ chồng tôi định cư ở thành phố. Kinh tế của chúng tôi chỉ dừng lại ở mức độ khá giả thôi chứ không giàu có. Mỗi lần về quê, tôi phải chi tiêu tiết kiệm, dành dụm riêng một khoản để mua quà cáp và biếu bố mẹ, ông bà. Vợ tôi còn nuôi một con heo đất, bỏ tiề.n và.o để tới dịp về quê thì đậ.p ra.
Vì khéo tính toán nên lần nào về quê, tôi cũng nhận được sự niềm nở của mọi người. Ai cũng khen tôi giàu có. Tôi chỉ biết cười trừ cho qua chuyện.
Em trai tôi sống cùng bố mẹ ở quê, làm thợ mộc. Dạo gần đây, tôi nghe bố mẹ than phiền em trai hay đàn đúm ăn chơi nhậu nhẹt. Em dâu chịu không nổi nên hay cãi nhau với chồng. Bố mẹ tôi buồn lòng lắm. Tiề.n bạc đã túng thiếu khó khăn mà em trai còn ưa nhậu nhẹt, hỏi ai mà chịu đựng nổi?
Em cũng thường gọi điện hỏi vay tiề.n tôi. Em vay không nhiều, khi thì vài trăm nghìn, khi thì 1-2 triệu. Tôi thương em nên hay giấu vợ chuyển tiề.n cho em.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Dịp lễ Tết Dương lịch, vợ chồng tôi được nghỉ 2 ngày nên quyết định về quê chơi. Vợ lấy ra 20 triệu, rủ tôi đi mua sắm quà biếu. Chúng tôi liệt kê ra một loạt những người cần biếu quà và mua quà hết hơn 5 triệu. Phần tiề.n còn lại thì trả tiề.n xe cộ và biếu bố mẹ.
Trong bữa cơm gia đình, em trai bỗng lấy ra một tờ giấy chi chít chữ, bên dưới có chữ ký và điểm chỉ vân tay của em tôi, hỏi tôi: “Anh trả nợ cho em được không?”. Tôi nhìn con số 500 triệu trong giấy mà hoa mắt chóng mặt.
Em trai bảo mình làm ăn nhưng thua lỗ, giờ lãi mẹ đẻ lãi con nên mới thành ra nợ ngập đầu. Nó không có khả năng trả nợ nữa, chỉ đành nhờ đến tôi.
Tôi sững sờ, tôi làm gì có nhiều tiề.n đến vậy? Vợ tôi ngồi cạnh, giật lấy tờ giấy nợ đưa trả thẳng cho em chồng. Cô ấy nói vợ chồng mình cũng khó khăn, không giàu có gì nên không có khả năng trả nợ giúp em. Em lớn rồi thì phải tự lo cho cuộc sống của mình, không nên dựa dẫm vào người khác.
Em trai tôi đang có hơi men, bị chị dâu dạ.y đờ.i thì nổi điên lên. Nó chỉ tay, mắng vợ tôi là hỗn láo. Vợ tôi bực tức vì em chồng tỏ thái độ “chủ nhà” nên bỏ vào phòng nằm.
Bố mẹ năn nỉ tôi “cứu” em trai, trả trước cho nó một ít thôi cũng được. Phần còn lại thì từ từ tính sau. Nếu tôi không chịu trả nợ giúp em thì buộc phải bán căn nhà để lấy tiề.n trả. Tôi muốn từ chối mà lại ngại ngùng trước sự kì vọng và mong chờ của bố mẹ. Tôi vẫn còn 200 triệu tiề.n tiết kiệm, có nên bàn với vợ dùng số tiề.n đó trả nợ cho em trai không?
Em chồng chuyển đến ở mới 1 tuần, tôi đã muốn "tăng xông"
Tôi bực tức nói em chồng tìm nhà mà thuê trọ chứ tôi không thể cho cậu ấy ở nhờ nữa.
Ảnh minh họa
Em chồng tôi ham chơi lười làm, tính ỷ lại vào anh trai. Hồi trước còn đi học đại học, tháng nào chồng tôi cũng phải gửi cho 3 triệu tiề.n sinh hoạt phí. Thậm chí có những khi khó khăn, con đau bệnh, vợ chồng tôi phải ăn mì tôm cả tuần nhưng 3 triệu đó vẫn phải gửi đủ cho cậu ấy. Biết tôi khó chịu, chồng hay động viên, bảo anh chỉ đang làm tròn nghĩa vụ của 1 người anh trong gia đình và khi nào Tú - em chồng tôi - tốt nghiệp đại học rồi thì kinh tế sẽ ổn hơn.
4 năm học trôi qua, em chồng tốt nghiệp rồi nhưng không chịu đi làm. Bố mẹ chồng hối thúc quá thì Tú cũng cầm hồ sơ đi phỏng vấn. Nhưng cứ đi làm chỗ này vài hôm, chỗ kia vài bữa lại nghỉ vì đủ thứ lý do. Dù chồng không nói ra nhưng tôi biết, anh vẫn lén lút cho tiề.n em trai. Bởi những tin nhắn của Tú gửi, đa số đều liên quan đến tiề.n bạc.
Tuần trước, em chồng gọi điện, bảo vợ chồng tôi dọn dẹp sẵn cho cậu ấy 1 phòng. Tôi hỏi để làm gì thì Tú nói cậu ấy sẽ chuyển đến ở 1 thời gian vì mới xin được việc làm ở công ty gần nhà tôi. Biết tính chồng thương em trai, dù bản thân không muốn nhưng tôi cũng đành miễn cưỡng đồng ý cho Tú đến ở nhờ nhà mình.
Mới 1 tuần thôi mà tôi đã điên đầu với em chồng rồi. Đi làm thì thôi, về nhà là vứt đồ đạc lung tung, mở ti vi xem bóng đá rồi hét ầm ầm. Khi thì nằm dài chơi game, la hét liên tục trong lúc đợi tới giờ ăn cơm.
Tôi cũng đi làm ngày 8 tiếng, về nhà vừa lo dọn dẹp nhà cửa, lo con cái, nay lại phải lo thêm em chồng. Mệt quá nên tôi hay cáu gắt. Tú không hiểu chuyện lại còn cho rằng tôi ỷ là chủ nhà nên xe.m thườn.g cậu ấy. Chồng tôi đứng giữa, lúc đầu còn khuyên can em trai, sau thì nói không nổi nữa nên cũng buông xuôi. Không khí gia đình luôn căng thẳng, chẳng ai vui nổi.
Hôm qua, tôi nhờ Tú ghé trường tiểu học đón cháu hộ vì tôi đi chợ về không kịp, còn chồng tôi tăng ca đến 8 giờ tối mới về. Thế mà Tú lại quên việc đón cháu mà về thẳng nhà, vô tư nằm chơi game. Gần 6 giờ chiều, tôi tay xách nách mang đủ thứ đồ lỉnh kỉnh về nhà. Tôi còn tưởng Tú đã đón cháu rồi nên lớn tiếng gọi con ra cầm đồ phụ mẹ. Lúc này, em chồng mới thủng thẳng bảo đã quên đón cháu ở trường.
Tôi hốt hoảng gọi điện cho cô giáo chủ nhiệm. Cô nói đã đưa con về nhà cô rồi vì chờ mãi không thấy ai đến đón con, gọi điện cho bố mẹ cũng không được.
Tôi đến nhà cô chủ nhiệm đón con về mà cơn giận lên đến đỉnh điểm. Tối đó, tôi và em chồng tranh cãi lớn tiếng với nhau. Tôi bảo Tú tự ra ngoài thuê trọ chứ tôi không hầu hạ cậu ấy nữa. Em chồng cũng chẳng vừa, thu xếp đồ đạc và mắng chồng tôi không biết dạy vợ.
Tú chuyển đi rồi, tôi cảm thấy thảnh thơi, thoải mái nhưng chồng lại ủ rũ buồn bã. Anh sợ khi chúng tôi về quê sẽ bị bố mẹ trách vì không chăm sóc em trai, lại còn đuổi em ra khỏi nhà. Tôi thì chả sợ. Tôi có nên gọi điện, kể hết mọi chuyện cho bố mẹ chồng nghe trước để tránh thị phi không?
Tôi xó.t x.a nhìn mâm cơm cữ vỏn vẹn 3 viên thịt bằng đốt ngón tay của mẹ Nếu không bất chợt về quê, tôi thật lòng không biết mẹ và em tôi sẽ sống ra sao nữa... Những ngày cận kề Tết thế này, bế cậu em trai bụ bẫm trong tay tôi lại không khỏi xó.t x.a khi nhớ lại chuyện mới cách đây vài tháng mà thôi. Năm nay tôi 22 tuổ.i, vừa tốt nghiệp đại học và...