Về Quảng Ninh tìm ăn bánh gật gù
Quảng Ninh được nhiều người biết đến với thế mạnh du lịch hơn là ẩm thực, nhưng vùng đất này cũng có nhiều món ngon ma ban không nên bo qua khi co dip ghe thăm.
Bánh gật gù la đăc san cua vung Tiên Yên (Quang Ninh)
Nhưng đăc san Quang Ninh thê kê đên la chả mực Hạ Long, tu hài Vân Đồn, sá sùng Quan Lạn, rượu mơ Yên Tử, bánh gật gù Tiên Yên… Những ngày lang thang nơi vùng đất này, tôi có cơ hội biết thêm nhiều điều thú vị.
Video đang HOT
Môt buôi sang đep trơi, theo lời giới thiệu của một người bạn, tôi đi tìm đặc sản bánh gật gù, cai tên nghe đa thu vi. Nghe nói người dân nơi đây thường dùng bánh ăn lót dạ đầu ngày, đến muộn sẽ không còn bánh để ăn.
Tìm hiểu về nguồn gốc cái tên gật gù, tôi được người dân địa phương giải thích: Ngày ấy tại Tiên Yên, một số hộ gia đình làm bánh phở bán. Do người già và trẻ con thường thích ăn bánh không nhân cuốn thành cuộn dài, bánh dẻo quẹo cứ gật lên gật xuống, khi ăn chấm nước mắm thấy rất ngon miệng, vừa ăn vừa gật gù tấm tắc khen ngon… nên cai tên gật gù có từ ngày đó.
Bánh gật gù được làm từ bột gạo có bề ngoài gần giống bánh phở, bánh cuốn. Thường thì gạo được ngâm qua đêm cho ngấm đủ nước, vớt ra để ráo rồi nghiền thành bột nước. Lúc nghiền bột cho thêm một ít cơm nguội vào để khi tráng bánh vừa phồng xốp, dẻo lại vừa mềm mịn.
Bánh gật gù gần giống bánh phở, bánh ướt nhưng lại được cuốn thành cuộn dài từ 15 – 20cm
Ngày trước khi chưa có máy nghiền như bây giờ, người ta thường xay bột bằng cối đá. Nghe người già bảo bánh xay bằng cối đá có độ dẻo, mềm, ngon hơn so với bột nghiền máy.
Tráng bánh gật gù phải là người làm quen tay mới biết cách pha bột sao cho không đặc và cũng không bị loãng quá. Múc lượng bột vừa phải đổ lên khuôn dàn bột thành hình vòng tròn dày hơn bánh cuốn, mỏng hơn bánh đa, đậy nắp lại chờ khi bánh chín sẽ nở phồng lên, dùng một ống tre lấy bánh ra cuốn thành cuộn dài.
Để bánh không bị dính sát vào nhau, người ta sẽ trải một lớp lá chuối ở dưới. Bánh tráng xong trong, mềm, dẻo mới nhìn đã thèm được thưởng thức.
Thứ nước chấm đi kèm thường là nước mắm cốt (nguyên chất) chưng cùng với mỡ gà, hành phi, ớt. Bí quyết chính là nằm ở miếng mỡ gà béo ngậy, lên màu sánh vàng rất đẹp, tuyệt nhiên không nên dùng mỡ heo hoặc dầu.
Ngày nay nhiều gia đình Tiên Yên vẫn ăn bánh gật gù trong những dịp đãi khách hoặc tiệc cưới hỏi. Thời kinh tế khá giả hơn xưa, nước chấm thường có thêm thịt bằm, hay dùng chung khâu nhục (thịt ba chỉ hầm), thịt chó nấu nhựa mận.
Nếu có dịp đến Quảng Ninh, bạn nhớ ghé vùng đất Tiên Yên thưởng thức bánh gật gù để biết thêm về một món ngon nữa trong bức tranh muôn sắc màu của ẩm thực Việt.
Theo tapchiamthuc