Về Phú Yên, thăm làng nghề đan thúng chai ở Tuy An
Làng Phú Mỹ, xã An Dân, huyện Tuy An là một trong những nơi còn giữ nghề đan thúng chai truyền thống ở Phú Yên.
Đối với người dân miền biển Phú Yên, thúng chai là sản phẩm rất thông dụng, dùng để câu mực, câu tôm… hay đưa hàng hóa từ bờ ra thuyền lớn. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Thời vàng son, làng Phú Mỹ có khoảng 50 hộ gia đình mưu sinh bằng nghề đan thúng chai. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của thuyền thúng composite, nghề làm thúng chai trở nên ít phổ biển hơn. Hiện, làng Phú Mỹ còn khoảng 10 hộ theo nghề này. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Nguyên liệu chính để làm thúng chai là tre. Trước tiên, người thợ chọn những cây tre đạt yêu cầu có độ tuổi 1-1,5 năm tuổi, không non cũng không già thì thúng mới bền chắc. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Tre phải được vót một cách tỉ mỉ rồi đem phơi nắng. Sau đó, chuyển qua cho thợ đan mê, lận vành rồi phơi khô, tiếp tục với công đoạn trét phân bò, dầu rái và tiếp tục đem phơi. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Trong các công đoạn làm thúng chai thì trét dầu rái được coi là công đoạn quan trọng nhất, vì nó quyết định sự thành bại của sản phẩm, giúp nâng tuổi thọ của một chiếc thúng chai lên đến hàng chục năm. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Video đang HOT
Khung cảnh người dân làng Phú Mỹ đan thúng chai với góc nhìn từ trên cao. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Ngoài làm phương tiện đánh bắt hải sản, sản phẩm thúng chai ở làng còn được người dân trang trí theo đặt hàng của các đơn vị du lịch trong và ngoài nước. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Nghề đan thúng chai không những góp phần bảo tồn, phát huy truyền thống làng nghề mà còn tạo nguồn thu nhập cho người dân địa phương. Gần đây, thúng chai do người làng Phú Mỹ làm ra không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á và châu Âu. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Nên thơ Gành Yến
Trong chuyến du xuân về miền biển Quảng Ngãi, tôi có dịp đến thăm Gành Yến. Không chỉ bị cuốn hút bởi khung cảnh nên thơ tựa tranh thủy mặc, nơi đây còn gợi cho tôi nhớ đến Gành Đá Đĩa ở Phú Yên khi cũng có nhiều lớp đá đen xếp lớp chồng lên nhau, uốn cong bao bọc quanh bờ biển rộng lớn.
|
Gành Yến nằm cách trung tâm TP. Quảng Ngãi tầm 35 km về hướng Bắc, thuộc thôn Thanh Thủy (xã Bình Hải, huyện Bình Sơn). Ảnh: Mộc Trà |
Theo người dân địa phương, sở dĩ thắng cảnh này có tên gọi là Gành Yến vì trong vịnh đá có nhiều hốc nhỏ là nơi trú ngụ của một số loài chim, nhất là chim yến. Ảnh: Mộc Trà |
Tương truyền, nơi đây cũng được hình thành bởi quá trình núi lửa phun trào, trải qua hàng triệu năm kiến tạo địa chất mới tạo nên tuyệt tác nghệ thuật như hiện tại. Ảnh: Mộc Trà |
|
Địa hình ở Gành Yến khá đối lập. Nếu phía Nam là những lũy đá dựng đứng cao chừng 30 mét và kéo dài hàng trăm mét thì phía Bắc đá trải thoai thoải như một tấm thảm khổng lồ với thực vật phủ xanh bên trên. Khu vực ở giữa Gành Yến lại dành phần cho đá và cát hòa quyện, cùng nhau đón những đợt sóng biển trắng xóa từ khơi xa nối tiếp xô bờ. Ảnh: Mộc Trà |
|
Dưới nắng xuân óng vàng, mặt nước biển càng trở nên trong xanh. Bãi đá đen trông giống hệt như những quả trứng đủ hình thù nằm san sát, uốn lượn vòng cung bao bọc quanh bờ vô cùng đẹp mắt. Ảnh: Mộc Trà |
|
Ảnh: Báo Quảng Ngãi |
|
Đặc biệt, cư dân địa phương còn tiết lộ, điểm thu hút nhất của Gành Yến chính là du khách có thể ngắm những rạn san hô lộ thiên tuyệt đẹp với đủ hình thù, màu sắc trải rộng trên mặt biển khi thủy triều rút vào thời điểm đầu hoặc giữa tháng, bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài đến hết tháng 7 âm lịch. Ảnh: Báo Quảng Ngãi |
|
Cùng với đó là các loài sinh vật như sao biển, nhum, ốc... dễ dàng được nhìn thấy dưới làn nước trong vắt. Đây cũng là điều có sức hấp dẫn đối với tôi, hứa hẹn lần trở lại thắng cảnh này để thưởng lãm cảnh sắc nên thơ này. Ảnh: Báo Quảng Ngãi |
|
So với một số điểm du lịch khác tương tự mà tôi từng đặt chân đến thưởng ngoạn, Gành Yến còn khá hoang sơ. Ảnh: Mộc Trà |
|
Ảnh: Mộc Trà |
|
Mới đây, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho hộ kinh doanh đầu tư trang trí với nhiều mô hình, cờ hoa rực rỡ, tạo nên không gian chụp ảnh đa dạng để phục vụ du khách tham quan, thưởng ngoạn Gành Yến trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Giá vé thăm quan là 30.000 đồng/người lớn và miễn phí đối với trẻ em. Theo thống kê của chủ đầu tư, trong dịp Tết Nguyên đán này, du khách tìm đến khu du lịch này khá đông, nhộn nhịp hơn hẳn so với những năm trước. Ảnh: Mộc Trà |
|
Đúng như nhiều người nhận định, điểm du lịch nên thơ này của Quảng Ngãi đã và đang "quyến rũ" nhiều du khách bốn phương. Để rồi, "đến Gành Yến thấy lòng xao xuyến/Rời Gành Yến lưu luyến không ngừng". Ảnh: Mộc Trà |
8 điểm đến ở Phú Yên được đề cử 'Top 7 Ấn tượng Việt Nam 2023' Công viên 'rồng ngậm ngọc', biển Phú Thường, ruộng bậc thang Lam Sơn... là những điểm đến tại Phú Yên được đề cử vào Top 7 Ấn tượng Việt Nam 2023. Đồ họa: Nguyên Phong Công viên "rồng ngậm ngọc" Công viên "rồng ngậm ngọc" thực chất là công viên Thanh Niên ở đối diện 356 đường Hùng Vương, ngay trung tâm thành...