Về Park Village để sống hạnh phúc như người châu Âu
Có một điểm chung trong phong thái sống của người châu Âu đó chính là tao nhã, thanh lịch mà cũng vô cùng cấp tiến.
Phản chiếu tinh thần ấy, Park Village – khu biệt thự phong cách Âu được ‘may đo’ theo từng trải nghiệm là nơi để trở về, thưởng thức cuộc sống đầy thi vị và đậm dấu ấn riêng.
Tận hưởng thiên nhiên
Thiên nhiên luôn là một phần không thể tách rời trong đời sống thường nhật của người châu Âu. Họ yêu thích các hoạt động ngoài trời, dành thời gian mỗi ngày để làm vườn, chơi thể thao, đạp xe, đi bộ… và xem đó là cách để tận hưởng từng hương vị, từng khoảnh khắc của cuộc sống.
Nằm giữa “trái tim xanh” của đại đô thị Waterpoint – nơi mà mật độ xây dựng chỉ 23% và diện tích mảng xanh, mặt nước gần 100 héc ta, Park Village tựa như một ngôi làng châu Âu êm đềm, duyên dáng, hòa điệu cùng thiên nhiên nguyên bản. Khu biệt thự được bao bọc bởi ba mặt kênh đào uốn lượn, mặt còn lại là mảng xanh rộng lớn của phân khu Central Park. Hành lang sinh thái tự nhiên này giữ cho Park Village nhịp sống yên bình, riêng tư hiếm có.
Park Village lấy cảm hứng từ những ngôi làng châu Âu thanh bình.
Bước qua cánh cổng khu compound, chủ nhân Park Village như dạo bước trong những khu vườn cổ tích lãng mạn. Cảnh quan Park Village được quy hoạch, thiết kế mang dáng dấp vườn châu Âu thông qua bố cục hình học đối xứng ấn tượng, cây cối cắt tỉa gọn gàng, đài phun nước nghệ thuật, những bức tượng điêu khắc đặt để khéo léo. Đan xen giữa các lối dạo lát đá là những gazebo – vọng lâu gợi cảm giác về khu vườn của giới quý tộc xưa.
Tại Park Village, thiên nhiên là chất xúc tác dẫn dắt hành trình trải nghiệm nghệ thuật sống đầy thi vị. Sau những bộn bề, có một “ngôi làng châu Âu” thanh bình chào đón bước chân chủ nhân trở về để thư giãn bên tách trà thơm, nhìn dòng kênh yên ả trước nhà và hàn huyên chuyện đời cùng người thân yêu. Tựa như triết lý Hygge mà người Đan Mạch đã theo đuổi ngàn đời, rằng cứ dệt những giấc mộng lớn lao, nhưng cũng đừng quên hạnh phúc ẩn chứa trong từng phút giây bé nhỏ. Mỗi góc công viên hay khu vườn trước nhà tại Park Village đều “dụng tâm” khuyến khích cư dân dành thời gian tản bộ, dừng chân trước một khóm hoa hay ngồi dưới tán cây xanh mát vào một ngày đẹp trời.
Đề cao kết nối gia đình
Người Pháp xem ngôi nhà như một điều dịu dàng và êm đềm nhất. Còn với người dân các nước Bắc Âu, ngôi nhà là trung tâm của những niềm hạnh phúc. Chính vì vậy, tại vùng đất “lục địa già”, kết nối gia đình, tình thân luôn được đề cao. Điều này có điểm tương đồng với người Việt, chú trọng truyền thống gia đình.
Video đang HOT
Từ mong muốn kiến tạo những ngôi nhà xứng tầm gia sản, Nam Long và các đối tác hàng đầu đã “trình làng” bộ sưu tập giới hạn 96 căn biệt thự Grand Villa Park Village. Dung hòa giữa sự sang trọng, bề thế của phong cách Tân Cổ điển châu Âu và những ô cửa sổ phóng khoáng, gam màu trang nhã thân thuộc, mỗi Grand Villa Park Village chính là một tuyệt tác kiến trúc đầy duy mỹ và vẫn đáp ứng mọi công năng, lưu giữ vạn câu chuyện tình thân, xây nếp sống gia đình.
Grand Villa Park Village thiết kế theo phong cách Tân cổ điển châu Âu.
Ngay ngưỡng cửa nhà là chuỗi tiện ích đặc quyền được “may đo” theo nhu cầu và trải nghiệm của những chủ nhân lịch duyệt, khởi tạo hành trình giàu cảm hứng cho mỗi thành viên. Clubhouse mang phong cách Nam Âu ở vị trí trung tâm khu biệt thự tích hợp đa dạng tiện ích gồm cafe & lounge, gym, sauna, hồ bơi người lớn, hồ bơi trẻ em, sân bóng rổ, khu thể thao ngoài trời, khu BBQ… Điểm nhấn của clubhouse đó là các chi tiết gờ cổ điển, tông màu ấm cúng, nhẹ nhàng kết hợp các hàng hiên rộng cùng thiết kế cổng vòm mềm mại, không gian mở tạo cảm giác như những resort, để mỗi ngày đều như một kỳ nghỉ dưỡng riêng tư.
Clubhouse Park Village đã hoàn thiện với những đường nét phong cách Nam Âu.
Cộng hưởng cùng chuỗi tiện ích đặc quyền chỉ dành riêng cho 96 chủ nhân Park Village là hệ thống tiện ích – dịch vụ “all in one” của khu đô thị Waterpoint. Tiêu biểu có thể kể đến tổ hợp thể dục thể thao và sự kiện 3 héc ta, đường đạp xe 8km, đường chạy bộ, Vịnh cảng nước ngọt 8,6ha, các câu lạc bộ cộng đồng bên sông, bến du thuyền…
Trong sự tĩnh tại, yên bình của miền thiên nhiên sông nước vẫn không thiếu sự tiện nghi, hiện đại của đại đô thị đang hoàn thiện từng ngày. Park Village, Waterpoint mở ra một cuộc sống đầy ắp trải nghiệm, chạm vào những niềm hạnh phúc giản đơn nhưng bền chặt khi nhìn ông bà viên mãn vui vầy bên con cháu, con trẻ có khoảng sân xanh mát để viết nên ký ức tuổi thơ, khi chúng ta tìm thấy sự quân bình trong tâm trí, kết nối với chính mình và với những người mình yêu thương.
Nhìn lại 10 năm "Con đường tơ lụa mới"
Bằng việc khởi động "Những con đường tơ lụa mới" vào năm 2013, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa Trung Quốc vào một cuộc phiêu lưu chưa từng thấy trong lịch sử.
Chỉ trong một thập kỷ, Bắc Kinh đã chi hàng trăm tỷ euro từ châu Á đến châu Âu rồi qua tận châu Phi. Và số tiền này không chỉ đưa vào cho cơ sở hạ tầng.
Ngày nay, hơn 150 quốc gia đã tham gia vào "nhãn hiệu" này - một mạng lưới hoạt động đường bộ và hàng hải phức tạp trên toàn cầu với tên gọi "Con đường tơ lụa mới". Mười năm sau, thông qua một loạt bài đặc biệt với các báo cáo, bài báo, bản đồ và các cuộc phỏng vấn, báo chí Pháp chia sẻ góc nhìn của họ với mạng lưới mà ông Tập Cận Bình gọi là một "công trình thế kỷ".
Lịch sử và hiện tại
Ngày 7/9/2013, chuyến thăm cấp nhà nước đến Astana (thủ đô của Kazakhstan) và bài phát biểu tại giảng đường của Đại học Nazarbayev là một chuyến đi được lặng lẽ ghi nhận trong lịch sử. "Hãy cùng nhau xây dựng vành đai kinh tế dọc theo Con đường Tơ lụa". Chính với những lời này ngay tại bục giảng, Chủ tịch Tập Cận Bình đã khởi động dự án khổng lồ của mình. Vào thời điểm này, không ai có thể thấy trước được quy mô khổng lồ của nó trong tương lai, chỉ sau một thập kỷ. Rồi một tháng sau, Chủ tịch Trung Quốc đến Jakarta. Ông đã có một bài phát biểu khác trước Quốc hội Indonesia: "Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng con đường tơ lụa trên biển của thế kỷ 21". Tên của dự án lớn: "Vành đai và con đường" ("One Belt, One Road" trong tiếng Anh).
Chủ tịch Tập Cận Bình với áp phích "Con đường tơ lụa mới" vào năm 2013.
Thuật ngữ "Con đường tơ lụa" không còn đủ phù hợp để mô tả hoạt động của nó nữa. Đây là một thuật ngữ do một vị chuyên gia địa lý người Đức tên Ferdinand von Richthofen đưa ra vào năm 1876 - thời điểm các cường quốc của Lục địa già còn mơ về một tuyến đường sắt Á-Âu. Nhà địa lý đã đặt tên cho mạng lưới đường dài này, với lộ trình bắt đầu từ Trung Quốc, vượt qua cả sa mạc để vận chuyển hàng hóa đến châu Âu. Trên thực tế, hai bên đã trở thành đế chế thương mại của thế giới từ lâu, thu về cực kỳ nhiều lợi lộc từ con đường trên. Nó đi vào hoạt động từ những thế kỷ thứ 2 trước CN, cho đến thế kỷ 15 sau CN - thời điểm người châu Âu bắt đầu theo đuổi chủ nghĩa thực dân.
Tuy nhiên, thuật ngữ này chỉ là một sản phẩm tưởng tượng thuần túy của giới phương Tây, vì cụm từ "Con đường tơ lụa" mang đầy tính vị chủng. Nó thậm chí còn không bao gồm "tuyến đường biển" luôn nối Trung Quốc với Ấn Độ Dương. Trên hết, những "tuyến đường" này không phải do người châu Âu hay người Trung Quốc thành lập, mà là do các thương gia từ Trung Á thành lập - những người đi cùng các đoàn lữ hành, vượt qua ốc đảo này đến ốc đảo khác.
Nhưng lần này, những "con đường tơ lụa mới" có tham vọng hoàn toàn mới, hoàn toàn khác. Lần này, Trung Quốc muốn chiếm ưu thế. Quốc gia này không còn muốn lệ thuộc vào những tuyến đường thương mại đang nằm dưới sự ảnh hưởng của Mỹ, chẳng hạn như eo biển Malacca đầy quan trọng, khu vực diễn ra phần lớn hoạt động thương mại hàng hải thế giới. Trung Quốc muốn có một mạng lưới lấy chính nước này làm trung tâm, với tư cách là bên tài trợ và là bên hưởng lợi chính. Dù bất cứ giá nào. Trong một thập kỷ, Trung Quốc đã giải ngân gần một nghìn tỷ euro để tài trợ cho những dự án cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng, viễn thông, cùng nhiều dự án khác. Trung Quốc đã tạo ra một mạng lưới phức tạp gồm những hành lang trên đất liền và các tuyến hàng hải, thuyết phục được hơn 150 nước khác nhau cùng ký thỏa thuận tham gia vào "những con đường tơ lụa mới".
Giờ đây, chúng vượt xa hơn cả cái tên "con đường" và "vành đai" của mình, đi xa đến tận Nam Mỹ. Chúng tập hợp phần lớn những quốc gia đến từ "Bán cầu Nam - những nước đang phát triển nhưng thường xuyên bị thất thế trong một trật tự kinh tế toàn cầu do phương Tây và Mỹ đứng đầu. Từ lúc xuất hiện Kế hoạch Marshall, thế giới chưa từng chứng kiến một tham vọng nào như vậy, và điều này làm phương Tây lo lắng, vì họ nhận ra rằng Trung Quốc đang tạo ra một công cụ khổng lồ để nắm lấy sức mạnh kinh tế và chính trị toàn cầu.
Nhưng từ năm 2016, làn sóng phê bình nổi lên. Bà Nadège Rolland - nhà nghiên cứu tại viện National Bureau of Asian Research (Mỹ) đã nói: "Con đường tơ lụa đang phải đối mặt với một vấn đề lớn về tầm nhìn và hình ảnh quốc tế. Hoạt động của của Cảng Hambantota (Sri Lanka) đã nằm dưới sự kiểm soát của một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc trong 99 năm. Nhiều quốc gia cũng nhận ra rằng, đầu tư không hẳn là đầu tư nữa, mà thực chất là những khoản vay với lãi suất ngày càng tăng, làm nợ tăng theo và khiến nước họ không thể quản lý tài chính quốc gia được nữa". Một nhà nghiên cứu Ấn Độ đã kết tinh những lời chỉ trích này bằng một lối diễn đạt súc tích: "Ngoại giao bẫy nợ". Có vẻ như, mở cửa để tiếp cận những cơ sở chiến lược ở châu Á, châu Phi, Vịnh Ba Tư, và xa hơn nữa là châu Mỹ, mới là mục tiêu thực sự của Bắc Kinh.
Cân đối và linh hoạt?
Đến năm 2017, dự án được đổi tên thành "Sáng kiến Vành đai và Con đường" (Belt and Road Initiative), hay gọi tắt là BRI. Chữ "sáng kiến", với hàm ý "khiêm tốn" hơn, "hòa nhập" hơn, sẽ giúp xóa bỏ hình ảnh "săn mồi" của dự án.
Ngân hàng Trung Quốc ở Colombo. Trung Quốc cũng là chủ nợ lớn nhất của Sri Lanka.
Từ năm 2020, đại dịch COVID-19 đã làm một số dự án lớn phải bị tạm dừng. Và hiện nay, các quốc gia như Cộng hòa Dân chủ Congo đang cố gắng đàm phán lại một số hợp đồng và thỏa thuận với Trung Quốc. Nhưng điều này không có nghĩa là những "con đường tơ lụa mới" đã bị đóng băng trong suốt thời kỳ bùng dịch COVID-19.
Bà Nadège Rolland lưu ý: "Thật khó để đưa ra một đánh giá chung duy nhất, vì Con đường tơ lụa có nhiều nhánh. Chúng không chỉ tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng - vốn đã giảm từ năm 2016, mà còn vào những lĩnh vực khác như phát triển hợp tác trong y tế, giáo dục hoặc thay đổi những tiêu chuẩn quốc tế - nỗ lực chính của sáng kiến. Như vậy, theo quan điểm của chính quyền Trung Quốc, kết quả trả về mang hướng tích cực hơn nhiều: Họ đã đạt được nhiều tiến bộ, đặc biệt là ở những nước đang phát triển".
Bản chất "đa chiều" của BRI mang lại cho Trung Quốc một sự linh hoạt nhất định. Trong thời kỳ đại dịch, sức khỏe, hay nói đúng hơn là những "con đường tơ lụa về sức khỏe" là điều mà Bắc Kinh chú trọng. Họ truyền tải một cách hoàn hảo chiến dịch "ngoại giao vắc xin". Ta có thể thấy rõ ràng những hình ảnh lan truyền trên phương tiện truyền thông: Cảnh phân phát những chiếc khẩu trang và nhiều thiết bị bảo hộ khác, nằm trong những chiếc hộp mang cờ Trung Quốc. Điều chúng ta ít biết hơn: cụm từ "con đường tơ lụa sức khỏe" đã được sử dụng từ năm 2017, trong các bài phát biểu của một người mà Trung Quốc ủng hộ: Tedros Adhanom Ghebreyesus - Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới.
"Cộng đồng chung định mệnh" và một trật tự thế giới khác
Thông qua "Những con đường tơ lụa mới", mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc không phải là tài trợ cho cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển, mà là tạo ra một "cộng đồng chung vận mệnh", như theo cách nói của Chủ tịch Tập Cận Bình. Khẩu hiệu mơ hồ này che giấu một điều mà bà Nadège Rolland gọi là "sự thay đổi về tiêu chuẩn quốc tế". Và sự thay đổi này đã diễn ra trong nhiều năm, thông qua chiến lược mà Trung Quốc áp dụng trong các tổ chức đa phương: Cụ thể, là lợi dụng việc Mỹ rút lui dưới thời Donald Trump để tiếp nhận những vị trí quản lý trong một số cơ quan của Liên hợp quốc. Thế nhưng, chiến thuật này không phải lúc nào cũng tỏ ra hiệu quả: Bắc Kinh không thể thay đổi cán cân quyền lực đang nghiêng về phương Tây bên trong Liên hợp quốc và những cơ quan thuộc tổ chức này. Kết quả: Trung Quốc tạo ra những tổ chức với chức năng và quy mô tương tự do họ đứng đầu, nhằm cố gắng thay đổi trật tự thế giới.
Hãy lấy ví dụ với "con đường tơ lụa sức khỏe". Ông Alain Wang - Nhà Trung Quốc học kiêm Giáo sư tại Ecole Centrale Supelec, nhấn mạnh: "Vào thời điểm Trung Quốc gặp khó khăn tại WHO, họ đã tạo ra một vị trí mới ở Châu Phi thông qua việc thành lập một trung tâm phòng chống dịch bệnh ở Ethiopia". Lẽ ra, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Phi (Africa CDC) được thành lập từ hợp tác đồng tài trợ Trung-Mỹ, nhưng chính quyền nước Mỹ dười thời Trump đã rút khỏi đó. Và Bắc Kinh đã chiếm hết màn ảnh. Trung Quốc đã đầu tư khoảng 65 triệu euro để xây dựng một tòa nhà khổng lồ ở Addis Ababa. Trung tâm này, hiện dành cho châu Phi, cũng có những chi nhánh lớn ở Ai Cập, Gabon, Kenya, Zambia và Nigeria. Nó chắc chắn sẽ còn lan rộng khắp châu Phi, thậm chí là còn xa hơn nữa, có lẽ đến tận Mỹ Latinh và châu Á".
Đối với các nhà Trung Quốc học, đây là lúc BRI thu về kết quả tích cực. "Trung Quốc đã tụ họp được nhiều quốc gia lớn và nhỏ xung quanh mình, những quốc gia sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong tương lai, bằng cách tự định vị mình như nhà lãnh đạo của một thế giới đối lập với thế giới phương Tây".
"Đọ" thương hiệu?
Tương lai của những "con đường tơ lụa mới" sẽ ra sao? Trong mắt ông Xavier Aurégan, dự án đang "tạm dừng". Còn theo viện nghiên cứu Green Finance & Development Center - một tổ chức tư vấn trực thuộc Đại học Fudan (Thượng Hải), Trung Quốc rõ ràng đang giảm cho vay mượn. Tại khu vực châu Phi cận Sahara, khoản vay năm 2022 đã giảm 65% so với năm 2021. Vị chuyên gia địa lý tiếp tục: "Giới tinh hoa chính trị Trung Quốc đang có những suy nghĩ đối nghịch. Một phần tin rằng BRI có lẽ đã kết thúc, có lẽ đã hơi lỗi thời và chúng ta phải hướng đến một thứ khác. Và thứ khác này được gọi là "kỷ nguyên mới" của ông Tập Cận Bình. Có lẽ một khía cạnh mới của chính sách đối ngoại sẽ dần dần được đưa ra".
Nhưng bà Nadège Rolland thì không nghĩ như vậy. BRI tiếp tục tồn tại. "Có lẽ nó ít xuất hiện hơn trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc", nhà nghiên cứu nhận ra, đồng thời đề cập đến sự cạnh tranh từ những thương hiệu mới: "Sáng kiến Phát triển Toàn cầu" (Global Development Initiative) hoặc "Sáng kiến An ninh Toàn cầu" (Global Security Initiative). Nhưng những thương hiệu này chỉ là "hàng đi kèm". Bà Nadège Rolland nhấn mạnh: "Khi Trung Quốc mở cửa trở lại sau đại dịch, các quan chức Trung Quốc đã đến thăm một số quốc gia thân thiện và BRI đã xuất hiện trong những thỏa thuận hợp tác được ký vào năm 2022 và thậm chí là vào năm 2023".
Ví dụ gần đây nhất: Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á tại Tây An vào ngày 18 và 19/5. Ông Tập Cận Bình đã mời 5 nhà lãnh đạo Trung Á. Ông mang đến cho họ một cảnh tượng xứng đáng với lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Bắc Kinh năm 2008. Chủ đề chính? "Sáng kiến Vành đai và Con đường". Rõ ràng, nó vẫn là một trong những công cụ chính trong chính sách đối ngoại của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Bằng chứng: Hội nghị thượng đỉnh Tây An diễn ra cùng thời điểm với cuộc họp G7 ở Hiroshima. Các cường quốc phương Tây đã tìm được mặt trận chung trong công cuộc chống lại tham vọng của Trung Quốc - quốc gia tiếp tục thể hiện sự ủng hộ "không giới hạn" dành cho Nga và chiến dịch quân sự đặc biệt mà nước này đang tiến hành. Cuộc chiến này và các lệnh trừng phạt của phương Tây chắc chắn đã đình chỉ một phần hoạt động vận chuyển hàng hóa trên "các tuyến đường sắt nằm trên lộ trình tơ lụa" xuyên Á-Âu. Nhưng Trung Quốc không hề nản lòng, họ chuyển hướng các chuyến tàu của mình thẳng đến Moscow. Họ còn quảng bá một tuyến đường vòng gọi là "tuyến đường xuyên Caspian", đi đến Istanbul. Bây giờ là lúc cần trở nên linh hoạt hơn và cân đối lại
Nguy cơ 90.000 người châu Âu tử vong mỗi năm do nắng nóng Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) cảnh báo các đợt nắng nóng có thể khiến 90.000 người châu Âu tử vong/năm cho tới cuối thế kỷ này. Người dân di chuyển trên đường phố dưới trời nắng nóng tại London, Anh, ngày 11/7/2022. Ảnh: THX/TTXVN EEA nêu rõ: "Nếu không có các biện pháp ứng phó (với biến đổi khí hậu), theo...