Về nông thôn làm dâu, liệu có khó khăn khi tôi còn quá trẻ
Tôi 23 tuổi, đang yêu một anh 28 tuổi được gần một năm. Cả 2 gia đình đều biết chuyện và đồng thuận.
Anh quan tâm, lo lắng cho tôi từng chút, điều này bạn bè và gia đình đều nhận thấy rõ. Gia đình anh muốn trong năm nay chúng tôi tiến đến hôn nhân. Nhưng nhà tôi lại chưa muốn vì: thứ nhất, tôi vừa ra trường, chưa có công việc ổn định, mới chỉ làm hợp đồng. Thứ 2, tôi còn trẻ, bố mẹ muốn tôi hoàn thiện đầy đủ kỹ năng rồi mới bước vào cuộc sống hôn nhân.
Nhà tôi ở phố, còn nhà anh ở nông thôn, bố mẹ làm nông nên gia đình sợ tôi không thích nghi được với cuộc sống mới, lâu dần sinh ra tâm lý chán nản, kéo theo nhiều hệ lụy khác. Tôi đã nói rõ nguyên do nhà mình chưa đồng ý, anh nói rằng: công việc thì không làm việc này sẽ làm việc kia, đâu nhất định phải vào Nhà nước, miễn sao có tiền, vợ chồng sống hòa thuận là được; còn về môi trường sống khác nhau thì sẽ thích nghi dần dần, không biết sẽ vừa hỏi vừa học. Về phần mình, tôi rất yêu anh và xác định sẽ lấy anh nhưng liệu thời điểm còn trẻ như vậy có nên không? Mong chuyên gia và mọi người cho tôi lời khuyên.
Dung
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Gương gợi ý:
Chào bạn Dung,
Video đang HOT
Lập gia đình là việc hệ trọng đối với mỗi người. Vì vậy, trước khi quyết định cuộc sống hôn nhân, bạn cần có sự chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt và tâm lý thực sự sẵn sàng để thích nghi với những thay đổi, vượt qua khó khăn mà hiện tại chưa từng gặp.
Hiện nay, môi trường sống ở thành phố hay nông thôn không còn cách biệt quá lớn. Nhiều vùng nông thôn đã phát triển khá đầy đủ; tư tưởng, lối sống cũng văn minh không kém gì thành phố. Nếu yêu nhau thật lòng và hai bạn sẵn sàng hy sinh vì nhau thì sống ở đâu các bạn cũng sẽ hạnh phúc.
Tuy nhiên, về công việc thì bạn nên cân nhắc. Nhiều người vẫn quan niệm, phụ nữ không nhất thiết phải có công việc ổn định, không cần phải kiếm tiền. Nhưng trong xã hội hiện đại và từ thực tế cuộc sống thì chưa chắc như vậy. Bạn trai bạn đã có công việc ổn định, anh ấy thực sự muốn cưới bạn và cho rằng bạn làm công việc gì cũng được, miễn là có tiền, vợ chồng sống hòa thuận là được. Anh ấy nói không sai. Tuy nhiên, sẽ có nhiều vấn đề xảy ra mà bạn nên cân nhắc trước. Thứ nhất, bạn có thể làm bất cứ việc gì không? Bạn có thể cất tấm bằng đại học để đi làm công nhân; có đủ sức khỏe để làm công việc chân tay nặng nhọc; đủ dũng cảm bỏ đi đam mê, ước mơ mà mình đang theo đuổi…? Và nếu công việc của bạn không được như ý, liệu vợ chồng có hòa thuận không, hay khi đó bạn lại đổ lỗi tại chồng?
Thứ hai, nếu lập gia đình vào thời điểm này, khoảng một năm sau bạn có em bé. Vậy khi có con, bạn sẽ phải nghỉ ở nhà chăm con, mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình dựa vào chồng bạn. Bạn phải xin chồng từng đồng, kể cả mua những thứ nhỏ nhặt nhất. Hơn nữa, mức lương nhà nước của một mình chồng bạn có đủ chi phí cho gia đình và con cái không? Nếu chồng bạn có thể lo được và vợ chồng đồng cam cộng khổ thì mọi chuyện mới ổn được. Nhưng có những trường hợp, họ không chịu được gánh nặng cơm áo gạo tiền và chưa quen với cuộc sống bó buộc, vất vả, đây chính là nguyên nhân gây nên những mâu thuẫn, rạn nứt trong hôn nhân.
Thế nên, bạn không nhất thiết phải làm nhà nước như bạn trai bạn nói, nhưng ít nhất phải có một công việc ổn định mà bạn yêu thích, phù hợp với khả năng để đảm bảo cuộc sống sau này cho bạn và con cái.
Bạn cũng cần chuẩn bị tâm lý vững vàng với cuộc sống mới trong hôn nhân. Nếu còn lo sợ, hoang mang, chưa sẵn sàng đón nhận những khác biệt, khó khăn… bạn sẽ rất dễ bị stress, mệt mỏi, chán nản dẫn đến mất hạnh phúc. Cuộc sống là của bạn, bạn có quyền quyết định tương lai của mình. Nghe bạn trai hay cha mẹ chỉ mang tính chất tham khảo, bạn cần nhìn thẳng vào hoàn cảnh thực tế để đưa ra quyết định chính xác nhất. Hãy chỉ kết hôn khi bạn tự tin và sẵn sàng đón nhận cuộc sống mới.
Chúc bạn mạnh mẽ, hạnh phúc.
Theo VNE
Bố mẹ chồng bộc lộ bản chất ham của khi con dâu báo hiếu bố mẹ đẻ
Vì một chiếc ô tô muốn báo hiếu với bố mẹ đẻ, mà cả gia đình tôi đã trở nên rối ren, mâu thuẫn. Nhất là khi tôi bỗng chốc nhận ra sự trở mặt của bố mẹ chồng, vốn không như những gì mình tưởng tượng.
Tôi lấy chồng được 8 năm, với sự khôn khéo, hoạt bát phải nói rằng chừng ấy năm làm dâu tôi chưa bao giờ để phật lòng bố mẹ chồng cũng như họ hàng nội ngoại. Có một công việc ổn định, lại biết vun vén nên ngoài khoản tiền đóng góp chung với chồng, tôi cũng để dành được một khoản nhỏ, cộng với số tiền có được từ ngày con gái.
Hiểu được mong muốn của bố, tôi đã quyết phải kiếm nhiều tiền mua tặng bố xe ô tô để chạy kinh doanh rồi mới lấy chồng, ấy vậy mà chưa kịp báo hiếu tôi đã vội lên xe hoa.
Gia đình chồng tôi cũng chẳng thuộc diện khá giả, nên cũng chẳng thể nhờ cậy, thế nên tôi tự thân tích cóp mong đến ngày hoàn thành tâm nguyện của bố. Ngày gom đủ số tiền cần có, tôi vui đến vỡ oà, không kìm nổi hạnh phúc, tôi đem chuyện khoe với chồng trong bộ dạng háo hức khôn tả.
Tất nhiên, điều tôi nói chỉ mang tính chất thông báo chứ tôi nghĩ cũng chẳng cần thiết, vì số tiền ấy tôi chẳng xin xỏ ai nên tôi có quyền quyết định. Ấy thế mà, chồng đã đáp một câu khiến tôi chết đứng: "Thế bố mẹ chồng thì sao, em làm dâu cái kiểu gì vậy?"
Quá bất ngờ, phản xạ của tôi lúc này là cố gắng giải thích cho anh hiểu, tôi không hề lấy cắp xu nào từ nguồn tiết kiệm của hai vợ chồng, càng không đi vay mượn rồi bắt anh cùng gánh khoản nợ để mua xe cho bố đẻ.
Vậy mà chồng vẫn không tin, bắt tôi chứng mình số tiền đó là tự mình kiếm ra, lần đầu tiên tôi có cảm giác thất vọng, bực tức xen lẫn chút oan ức. Giá như tôi cứ im lặng thực hiện thì mọi chuyện có lẽ đã êm thấm.
Mọi thứ cũng sẽ bớt phức tạp hơn, nếu chuyện này không đến tai bố mẹ chồng tôi. Đến bữa cơm, mẹ chồng luôn nói những câu xỉa xói như 'nuôi ong tay áo', rồi 'ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng", dù chẳng chỉ đích danh ai nhưng tôi thừa hiểu bà muốn ám chỉ điều gì.
Trong khi đó, bố chồng còn gọi riêng tôi ra trò chuyện với lời dằn mặt, nhắc nhở rằng chính bố mẹ chồng là người tạo điều kiện để tôi ra ngoài làm thêm, mới có số tiền này, cho nên người phải báo hiếu là gia đình chồng chứ không phải bố mẹ đẻ.
Tôi thấy thật nực cười, tôi lo toan mọi bề cho gia đình chồng khi về làm dâu, còn cha mẹ mình tôi chưa một ngày phụng dưỡng. Vậy chút lòng hiếu thảo bằng một món quà, tiền do chính tay tôi làm ra thì có gì sai.
Thấy tôi im ắng vài ngày, mẹ chồng chẳng còn ý tứ mà nói thẳng mặt, "con gái như bát nước đổ đi, con nên biết cư xử cho hợp đạo vì sau này đây mới là nơi con nương nhờ cả đời". Căng thẳng nhất, là cuộc chiến tranh lạnh của tôi và chồng cứ thế kéo dài.
Anh mỉa mai tôi hoá ra lâu này ghê gớm, ngấm ngầm dùng tiền riêng lo cho bố mẹ đẻ trong khi bố mẹ chồng thì thương yêu hết mực. Nhìn thái độ ấy tôi cũng chẳng muốn xuống nước.
Chỉ vì một chiếc ô tô muốn báo hiếu với bố mẹ để, mà đã khiến gia đình tôi trở nên xáo trộn, mâu thuẫn, nhất là khi tôi bỗng nhận ra sự trở mặt táo tợn của bố mẹ chồng. Chẳng cần phân vân nhiều, tôi vẫn quyết dành số tiền ấy mua ô tô cho bố đẻ, tôi nghĩ mình hoàn toàn có quyền được quyết định, không nên phụ thuộc vào bất cứ ai, dù cho sau này có thể tôi và gia đình chồng sẽ mất một thời gian khá dài để có thể dung hoà như trước.
Theo Kienthuc
Tôi đang sống trong địa ngục Từ khi về làm dâu đến giờ, tôi chưa từng có một ngày thảnh thơi, 4 giờ sáng tôi phải dậy nấu nước pha trà, nấu cơm, cho heo ăn, quét dọn nhà cửa, phải làm mọi việc tươm tất theo đúng ý mẹ chồng thì tôi mới yên thân... Tôi vừa sinh con đầu lòng được hơn 9 tháng tuổi, chồng đi...