Về nơi làm ra loại trà đắt nhất thế giới, hơn 2.000 đô la/kg
Đó là đồn điền ở Sri Lanka với cách sản xuất ra loại trà đắt nhất thế giới, không hề có sự đụng chạm trực tiếp của bàn tay con người vào các công đoạn.
Mỗi ngày những người phụ nữ hái lá chè Trinh nữ chỉ thu được vài chục gram sản phẩm.
Cách mà người dân địa phương Handunugoda (cách thủ đô Colombo chừng hai giờ lái xe về phía nam) sản xuất ra loại trà đắt nhất thế giới được đánh giá là độc nhất vô nhị. Và họ hoàn toàn có quyền tự hào về độ quý hiếm, điều kiện thời tiết và độ cao trời phú cũng như phương thức canh tác vô cùng cầu kỳ để làm ra sản phẩm trà thượng hạng.
Đội ngũ nhân công này vào sáng sớm cầm trên tay những chiếc kéo nhỏ xíu và mang theo một chiếc bát sứ trắng để đựng những búp chè còn chưa hé nở từ những cây trà giống Camellia sinensis mới trồng vụ đầu tiên. Sau khi thu hoạch và trải qua một công đoạn chế biến cầu kỳ nhưng đều không có sự đụng chạm trực tiếp nào của bàn tay con người vào nguyên liệu để ngăn ngừa mọi nguy cơ ô nhiễm và loại trà thành phẩm được mang tên Virgin White Tea (Bạch trà Trinh nữ).
Theo đó, sản phẩm trà được đánh giá cao nhất được làm từ những búp chè xuân đầu tiên. Loại chè đặc sản này được người dân bón bằng phân gấu trúc, được che chắn khỏi ánh sáng mặt trời hai tuần trước khi thu hoạch, được hái vào một ngày cụ thể trong năm và nhân công chỉ ngắt phần búp của các cành nhánh cây chè.
Tại đồn điền Handunugoda Tea Estate, nghệ nhân trồng chè kỳ cựu Malinga Herman Gunaratne đang giải thích lý do tại sao “những tốp thợ thu hái” của ông lại phải mặc quần áo phẫu thuật như trong bệnh viện. Cụ thể họ đều phải mặc áo sơ mi trắng, đeo găng tay trắng, đội mũ tắm và đeo khẩu trang trắng mới được phép bước vào vườn chè để thu hoạch.
Video đang HOT
Chủ nhân của đồn điền cho biết, nếu khách hàng nào mua với số lượng lớn sẽ được ưu tiên giảm giá bán chỉ còn khoảng 2.200 đô la một kg.
Truyền thuyết về loại trà đắt nhất thế giới này được cho là vay mượn từ một thần thoại của Trung Hoa cổ đại, khi một vị hoàng đế bắt những trinh nữ phải đeo găng tay lụa trắng rồi dùng kéo bằng vàng để ngắt những búp trà trắng đem về làm khô tự nhiên bằng gió. Toàn bộ quy trình chế biến đều không có sự đụng chạm bằng da thịt của con người, tính cho tới khi hoàng đế nhấp ngụm trà đầu tiên.
Tuy nhiên nghệ nhân Gunaratne cho biết, ông không thực sự vay mượn ý tưởng trên. Số là trong một lần ông đến thăm thủ phủ nước hoa Grasse của Pháp, nơi ông đã may mắn được gặp một “chiếc mũi” 82 tuổi giải thích về cách phân loại mùi hương của hàng chục gói hoa nhài gửi đến có từ khắp nơi trên thế giới. Mặc dù chúng đều giống nhau về mặt thực vật, nhưng mỗi loại đều có mùi khác nhau là do tác động của mồ hôi và mùi cơ thể của những người thu hái. Vậy là ông Gunaratne đã lấy ý tưởng này để sản xuất ra loại trà độc đáo, thượng hạng và vào năm 2009, loại trà Virgin White Tea của ông đã có mặt trên thị trường.
Du khách quốc tế tham quan, trải nghiệm đồn điền chè Handunugoda.
Chính sự kỳ bí về loại trà đắt nhất thế giới này đã khiến một khách hàng hoàng gia Trung Đông đã tò mò đem sản phẩm sang tận một phòng thí nghiệm ở Thụy Sỹ phân tích và phát hiện ra nó có chứa tới 10,11% chất chống oxy hóa. Hiện phần lớn sản lượng trà của đồn điền Handunugoda Tea Estate đều được công ty ẩm thực của Pháp Mariage Freres đặt mua từ sớm.
Mỗi tháng đồn điền Handunugoda rộng 80 ha chỉ sản xuất được từ 20kg đến 25kg Bạch trà Trinh nữ, cùng với 200.000 kg trà đen. Một hộp Bạch trà Trinh nữ gồm 5 gói 3g, được bán với giá 25 đô la và mỗi gói có thể được chiêu tới bốn lần nước nhưng vẫn lưu giữ được sự tinh khiết của hương vị và sảng khoái.
Sảnh trưng bày và thưởng trà của thiên đường trà ngon nhất thế giới Handunugoda.
Nghệ nhân Gunaratne đã quản lý các đồn điền chè của gia đình trong nửa thế kỷ. “Ông nội tôi từng bắt đầu làm trà với 890ha. Tuy nhiên sau đó làn sóng quốc hữu hóa đất đai vào năm 1974, gia đình chúng tôi đã mất non nửa diện tích và sau đó lại mất tiếp gần hết và hiện chỉ còn có 80 ha. Đó cũng chính là lý do để cho tôi tiến hành một cuộc phiêu lưu mạo hiểm”.
Vị nghệ nhân kỳ cựu này chia sẻ, rủi ro hiện nay đối với giống chè đặc sản ưa mưa của ông là biến đổi khí hậu. “Trước đây 75% diện tích đất nông nghiệp ở Sri Lanka là các vùng ẩm ướt, nhưng bây giờ chỉ còn 40%, còn lại đều đã biến thành các vùng khô hạn”, ông Gunaratne nói.
Nước pha trà Trinh nữ lý tưởng nhất là nước suối có độ PH từ 6 đến 7 và đun sôi cách thủy. Người thưởng trà nên ủ năm phút lần nước đầu trước khi thưởng thức, làn thứ hai để trà ngấm trong 7 phút, lần thứ ba là 10 phút và 15 phút cho lần thứ tư.
Sở dĩ hương vị của Trà trắng Trinh nữ Sri Lanka được đánh giá cao vì nó rất khó nắm bắt. Từ cách pha đến khi nếm, loại trà cực kỳ tinh tế này là một trải nghiệm mà bạn nên thưởng thức bằng tất cả các giác quan.
Nói đến Sri Lanka là phải nhắc tới chè, cà phê và gia vị bởi quốc gia này vẫn coi đây là ba mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước, hàng năm đạt giá trị trên 1,4 tỷ USD. Riêng mặt hàng đồ uống phổ biến là trà, mỗi năm nước cộng hòa Sri Lanka xuất khẩu khoảng trên dưới 300 triệu kg.
ILO: Hơn 50% dân số thế giới không được bảo trợ xã hội
Hơn 50% dân số thế giới không được bảo trợ xã hội, ngay cả khi đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy chính phủ các nước hỗ trợ nhiều hơn cho người dân.
Đó là kết luận được Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc LHQ đưa ra ngày 1/9 trong báo cáo về tình hình bảo trợ xã hội trên toàn cầu.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Colombo, Sri Lanka, ngày 7/8/2021. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Theo ILO, thế giới hiện có 4,1 tỷ người đang không nhận được bất cứ hình thức bảo trợ xã hội nào. Bảo trợ xã hội bao gồm tiếp cận chăm sóc sức khỏe và đảm bảo thu nhập, các biện pháp hỗ trợ đặc biệt cho tuổi già, thất nghiệp, ốm đau, tàn tật, gặp tai nạn lao động, thai sản hoặc mất đi người trụ cột chính trong gia đình, cũng như hỗ trợ bổ sung cho các gia đình có con nhỏ.
Báo cáo của ILO cho thấy trong năm 2020, chỉ có 46,9% dân số toàn cầu được hưởng lợi từ ít nhất một trong số những biện pháp bảo vệ nêu trên. Tỷ lệ thấp này được duy trì ngay cả khi việc tiếp cận chăm sóc y tế và thất nghiệp đã chứng minh mối liên quan chặt chẽ hơn bao giờ hết trong bối cảnh dịch COVID-19.
Phát biểu với báo giới, Giám đốc ILO Guy Ryder cho biết: "Cuộc khủng hoảng này đã cho thấy công tác bảo trợ xã hội có vai trò quan trọng ra sao trong cách ứng phó của các quốc gia trên khắp thế giới. Nếu không có sự mở rộng ồ ạt và nhanh chóng của bảo trợ xã hội trong cuộc khủng hoảng COVID-19, tác động của đại dịch này chắc chắn sẽ còn tồi tệ hơn rất nhiều so với hiện nay".
Ông Ryder cho biết sự đánh giá mới này đối với các biện pháp bảo trợ xã hội đã mang lại "những tia sáng lạc quan giữa sự tàn phá của đại dịch". Ông kêu gọi các quốc gia tập trung vào những nỗ lực phục hồi xung quanh việc thúc đẩy các biện pháp bảo trợ xã hội. Giám đốc ILO nêu rõ: "Các quốc gia đang ở ngã ba đường. Đây là thời điểm quan trọng để kiểm soát đại dịch, nhằm xây dựng các hệ thống bảo trợ xã hội dựa trên quyền lợi". Mặc dù vậy, ông cũng cho rằng tuy đại dịch đã tạo cơ hội cho việc cải thiện các biện pháp bảo trợ xã hội, nhưng đại dịch cũng cho thấy sự chênh lệch rõ ràng giữa các biện pháp bảo trợ xã hội đang được thực hiện ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, chỉ ra "những khoảng trống lớn trong phạm vi bảo hiểm, mức độ đầy đủ và tính toàn diện của bảo trợ xã hội".
Theo ILO, châu Âu và Trung Á là những khu vực có tỷ lệ bao phủ bảo trợ xã hội cao nhất, với 84% dân số được hưởng ít nhất một hình thức bảo trợ xã hội. Tiếp đó là châu Mỹ, với mức bao phủ bảo trợ xã hội 64,3%. Khoảng 44% số người dân sống ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và 40% số người dân ở các quốc gia Arab được hưởng ít nhất một chế độ bảo trợ xã hội, trong khi tỷ lệ này ở châu Phi chỉ là 17,4%.
Nhìn chung, các quốc gia chi trung bình 12,8% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho công tác bảo trợ xã hội, không bao gồm khoản chăm sóc y tế. Tuy nhiên, mức chi tiêu này giữa các nước cũng có sự khác biệt đáng kể. Trong khi các quốc gia giàu có chi ra 16,4% GDP cho công tác bảo trợ xã hội, thì mức chi này ở các nước thu nhập thấp chỉ là 1,1%. Bên cạnh đó, đại dịch COVID-19 có thể dễ dàng làm trầm trọng thêm sự chênh lệch này.
Báo cáo của ILO chỉ ra rằng nhu cầu ngày càng tăng đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các biện pháp đảm bảo thu nhập trong thời kỳ đại dịch COVID-19 đã khiến các chi phí nhằm đảm bảo những dịch vụ bảo trợ xã hội cơ bản đã vượt trần đối với những kinh tế bị khủng hoảng.
Báo cáo cho thấy để đảm bảo ít nhất một mức an sinh xã hội cơ bản, các quốc gia có mức thu nhập trên mức trung bình cần đầu tư thêm 750,8 tỷ USD/năm - tương đương 3,1% GDP của những nước này. Trong khi đó, các nước thu nhập thấp sẽ cần đầu tư thêm 77,9 tỷ USD/năm - tương đương 15,9% GDP.
COVID-19 tới 6 giờ 26/8: Mỹ trên 160.000 ca mắc/ngày; Châu Á vẫn là tâm dịch Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 686.829 trường hợp mắc COVID-19 và 10.744 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 213 triệu ca bệnh, trong đó trên 4,47 triệu người không qua khỏi. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Colombo, Sri Lanka, ngày 24/8/2021. Ảnh: THX/ TTXVN Theo số liệu...