Về nơi khắc sâu hình bóng Người
Năm 1947, Bác Hồ trở lại Tuyên Quang ở và làm việc để cùng Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ lãnh đạo toàn quân, toàn dân ta tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.
Lán Nà Nưa (Tuyên Quang) – nơi Bác Hồ làm việc trong những ngày ở chiến khu Việt Bắc. Những văn kiện, chỉ thị, các chủ trương kế hoạch đều được Bác khởi thảo từ căn lán này. Tại đây, Bác Hồ đã triệu tập hội nghị cán bộ ngày 4/6/1945, quyết định thống nhất chiến khu thành Khu giải phóng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Quân giải phóng. Ảnh: TTXVN phát
Giai đoạn từ năm 1947-1954, Bác Hồ đã ở, làm việc tại nhiều địa điểm khác nhau trên đất Tuyên Quang. Trong đó, có lán Hang Bòng, thôn Bòng, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương – nơi Bác Hồ đã ở và làm việc 3 lần. Những kỷ niệm, những câu chuyện, ký ức về Người vẫn luôn hiện hữu trên mảnh đất và tâm hồn của người dân nơi đây.
Bà Nguyễn Thị Hồng Nhung, Trưởng Phòng Trưng bày – Tuyên truyền, Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang cho biết, trong giai đoạn từ năm 1949 – 1952, Bác Hồ đã 3 lần ở và làm việc tại lán Hang Bòng. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng, Chính phủ ra nhiều quyết định quan trọng để củng cố chính quyền nhân dân, mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới đưa vị thế chính trị của Việt Nam lên một tầm cao mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra nhiều quyết sách về kinh tế, tài chính, quân sự, quốc phòng. Người đã ký Sắc lệnh thành lập Quốc gia Ngân hàng Việt Nam…Ngoài công việc, Người luôn chú trọng đến công tác chăm sóc thương binh, liệt sỹ, các cháu thiếu niên nhi đồng, các cụ già và phụ nữ trong cả nước.
Video đang HOT
Trong thời gian làm việc tại lán Hang Bòng, Người đã viết nhiều bài đăng trên các báo Trung ương để động viên đồng bào chiến sỹ cả nước tích cực thi đua sản xuất, thi đua giết giặc lập công đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
Người dân thôn Bòng, xã Tân Trào kể lại, những ngày Bác Hồ sống và làm việc tại lán Hang Bòng, dù bận trăm công nghìn việc nhưng Người vẫn dành thời gian tăng gia sản xuất, vui đùa với các cháu nhỏ, luyện tập thể thao, câu cá. Mỗi lần ra sông Phó Đáy tắm, khi về Bác mang theo những viên đá nhỏ xếp vào các bậc lên xuống hang để trời mưa đỡ đi lại đỡ bị trơn. Bác luôn động viên, khuyến khích nhân dân địa phương phải tăng gia sản xuất, chăm chỉ lao động để có cơm ăn, áo mặc, đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc…
Theo ông Ma Văn Yên, Trưởng thôn Bòng, xã Tân Trào, thôn Bòng hiện có 193 hộ dân, trong đó 70% là đồng bào dân tộc Tày. Người dân trong thôn rất tự hào vì có di tích lán Hang Bòng, nơi Bác Hồ đã từng ở và làm việc. Tự hào với truyền cách mạng, ghi nhớ những lời dạy của Bác, nhân dân trong thôn luôn nỗ lực tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Để giúp người dân nâng cao thu nhập, thôn cũng thường xuyên vận động người dân áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, sản xuất theo hướng hàng hóa. Thôn hiện có trên 10ha cây ăn quả, chủ yếu là thanh long, nhãn, bưởi, mít. Nhờ chọn hướng đi phù hợp trong phát triển kinh tế, thu nhập của người dân trong thôn ngày càng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng/người/năm (tăng 3 triệu đồng so với năm 2020). Đời sống người dân ngày càng được nâng lên.
Là một trong những hộ dân phát triển kinh tế giỏi ở thôn Bòng, xã Tân Trào, cách đây 5 năm, gia đình ông Đinh Văn Minh quyết định chuyển đổi diện tích trồng sắn sang trồng cây ăn quả. Hiện, gia đình ông đang có 1 ha cây ăn quả các loại như thanh long, bưởi, na, mít. Khoảng 2 năm trở lại đây, mỗi năm, gia đình ông thu về trên 100 triệu đồng từ các loại hoa quả gia đình trồng được.
Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, người dân Tân Trào luôn đoàn kết, nỗ lực phát triển kinh tế, xây dựng quê hương, đưa Tân Trào trở thành xã đầu tiên của tỉnh Tuyên Quang đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới năm 2014. Tân Trào hôm nay sự thay đổi đã hiện rõ: 100% đường liên xã, trục chính của xã đã được nhựa hóa; 100% đường nội thôn, liên thôn được bê tông hóa; 100% hộ dân được sử dụng điện thường xuyên, an toàn, xã không còn nhà tạm, nhà dột nát…
Ông Hoàng Đức Soài, Chủ tịch UBND xã Tân Trào cho biết, nhằm nâng cao các tiêu chí đã đạt được trong xây dựng nông thôn mới, tiến tới xây dựng nông thôn mới nâng cao, xã đã vận động nhân dân đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, đưa các giống cây, con có năng suất, giá trị kinh tế cao vào sản xuất; thường xuyên phối hợp với các đơn vị có đủ tư cách pháp nhân tuyển lao động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động; thực hiện Quy hoạch phát triển du lịch; quảng bá thương hiệu sản phẩm chủ lực của xã. Đồng thời, xã duy trì các tổ tự quản về an ninh trật tự, tổ tự quản bảo vệ môi trường tại 8/8 khu dân cư; tranh thủ các nguồn lực để tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống kênh mương, thủy lợi; thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19; thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân…
Nhờ đó, đời sống của người dân trong xã đang ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn gần 2%; thu nhập bình quân đầu người đạt 42 triệu đồng/người/năm; 98% hộ dân đạt gia đình văn hóa…
Ông Hoàng Đức Soài cho biết thêm, thời gian tới, xã tiếp tục vận động nhân dân nâng cao các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Trong đó, tập trung nhiều hơn vào các tiêu chí thu nhập, môi trường và an ninh trật tự; khuyến khích, hướng dẫn người dân tập trung sản xuất hàng hóa, sản xuất các sản phẩm hữu cơ như rượu men lá Thắm Liên, chè ướp sen, Mật ong Tân Trào… Bên cạnh đó, xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân về bảo vệ môi trường như: nâng cao tiêu chí về chỉnh trang khuôn viên nhà ở, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, thu gom, xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt và chất thải chăn nuôi; tăng cường phổ biến, tuyên truyền, nâng cao chất lượng hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với thực hiện phong trào thi đua “Tuyên Quang chung sức xây dựng nông thôn mới”.
Chủ tịch nước tặng quà Tết người có công, người nghèo tại Đà Nẵng
Sáng 16/1, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã thăm hỏi, tặng quà Tết đến các gia đình chính sách, người có công, nạn nhân chất độc da cam, người nghèo, công nhân ở Đà Nẵng.
Trước thềm Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận trong 2 năm qua TP Đà Nẵng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Đà Nẵng đã có nhiều giải pháp quản lý, điều hành, thích ứng phù hợp với tình hình mới.
Đặc biệt, năm 2021, thành phố vẫn đạt tăng trưởng dương, công tác an sinh xã hội được đảm bảo. Đây là một cố gắng rất lớn của Đà Nẵng thời gian qua. "Thành phố đã có những chính sách hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp đến các hộ gia đình trong khu cách ly, gia đình khó khăn... để không gia đình nào thiếu đói" - Chủ tịch nước nói.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng quà Tết tới đại diện gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn TP Đà Nẵng (Ảnh: Khánh Hồng).
Chủ tịch nước mong muốn tiếp nối truyền thống xứ Quảng anh hùng, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân TP Đà Nẵng sẽ tiếp tục nỗ lực, phấn đấu đạt được nhiều thành tựu hơn nữa trong mọi lĩnh vực.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, Tết Nguyên đán là Tết truyền thống của dân tộc, Bộ chính trị, Trung ương Đảng, các cơ quan Trung ương đã chỉ thị, chỉ đạo các địa phương quan tâm để người dân có một cái Tết an bình, hạnh phúc. Riêng TP Đà Nẵng đã chi hàng chục tỷ đồng để chăm lo Tết cho người dân.
Chủ tịch nước đề nghị lãnh đạo TP Đà Nẵng tiếp tục rà soát các đối tượng trên địa bàn, nhất là những hộ gia đình khó khăn, gia đình chính sách, người già neo đơn để kịp thời hỗ trợ, đảm bảo mọi người dân trên địa bàn đón Tết an toàn, vui tươi.
Ông Ngô Xuân Thắng - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) TP Đà Nẵng - cho biết, thực hiện chủ trương của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Thành ủy Đà Nẵng, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố, các tổ chức thành viên đã có kế hoạch chăm lo Tết cho gia đình có công cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, công nhân, người lao động, người nghèo bệnh tật, người già neo đơn, người khuyết tật bị ảnh hưởng chất độc da cam để mọi người, mọi nhà trên địa bàn thành phố đều có một mùa xuân ấm áp, vui vẻ.
Tổng Bí thư: Việc hỗ trợ người dân trong đại dịch có hiệu quả thiết thực "Các cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch bệnh có hiệu quả thiết thực, góp phần tích cực tiếp tục bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân", Tổng Bí thư nói. Ngày 5/1/2022, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương, Tổng...