Về nơi đồn trúng đậm 16kg vàng
Sau tin đồn một người dân địa phương trúng đậm 16kg vàng, hàng chục hecta đồi núi nơi bãi vàng Khe Đương (Hoà Bắc, Hoà Vang, Đà Nẵng) lập tức bị cày bới trước sự bất lực của cơ quan chức năng(?).
Người dân đổ xô lên bãi vàng Khe Đương khai thác trái phép. Ảnh: Nguyễn Huy
Đại công trường khoét núi, đánh mìn
Con đường độc đạo từ ngã ba Hòa Bắc hướng lên phía núi ngoằn ngoèo, hiểm trở. Đường cấp phối, mở tạm sau cơn mưa rừng trơ từng ụ đá lớn. Ngày thường, Khe Đương hoang vắng, ít ai dám lui tới. Nhưng hai tháng nay, từng đoàn người lũ lượt xe máy, cuốc bộ, cắt rừng tìm về “lãnh địa” tiểu khu 27, 29 Khe Đương.
Gần tiếng đồng hồ vượt núi, trước mắt chúng tôi, Khe Đương như một “công trường” với hàng chục đội quân phu vàng, tất bật đào đãi, căng mắt tìm vàng sa khoáng.
Các căn lều tạm lụp xụp, xiêu vẹo dựng chênh vênh bên các vách núi. Tiếng máy nổ rền vang, xé toạc không khí thâm u cả khu rừng rộng lớn. 4 điểm khai thác ở những vị trí khác trong các quả đồi Khe Đương, cách nhau cả tiếng đồng hồ đi bộ.
Rảo quanh, con số phu vàng đến vài chục người, chưa kể những người đang ẩn mình đào khoét, đặt mìn trong đường hầm tạm. Vừa làm, họ vừa hướng ánh mắt dò nghi, canh chừng đoàn khách lạ.
Thạch (22 tuổi, quê Thái Bình) dáng người dỏng cao, quệt vội mồ hôi nhễ nhại, thấm đen trên khuôn mặt chui ra từ miệng hầm cao chưa bằng nửa người. Trong khoảng tối thâm u, lòng hầm cứ kéo dài sâu hun hút.
Chủ hầm của Thạch tên là Đạt- người đàn ông chừng 40 tuổi, mặt sắc lạnh, ít nói. Hơn nửa tháng nay, đội Đạt từ Bắc dạt vào. Hết “tăm vàng” (dò vàng) ở những hầm cũ, Đạt cho đào hầm mới ở con đồi phía cao nhất của Khe Đương. Tuần lễ, hầm được khoan sâu đến cả trăm mét.Không cột đỡ, gia cố, lòng hầm dựa vào kết cấu tự nhiên của đá đồi.
“Lo gì chuyện sập, sợ nhất là không thấy vàng”, Thạch nói. Trong lán nhỏ tạm bợ bên miệng hầm, vài ba phu vàng nằm nghiêng ngả nghỉ trưa. Tất cả đều độ tuổi quá trẻ. Từng xe đất đá được phu vàng đẩy nhanh từ lòng hầm ra tập kết tại bãi nhỏ trước khi sàng đãi.
Công trường Khe Đương nham nhở với cả chục hầm lớn nhỏ khoét vào đồi núi. Một số hầm cũ để lại từ thời Cty Trường Sơn chi nhánh Đà Nẵng. Hầm dài đến vài trăm mét, càng vào sâu càng chia thành các ngã rẽ 2-3 đường khác nhau. Trần hầm nứt nẻ vết đá, dột nước tong tong, nhiều chỗ để lại vết trắng ngà-dấu tích sau các vụ đánh mìn khai thác.
5-7 phu vàng lặng lẽ rọi đèn pin, xe đất đá ra ngoài miệng hầm. Trong cùng, một thanh niên hì hục đào đẽo, tìm vị trí đặt mìn. Theo cánh phu vàng, thêm vài hầm mới vừa được khoan thăm dò. Có hầm mở chừng vài ba mét phải đóng do “tăm vàng” thiếu chính xác. Số còn lại, từng tốp vàng tặc mặc sức mở hầm khoét sâu vào lòng núi.
Ầm! Ầm… Những tiếng nổ lớn liên thanh, chấn động núi rừng Khe Đương. Anh Nguyễn Văn Đông (quê Thái Nguyên) nhân viên Cty Bông Sen Vàng (Hà Nội)- được Đà Nẵng đồng ý chủ trương “tiếp quản” bãi vàng Khe Đương, hiện đang hoàn tất thủ tục thăm dò, khai thác bảo: họ (các đội vàng tặc-PV) đánh mìn đó.
Ngày nào cũng đánh. Nhiều nhất là ban trưa, có khi cả đêm. Gần tháng trời bám trụ thực địa để nắm tình hình, Đông nhiều lần giật thột bởi tiếng đánh mìn thốc bên tai. Để khoét hầm, đánh đá, cánh “vàng tặc” dùng kíp mìn sức công phá lớn.
Theo anh Đông, công ty khai thác vàng tuân thủ quy trình tăm vàng, đào và đãi vàng. Từng khâu đoạn tiến hành bài bản, phân bổ hợp lý để không tác động lớn vào môi trường tự nhiên nhưng với cánh “vàng tặc” mạnh ai nấy làm. Họ lạm dụng mìn để đánh đá khối lượng lớn. Mỗi ngày, các mũi hầm khoét sâu vào lòng núi cả chục mét.
Video đang HOT
Chưa dứt lời, hai tiếng đánh mìn lớn trong hầm tự phát lại rền vang. Bên ngoài, cánh phu vàng tất bật sàng đãi. Nhiều phụ nữ theo cánh trai tráng, bỏ đồng ruộng lên tìm giấc mơ đổi đời. Tin đồn trúng vàng khiến người dân bản địa đến vùng lân cận Quảng Nam, Huế và cả cánh săn vàng ngoài Bắc lũ lượt kéo nhau đổ về Khe Đương.
Hầm xuống cấp nhưng hàng chục người vẫn treo tính mạng với giấc mơ trúng vàng, đổi đời
Nhức nhối vô chủ
Khác hẳn với những tuyên bố chốt chặn, truy quét của các đội liên ngành Hòa Vang tại “điểm nóng” Khe Đương, ngày giữa tuần và trong giờ hành chính, cả lúc đến và rời khỏi Khe Đương, chúng tôi không thấy bất kỳ bóng dáng của cơ quan chức năng. Thay vào đó, các đội “chim mồi” cảnh giới hoạt động ráo riết để nghe ngóng sự xuất hiện của người lạ. Một nhóm người xăm trổ, bặm trợn rảo quanh các điểm đào đãi vàng, để quản lý và xử lý tình huống.
Theo chủ một điểm khai thác vàng tự phát, để được có mặt trên Khe Đương họ phải xin được cái gật đầu của một người tên T. (trú Đà Nẵng).
T. được xem là cai vàng khét tiếng thống lĩnh Khe Đương, tự đặt luật rừng để quản lý, điều hành các nhóm “vàng tặc” hoạt động trên bãi đi vào khuôn khổ. Tỷ lệ ăn chia được thỏa thuận ngầm giữa các chủ hầm và T..
Bù lại, T. làm nhiệm vụ cảnh giới, đảm bảo an ninh và báo tin khi các đoàn kiểm tra xuất hiện. Lấy lí do người của Cty Bông Sen Vàng lên chụp ảnh hiện trạng bãi về làm báo cáo, T. mới dịu giọng.
Quanh cai nậu này lúc nào có 3-4 đệ tử mặt mày bặm trợn theo dõi từng cử chỉ của chúng tôi. Vừa mời thuốc, rót trà, T. lớn tiếng xua đám người ra ngoài đào đãi: Hầm nào không được cho đánh sập hết. Mai có đoàn kiểm tra dưới phố lên nhưng chúng mày đừng lo. Có lúc ở đây vài trăm người, tao còn lo được, chỉ cần hú tiếng là họ kéo nhau lên hoặc về hết- T. thị uy.
Anh Đông bảo: nhóm người của cánh cai nậu tự ý cai quản, sử dụng tất cả các cơ sở Khe Đương. Máy móc của Cty mang lên để chạy thử cũng bị cánh cai nậu trưng dụng. “Họ không cần biết mình là người của công ty nào, không đưa thì chắc chắn có chuyện”, Đông nói.
Lãnh đạo Cty Bông Sen Vàng lo lắng: chúng tôi hoàn tất thủ tục chờ cơ quan chức năng ra quyết định khai thác. Thành phố đồng ý chủ trương nhưng về danh nghĩa thì chưa có, nên công ty không có bất kỳ quyền hành gì trên này. Bãi để không, người dân tự phát lên khoét núi, tìm vàng, huy động máy móc đặc biệt liên tục đánh mìn tác động rất lớn vào các hầm cũ. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, chuyện sập hầm, chết người là điều dễ xảy ra.
Theo Hạt kiểm lâm Hòa Vang, thực tế từ năm 2005 khi người dân tự ý khai thác vàng tại Khe Đương đã xảy ra một số vụ chết người bí hiểm. Năm 2009, UBND TP Đà Nẵng cấp phép cho Cty Trường Sơn (trụ sở ở Hà Nội) vào khai thác.
Tình hình khai thác có giảm. Nhưng khi công ty này hết hạn (cuối năm 2013) và không được gia hạn, bãi vàng Khe Đương nhốn nháo, tình hình an ninh trật tự phức tạp, nạn “vàng tặc” nở rộ. Đặc biệt, tin đồn về người dân trúng đậm 16kg vàng khiến hàng trăm người lũ lượt tìm về Khe Đương.
Ông Huỳnh Thủy, Trạm phó Trạm kiểm lâm Hòa Bắc xác nhận: Chuyện dân trúng vàng chưa biết thực hư ra sao, nhưng tình hình mất an ninh trật tự, người dân đổ xô khai thác vàng trái phép là có thật. Trung tá Nguyễn Văn Tăng, Phó công an huyện Hòa vang cho hay: huyện phối hợp tổ chức truy quét. Nhưng sau mỗi đợt đẩy đuổi, tháo dỡ lán trại, lực lượng chức năng rút đi thì đâu lại vào đấy.
“Đáng nói Khe Đương còn nhiều hầm lớn của Cty Trường Sơn để lại, không được gia cố. Người dân tự phát, ồ ạt chui vào đó khai thác, nếu sập hầm thì hậu quả khó lường”, ông Tăng lo ngại.
Theo thượng tá Đặng Văn Khuôn, Trưởng phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49, Công an TP Đà Nẵng), thành phố có văn bản chỉ đạo việc đảm bảo trật tự, an toàn, và môi trường tại mỏ vàng Khe Đương; giao Thành đội Đà Nẵng chủ công phối hợp với đơn vị chức năng kiểm tra, xử lý.
Lực lượng PC49 tiến hành các đợt truy quét, đẩy đuổi. Tuy nhiên, cần có giải pháp căn cơ hơn. Chúng tôi nhiều lần đề nghị nên sớm cấp phép cho công ty được khai thác để quản lý, lập lại trật tự bãi vàng này. Lãnh đạo Cty Bông Sen Vàng cho hay: theo quy định Luật Khoáng sản để có giấy phép khai thác vàng, cần có ý kiến của Bộ TN&MT, cùng điều kiện hoàn nguyên trồng rừng. Chúng tôi được giao trồng 22ha rừng và đang nỗ lực hoàn thành sớm.
Ngày 14/7, khắp vùng Hòa Vang rộ tin đồn một người tên Tài đứng đầu nhóm thanh niên Hòa Liên trúng đậm 16kg vàng khai thác trái phép tại khu vực Khe Đương. Ngay trong đêm, rất nhiều người lạ, phương tiện đổ xô về khu vực Hòa Liên, Hòa Bắc. Khu vực Khe Đương.
Theo Nguyễn Huy
Tiền Phong
Mốc son chói lọi trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc
Sáng 4/8, tại TP Hải Phòng, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống đánh thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam và quân, dân miền Bắc (2 và 5/8/1964 - 2 và 5/8/2014).
Đồng chí Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dự và phát biểu chỉ đạo. Dự Lễ kỷ niệm có Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Hải quân; Trung tướng Mai Quang Phấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Phó Đô đốc Phạm Ngọc Minh, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; đại biểu Ủy ban kiểm tra Quân ủy Trung ương; đại biểu Bộ Tổng tham mưu; Tổng cục Hậu cần và Tổng cục Kỹ thuật; đại biểu lãnh đạo chỉ huy các quân khu, quân chủng; đại biểu cấp ủy, chính quyền các tỉnh, thành phố: TP Hồ Chí Minh; Hà Nội; Hải Phòng; Nghệ An, Thanh Hóa; các đại biểu nguyên là thủ trưởng Bộ tư lệnh Hải quân; các tướng lĩnh, Anh hùng lực lượng vũ trang qua các thời kỳ; đại diện các gia đình liệt sĩ hy sinh trong chiến thắng trận đầu. Đặc biệt tham gia Lễ kỷ niệm còn có sự có mặt của 55 cựu chiến binh trực tiếp tham gia chiến đấu trong chiến thắng trận đầu và đại biểu cán bộ chiến sĩ trong toàn Quân chủng.
Đại tướng Phùng Quang Thanh trò chuyện thân mật với các nhân chứng trong Chiến thắng trận đầu
Trình bày diễn văn Lễ kỷ niệm, đồng chí Đô đốc Nguyễn Văn Hiến bày tỏ niềm thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu; tưởng nhớ các Anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trong trận đánh ngày 2 và 5/8/1964; những cán bộ, chiến sĩ Hải quân ưu tú đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; bày tỏ niềm tri ân tới các đồng chí thương binh, gia đình liệt sĩ, các đồng chí cựu chiến binh Hải quân, đặc biệt là cán bộ, chiến sĩ đã trực tiếp tham gia chiến đấu làm nên Chiến thắng trận đầu ngày 2 và 5/8/1964. Những lời cảm ơn và lời thăm hỏi ân cần nhất được gửi tới nhân dân cả nước, các đơn vị trong và ngoài Quân đội về sự phối hợp hiệp đồng trong chiến đấu và công tác, sự thương yêu đùm bọc giúp đỡ về mọi mặt để Hải quân nhân dân Việt Nam hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.
Đô đốc Nguyễn Văn Hiến đọc diễn văn nêu bật truyền thống 50 năm Đánh thắng trận đầu.
Ôn lại truyền thống hào hùng của Hải quân nhân dân Việt Nam và quân, dân miền Bắc cách đây 50 năm, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến nhấn mạnh: Chiên thăng trân đâu ngay 2 va 5/8/1964 la khởi đầu bản hùng ca oanh liệt của Hải quân nhân dân Việt Nam, của quân, dân miền Bắc trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ; chiên thăng cua sưc manh chinh tri tinh thân toan dân tôc, cua y chi quyêt tâm dam đanh, quyêt đanh va biêt đanh thăng; la biêu tương cua ban linh, trí tuệ Viêt Nam. Chiến thắng trận đầu khẳng định: Một dân tộc dù nhỏ nhưng luôn yêu chuộng tư do, đôc lâp, không bao giơ chiu khuât phuc trươc ke thu xâm lươc, dù chúng có đông hơn, mạnh hơn nhiều lần; đó là chiến thắng cua long yêu nươc, căm thu giăc va nghê thuât quân sư Viêt Nam đươc kê thưa, phat triên trong thơi đai Hô Chi Minh.
Chiên thăng trận đầu đa tô thăm thêm truyên thông cua Quân đôi nhân dân Viêt Nam anh hung; tiêp tuc khăng đinh sư đung đăn trong lanh đao, chi đao chiên lươc tai tinh, sang suôt cua Trung ương Đang va Chu tich Hô Chi Minh. Đông thơi khăng đinh kết quả của quá trình huấn luyện giáo dục, rèn luyện, xây dựng ban linh của cán bộ, chiến sĩ; của tinh thân canh giac cach mang cao độ, chu đông sang tao, mưu tri, vươt qua kho khăn gian khô, ac liêt, quyêt tâm đanh thăng ke thu xâm lược khi chung liêu linh xâm pham chu quyên vung biên, vùng trời cua Tô quôc ta.
Các đại biểu và những cựu chiến binh trực tiếp tham gia Đánh thắng trận đầu có mặt tại Lễ kỷ niệm
Chiên thăng trân đâu la thăng lơi cua sức mạnh tổng hợp của đương lôi chiên tranh nhân dân, toan dân, toan diên, tư lưc canh sinh, dưa vao sưc minh la chinh; thăng lơi cua tri thông minh, long quả cam cua quân, dân ta trong cuôc đo sưc quyêt liêt vơi sưc manh cua hai quân va không quân hiên đai cua giăc My. Chiên thăng ấy tao tiên đê thuân lơi, mang lại niềm tin, cô vu, đông viên khi thê tiên công cua quân va dân ta quyêt tâm đanh bai cac bươc leo thang chiên tranh cua đê quôc My, bao vê vưng chăc hâu phương lơn miên Băc, sat canh cung tiên tuyên lơn miên Nam đê đanh thăng My - nguy, giai phong miên Nam, thông nhât Tổ quốc.
Chiến thắng trận đầu trở thành mốc son hết sức quan trọng đối với Hải quân nhân dân Việt Nam trong lịch sử xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, động viên các lực lượng trong toàn Quân chủng tiếp tục bước vào những trận chiến đấu mới, lập nên những chiến công mới trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, cũng như bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hôm nay.
Cội nguồn làm nên Chiến thắng trận đầu, trước hết là sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng. Sự quan tâm, giúp đỡ của các cơ quan Bộ Quốc phòng, sự phối hợp hiệp đồng chặt chẽ giữa các đơn vị trong Quân chủng Hải quân với các lực lượng, đặc biệt với Quân chủng Phòng không - Không quân, lực lượng vũ trang nhân dân các địa phương, trực tiếp là các tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình. Chiến công đánh thắng trận đầu là thành quả tất yếu của tinh thần nêu cao cảnh giác, nắm bắt kịp thời và chính xác âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ, chủ động xây dựng lực lượng và thế trận. Là kết quả của gần 10 năm làm tốt công tác huấn luyện bộ đội trong thời bình, sự chuẩn bị chu đáo cả về chính trị tư tưởng cũng như vũ khí trang bị kỹ thuật và các mặt bảo đảm. Trên hết là sự đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, dũng cảm, kiên cường, thông minh, sáng tạo của cán bộ, chiến sỹ trong toàn Quân chủng.
50 năm trôi qua, lịch sử đã chuyển sang trang mới, nhưng khí thế hào hùng cùng những bài học kinh nghiệm quý báu từ Chiến thắng trận đầu vẫn còn nguyên giá trị cho cả hôm nay và mai sau.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh thân ái gửi tới các đại biểu, các vị khách quí, đồng chí thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, các cựu chiến binh Hải quân qua các thời kỳ, đồng chí, đồng bào và toàn thể cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam, lời thăm hỏi thân thiết và lời chúc tốt đẹp nhất.
Đại tướng Phùng Quang thanh nhấn mạnh: Chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt nam và quân, dân miền Bắc là mốc son chói lọi trong trang sử vàng và truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, tầm nhìn xa, trông rộng, sáng suốt, tài tình của Đảng, Bác Hồ kính yêu trước âm mưu thủ đoạn leo thang chiến tranh ra miền Bắc của đế quốc Mĩ; biểu hiện sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của lòng yêu nước vô bờ bến, căm thù giặc xâm lược; của tinh thần đoàn kết quân dân cá nước, đồng cam cộng khổ, chung lưng đấu cật, sẵn sàng hy sinh quên mình cho độc lập tự do, thống nhất đất nước.
50 năm đã trôi qua, song bài học về chiến thắng trận đầu vẫn còn hết sức tươi mới, soi rọi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay. Chúng ta biết rằng dựng nước và giữ nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn là quy luật có ý nghĩa sống còn và phát triển trong suốt tiến trình lịch sử của dân tộc ta, đất nước ta. Đây cũng là truyền thống tốt đẹp, là nghĩa vụ thiêng liêng của các thế hệ người Việt Nam chúng ta. Đảng và Nhà nước ta luôn thấu suốt, kiên định và thực hiện nhất quán, biện chứng, hiệu quả hai nhiệm vụ chiến lược này - xây dựng phát triển và bảo vệ đất nước.
"Trong bối cảnh hiện nay, tình hình biển đảo luôn có tác động rất lớn đến sự ổn định, hòa bình của đất nước. Chủ quyền biển đảo Tổ quốc là thiêng liêng, là tất cả, mất chủ quyền biển, đảo cũng đồng nghĩa với mất đi phần máu thịt, hương hỏa ông cha ta để lại, là chúng ta có tội với Tổ tiên, có tội với lịch sử dân tộc Việt Nam" - Đại tướng Phùng Quang Thanh, nhấn mạnh.
Về nhiệm vụ của Bộ đội Hải quân trong giai đoạn hiện nay, đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ rõ: Đất nước ta, vươn ra biển và làm chủ vùng biển đã và đang trở thành một nhu cầu bức thiết, bởi đây là một phần trọng yếu của công cuộc đổi mới, một nội dung của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, nhưng đồng thời phải tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái biển. Đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân mà Hải quân nhân dân là nòng cốt.
Đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Đánh thắng trận đầu.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, Đại tướng Phùng Quang Thanh yêu cầu Bộ đội Hải quân cần thực hiện tốt 5 nội dung. Trong đó cán bộ, chiến sĩ trong Quân chủng cần tiếp tục nhận thức sâu sắc hơn nữa vị trí chiến lược của biển, đảo nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Chú trọng bồi dưỡng nâng cao lòng yêu nước, yêu CNXH, xây dựng cho cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh... Để trong bất cứ điều kiện nào, hoàn cảnh nào cũng luôn tỏ rõ lòng trung thành và ý chí quyết tâm cao nhất trước Đảng, trước Tổ quốc và nhân dân; sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng chấp nhận hy sinh vì chủ quyền biển đảo của Tổ quốc
Cần nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết những bất đồng, tranh chấp chủ quyền trên biển. Tỉnh táo, nhạy bén trước mọi diễn biến, kịp thời phát hiện những động thái mới, dự báo sớm ý đồ lấn chiếm biển, đảo của ta, xử lý đúng đối sách, không để bị bất ngờ trong mọi tình huống, không để nước ngoài tạo cớ, can thiệp, gây xung đột vũ trang trên các vùng biển. Giữ vững môi trường hoà bình, nhưng đồng thời phải kiên quyết bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống.
Trước mắt, cần tập trung xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, lấy xây dựng vững mạnh về chính trị làm cơ sở để nâng cao chất lượng và sức mạnh tổng hợp của Quân chủng. Duy trì tốt hoạt động của vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện có, đồng thời nhanh chóng làm chủ các loại vũ khí mới được trang bị và nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào cải tiến, sáng chế nâng cao hiệu quả của vũ khí trang bị. Nâng cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, tỉnh táo và kiên quyết đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn "Diễn biến hoà bình" , bạo loạn lật đổ, "phi chính trị hoá quân đội" của các thế lực thù địch. Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng huấn luyện, xây dựng nề nếp chính quy, rèn luyện kỷ luật, nâng cao khả năng quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Xây dựng tốt mối quan hệ đoàn kết gắn bó máu thịt với nhân dân, nhất là nhân dân các tỉnh ven biển. Mỗi con tàu, mỗi hòn đảo, mỗi đài trạm hoạt động trên biển phải là chỗ dựa vững chắc của nhân dân. Cùng với các địa phương, các đơn vị trong Quân chủng cần quán triệt và thực hiện tốt chủ trương đưa đồng bào ra định cư, phát triển kinh tế - xã hội trên các đảo, đưa ngư dân ra làm ăn ở các vùng biển xa, nhiều tiềm năng. Đồn thời tổ chức tốt việc tuyên truyền biển đảo, hướng dẫn, giúp đỡ ngư dân, thực hiện các hoạt động dịch vụ kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào các địa phương yên tâm làm ăn trên biển. Làm sáng đẹp thêm phẩm chất " Bộ đội Cụ Hồ - Người chiến sĩ Hải quân " trong lòng nhân dân là trách nhiệm của Bộ đội Hải quân nhân dân Việt Nam hiện nay.
Theo Duy Đông
Quân đội nhân dân
Chuyện ở nhà có hai bộ trưởng Cố Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã bắt đầu sự nghiệp ngoại giao của mình từ con số 0 tròn trĩnh trước khi trở thành một nhà ngoại giao nổi tiếng thế giới với biệt danh "ông Bộ trưởng giải vây" của ngoại giao Việt Nam. LTS: Có một sự trùng hợp đặc biệt là không chỉ cùng nắm giữ cương vị Bộ...