Về nơi 5 lần được đón Bác
Về Thanh tra tỉnh Hải Dương vào những ngày cuối tháng 8, tôi được nghe kể nhiều hơn những câu chuyện lịch sử của địa phương, về những lần được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già kính yêu của dân tộc.
Bác Hồ thăm và tìm hiểu về hoạt động sản xuất của nông dân xã Ái Quốc (nay thuộc TP Hải Dương) năm 1957. Ảnh tư liệu
Là người đứng đầu Đảng, Nhà nước, tuy bận trăm công nghìn việc, nhưng Bác Hồ vẫn dành cho Đảng bộ và nhân dân Hải Dương sự quan tâm đặc biệt. Người đã 5 lần về thăm Hải Dương.
Lần đầu tiên Bác Hồ về thăm Hải Dương là ngày 21/10/1946. Sau chuyến thăm nước Pháp, từ Hải Phòng về Hà Nội bằng tàu hoả, Bác Hồ đã dừng chân ở ga Lai Khê (Kim Thành), ga Tiền Trung (Nam Sách), rồi về ga Hải Dương, nói chuyện với nhân dân về tình hình và kết quả đàm phán tại Pháp, về âm mưu của giặc và những khó khăn của đất nước, cũng như quyết tâm của Chính phủ và kêu gọi toàn thể đồng bào phải nêu cao tinh thần cảnh giác, đoàn kết, chuẩn bị tinh thần, lực lượng và vũ khí, sẵn sàng chiến đấu nếu kẻ thù bội ước, để giữ bằng được độc lập, tự do cho dân tộc…
Lần thứ 2, đó là ngày 31/5/1957. Bác về xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, thăm một số gia đình, trong đó có gia đình cụ Vũ Văn Trung ở xóm Vũ Thượng có 3 con đi bộ đội. Đồng thời nói chuyện với trên 400 đại biểu là cán bộ khu, cán bộ tỉnh, bộ đội và các tầng lớp nhân dân. Người căn dặn cán bộ, bộ đội và nhân dân phải nâng cao ý chí phấn đấu với tinh thần đồng cam cộng khổ, luôn đoàn kết chặt chẽ, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt công tác sửa sai trong cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế để củng cố miền Bắc, làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
Lần thứ 3, ngày 1/4/1959, tại trụ sở làm việc của Tỉnh uỷ (thị xã Hải Dương), nay là nhà khách Bạch Đằng, Bác nói chuyện với các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Uỷ ban Hành chính tỉnh cùng cán bộ các ban, ngành của tỉnh. Bác khen ngợi những thành tích đã đạt được của nhân dân Hải Dương và cán bộ tỉnh Hải Dương, nhất là phong trào sản xuất nông nghiệp, Bác nhắc nhở một số công việc sản xuất trong vụ Đông như cần bón thêm phân và ra sức chống hạn.
Tiếp đó là ngày 26/7/1962, lần thứ 4 Người về thăm Hải Dương. Tại xã Hiệp Lực, Người tham gia guồng nước chống úng cùng với bà con nông dân, căn dặn mọi người phải tích cực chống úng thắng lợi qua 2 câu Kiều “Trăm năm trong cõi người ta. Chống úng thắng lợi mới là người ngoan”.
Người về hội trường Nhà máy Xay Ninh Giang, nói chuyện với cán bộ, công nhân và nhân dân huyện Ninh Giang và Nhà máy Sứ Hải Dương (nay là Công ty Sứ). Thăm các phân xưởng sản xuất, tới phân xưởng vẽ hoa trên sứ, Bác nói “Sứ Việt Nam cần vẽ hoa Việt Nam” rồi cầm bút viết lên bình hoa 5 chữ: “Phải cố gắng tiến bộ”.
Và lần thứ 5, đó là ngày 15/2/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Hải Dương. Tại xã Hồng Thái (Ninh Giang) – lá cờ đầu của phong trào làm thuỷ lợi toàn miền Bắc, nơi đã được nhận cờ luân lưu của Bác; xã Nam Chính (Nam Sách) – nơi có phong trào vệ sinh khá nhất tỉnh.
Video đang HOT
Cũng trong lần về thăm này, Bác đã tới thăm Côn Sơn (Chí Linh), đọc bia chùa Côn Sơn, viết vào sổ lưu niệm, căn dặn cán bộ, nhân dân Hải Dương và các sư trụ trì chùa phải tích cực trồng cây phủ xanh di tích, làm cho di tích lịch sử văn hoá trở thành thắng cảnh du lịch của địa phương, “phải biến nơi đây thành Trùng lâm đẹp đẽ”.
Có thể nói, trong những lần về thăm Hải Dương, Bác đã nói chuyện, tặng huy hiệu, tặng quà biểu dương, khích lệ cán bộ, chiến sỹ và nhân dân. Bác khen ngợi những thành tích của nhân dân và cán bộ Hải Dương, đặc biệt là về sản xuất nông nghiệp và phong trào đổi công hợp tác xã. Đó là món quà tinh thần vô giá góp phần cổ vũ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh quyết tâm vươn lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bác căn dặn Hải Dương cần đẩy mạnh việc tăng năng suất để đảm bảo hoàn thành và vượt mức kế hoạch; phải chú trọng chống hạn, đề phòng hạn có thể kéo dài, cần bón thêm phân cho lúa và hoa màu; về công tác đê điều cần cố gắng hoàn thành tốt trước mùa mưa; về đổi công hợp tác, phát triển và củng cố phải đi đôi, đảm bảo tốt về đường lối và chính sách của Đảng và Chính phủ.
5 lần vinh dự được đón Bác về thăm, đã để lại những kỷ niệm sâu sắc trong tâm trí, tình cảm của cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Hải Dương, làm tăng thêm niềm tin tưởng, phấn khởi. Những lời dạy bảo ân cần, mộc mạc của Bác là những định hướng lớn cho Đảng bộ và nhân dân Hải Dương trong suốt quá trình xây dựng, phát triển đi lên từ một tỉnh thuần nông.
Khắc ghi lời Bác, nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hải Dương không ngừng vận dụng sáng tạo lời dạy, lời căn dặn của Người, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn khác nhau.
Đến nay, kinh tế Hải Dương liên tục có những bước tăng trưởng khá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Toàn tỉnh hiện có gần 13 nghìn doanh nghiệp hoạt động, với số vốn đăng ký trên 100 nghìn tỷ đồng. Tỉnh đã có 10 khu công nghiệp được đầu tư hạ tầng và đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy khoảng 70%. Hải Dương có 397 dự án FDI, với số vốn đăng ký 7,7 tỷ USD. Nhiều sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, đảm bảo chất lượng, sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hải Dương đạt 9,1%, đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt trên 17.000 tỷ đồng; quy mô kinh tế của tỉnh đứng thứ 11 so với cả nước. Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh đứng thứ 13 trong cả nước. Hải Dương là một trong 16 tỉnh, thành phố trong cả nước tự cân đối thu chi và nộp về ngân sách Trung ương. Phong trào xây dựng nông thôn mới đạt được những kết quả nổi bật, đến nay toàn tỉnh đã có 176 xã đạt nông thôn mới. Hai huyện Kinh Môn, Cẩm Giàng đạt chuẩn nông thôn mới, thành phố Chí Linh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Trong 8 tháng đầu năm 2019, với sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền và sự nỗ lực phấn đấu của các tầng lớp nhân dân, tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh đã đạt nhiều kết quả tích cực.
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP theo giá so sánh năm 2010) ước tăng hơn 7,2% so với cùng kỳ năm 2018; sản xuất của các ngành, lĩnh vực cơ bản ổn định; thu ngân sách đạt ở mức cao.
Khắc ghi lời dạy của Bác và những thành tựu của tỉnh đã đạt được thời gian qua, Hải Dương quyết tâm đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, khơi dậy truyền thống cách mạng, xây dựng đội ngũ cán bộ, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực, tiềm năng của tỉnh. Bên cạnh đó, quan tâm hơn nữa đối với công tác cán bộ, sắp xếp và tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy Nhà nước, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, sớm đưa Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp, tỉnh kiểu mẫu.
Phương Hiếu
Theo Thanhtra
Chế biến nông sản vì sao ì ạch?
Dù có vị trí rất quan trọng để nâng cao giá trị gia tăng cho ngành nông nghiệp nhưng đến nay ngành chế biến nông sản vẫn còn khá ì ạch, có tới 70% sản phẩm nông sản vẫn phải xuất khẩu thô. Nút thắt nào khiến lĩnh vực này chưa thể phát triển dù tiềm năng và dư địa phát triển là khá lớn?
Hiếm sản phẩm giá trị gia tăng
Là một doanh nghiệp (DN) có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu nông sản nhưng cho đến thời điểm này Công ty CP Kim Chính (TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương) vẫn chưa thể chủ động được nguồn nguyên liệu do thiếu kho lạnh dự trữ và phụ thuộc quá nhiều vào mùa vụ.
Chế biến xoài ở Nhà máy chế biến rau củ quả và trái cây Tanifood tại huyện Gò Dầu (tỉnh Tây Ninh). Ảnh: I.T
"Đơn cử như mặt hàng cà rốt, do thiếu các kho bảo quản lạnh nên chúng tôi chỉ có thể xuất hàng cho đối tác Hàn Quốc, Malaysia trong vụ thu hoạch cà rốt, còn hiện tại dù nhu cầu của khách hàng vẫn còn thì chúng tôi cũng lực bất tòng tâm. Vì vậy, đối với những vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn nhưng có tính chất mùa vụ như vùng trồng cà rốt ở Hải Dương, rất cần có những kho lạnh bảo quản để kéo dài mùa vụ cũng như giảm áp lực tiêu thụ khi sản lượng tăng cao một cách đột biến" - ông Phạm Ngọc Thức - Giám đốc kinh doanh Công ty CP Kim Chính nói.
Đây cũng là vấn đề của nhiều DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu nông sản hiện nay. Do quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, tỷ lệ chế biến chưa cao đã khiến áp lực tiêu thụ nông sản càng trở nên nặng nề khi vào mùa vụ.
Đơn cử như tại Đồng Nai, toàn tỉnh có khoảng 300 DN chế biến nông sản, trong đó có khoảng 130 DN nằm trong các khu công nghiệp và cụm công nghiệp nhưng chủ yếu là DN có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động ở các lĩnh vực như: Thức ăn gia súc, bột ngọt, bột nêm, cà phê, mía đường, sữa, hạt điều, bánh kẹo... Ngoài ra, có khoảng 3.000 cơ sở kinh doanh, sản xuất liên quan đến chế biến nông sản, thực phẩm nhưng ở quy mô hộ gia đình, sơ chế là chính nên giá trị chưa cao.
Trên quy mô toàn quốc, hiện, cả nước đã hình thành và phát triển hệ thống công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản có công suất thiết kế lên đến 100 triệu tấn nguyên liệu/năm. Có trên 7.500 DN chế biến quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu, trong đó có hơn 2.600 cơ sở chế biến nông sản, hơn 760 cơ sở chế biến thủy sản...
Tuy nhiên, phải nhìn nhận một cách thẳng thắn là trình độ công nghệ chế biến nông sản của nước ta chưa cao, tỷ lệ sản phẩm có giá trị gia tăng cao còn thấp, chủng loại chưa phong phú. Các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp vẫn chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 80% sản lượng).
Ví dụ như ngành lúa gạo, cả nước hiện mới có 580 cơ sở xay xát quy mô công nghiệp với công suất 10 triệu tấn sản phẩm/năm. Trong khi đó, ngành rau quả với sản lượng sản xuất trên 25 triệu tấn/năm nhưng hiện mới có 150 cơ sở chế biến quy mô công nghiệp tập trung với tổng công suất thiết kế 1 triệu tấn sản phẩm/năm. Tương tự, sản lượng sản xuất ngành thủy sản đạt 7 triệu tấn nhưng sản phẩm chế biến chỉ đạt 4,5 triệu tấn.
Tháo gỡ nút thắt
Theo ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), khâu chế biến là vô cùng quan trọng trong quá trình nâng cao giá trị gia tăng cho ngành nông nghiệp, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, các hàng rào kỹ thuật ngày càng nhiều thì chỉ có đẩy mạnh khâu chế biến thì mới hóa giải được những khó khăn này.
"Trong 2 năm trở lại đây đã ghi nhận một làn sóng DN lớn đầu tư sâu vào công tác chế biến nông sản với tổng đầu tư khoảng 22.000 tỷ đồng với 20 dự án, từ đó giúp giảm tỷ lệ xuất khẩu thô từ 90% trước đây xuống còn 70%. Tuy nhiên, những nút thắt về đất đai, tín dụng đang là những rào cản khiến DN chưa mạnh dạn triển khai các dự án về chế biến. Thực tế, 20 dự án trên chủ yếu là của những DN lớn, giàu nguồn lực, còn những DN nhỏ và vừa tham gia vào quá trình này chưa nhiều" - ông Toản nói.
Từ thực tiễn sản xuất của đơn vị, ông Phạm Ngọc Thức cho rằng, đối với những vùng sản xuất mang tính mùa vụ như cà rốt ở Hải Dương, rất cần có các kho lạnh để kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm, điều này vừa giúp giảm áp lực tiêu thụ vừa giúp DN có nguồn nguyên liệu để chế biến quanh năm. "Như thời điểm này, chúng tôi không có sản phẩm rau màu gì để chế biến vì không phải mùa vụ" - ông Thức cho biết.
Theo ông Nguyễn Quốc Toản, đối với những vùng sản xuất có tính chất mùa vụ cần thiết phải xây dựng các kho bảo quản nhằm kéo dài chu kỳ, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm. Bên cạnh đó, các địa phương cần có chính sách khuyến khích DN đầu tư công nghệ để chế biến sâu, tập trung vào các sản phẩm chủ lực để nâng cao giá trị gia tăng thay vì chủ yếu là xuất sản phẩm tươi như hiện nay.
Theo Danviet
1 ngày hái vài tạ hoa thiên lý đổ buôn cho siêu thị, chị Vụ lãi lớn Chị Ngô Thị Vụ (sinh năm 1966), hội viên nông dân thôn Đoàn Kết, xã Hồng Phong (Nam Sách) hiện là chủ của mô hình trồng hoa thiên lý sạch cho thu nhập từ 300-400 triệu đồng/năm. Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị Vụ còn tạo việc làm và giúp đỡ các hội viên nông dân phát triển kinh tế. Mỗi năm...