Về nhà ngoại chơi thêm 2 ngày thì bị chồng mắng chửi, cô vợ thủng thẳng đáp lại vài câu mà “gỡ rối” cả cục diện, đôi lúc cần biết cách vùng lên như thế!
Không thể “gỡ rối” được mối quan hệ giữa mẹ mình và vợ thì rất có thể người đàn ông chính là nguồn châm ngòi cho hôn nhân sụp đổ.
Ngay từ khi bước vào cuộc sống hôn nhân, phụ nữ nên biết rõ rằng cuộc sống của mình sẽ phải chung đụng với nhiều người khác từ những gia đình khác. Nếu như tình yêu là chuyện của hai người thì hôn nhân là trách nhiệm của hai người với hai gia đình.
Bởi thế, sau khi kết hôn, ngoài việc lo cho tổ ấm nhỏ thì vợ chồng cũng nên có mối quan hệ tốt với gia đình bạn đời và làm tròn trách nhiệm con cháu trong nhà. Thế nhưng, những mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu luôn là vấn đề lớn. Nhất là khi người chồng chẳng góp được chút sức nào giải quyết.
01
Trước khi kết hôn, Linh cũng rất quyết tâm sẽ chung sống hòa thuận với chồng và gia đình chồng. Dù vô cùng hồi hộp, lo lắng đến những điều sau hôn nhân song nhờ tình cảm của Hải đã khiến Linh tràn đầy niềm tin vào cuộc sống sắp tới.
Cô cho rằng chỉ cần bản thân mình biết trân trọng, biết suy nghĩ thì có thể có hôn nhân hạnh phúc.
Linh quen Hải ở trường đại học. Lúc đó cô bị rơi đồ ở thư viện, Hải nhặt được rồi đăng lên diễn đàn trường tìm người mất. Linh nhìn thấy bài đăng rồi nói chuyện. Hai người dần dần nảy sinh tình cảm yêu đương. Cả Linh và Hải đều ưa nhìn, vui vẻ nên mối quan hệ khiến bạn bè luôn tấm tắc khen ngợi là xứng đôi vừa lứa.
Linh rất yêu Hải. Dù gia đình anh có hoàn cảnh kém xa nhà mình nhưng cô vẫn kiên quyết tổ chức đám cưới. Hồi đầu gặp mặt con rể, bố mẹ Linh hơi chần chừ vì khoảng cách hai quê xa xôi, hơn nữa gia cảnh của anh không tốt lắm. Tuy vậy thấy Hải ân cần, yêu thương con gái nên họ cũng đồng ý.
Có được sự ủng hộ của bố mẹ, Linh lại càng nghĩ đến chuyện cố gắng sống thật tốt để bố mẹ vui lòng.
Hôn nhân bao giờ cũng vậy, nó bắt nguồn từ tình cảm và niềm tin vào một tương lai hạnh phúc của cả hai bên. Tuy nhiên nó vận hành thế nào thì rất khó nói!
Video đang HOT
02
Sau khi kết hôn, Hải đưa mẹ đẻ đến ở cùng nhà mình. Linh không nói gì cả bởi dù sao bà cũng là mẹ chồng. Mẹ chồng hiện tại lớn tuổi, việc của con dâu và con trai là chăm sóc.
Tuy nhiên, một thời gian sau Linh nhận ra mẹ chồng mình hơi khắt khe. Bà có kiểu cư xử hơi cổ hủ và hay nói nặng lời với Linh. Bà có hàng loạt những lễ nghĩa muốn con dâu thực thi bằng được. Nếu Linh nói lại thì bà cho rằng cô không được dạy dỗ cẩn thận.
Thậm chí, quê có sự kiện gì bà cũng muốn cả gia đình về quê. Cho dù đó là chuyện nhỏ xíu, mình Hải về là được nhưng bà không đồng ý. Có những lần Linh bận họp hành hay có việc công ty, chuyện ở quê làm vào ngày giữa tuần mẹ chồng vẫn cứ bắt buộc Linh về theo bằng được.
Mẹ chồng cô cũng khá khắt khe chuyện tiền bạc của hai con. Linh mua đồ gì mới bà cũng săm soi đủ điều. Linh đi làm về mệt, phải đối mặt với mẹ chồng như thế khiến cô chán nản vô cùng.
Thế nhưng dù cho vậy cô vẫn chẳng mấy khi cãi lại bà bởi chỉ cần Linh lên tiếng giãi bày thì Hải sẽ nhảy vào.
Anh không nhẹ nhàng giải thích tất cả mà Hải lại tỏ ra đứng hẳn về phía mẹ và chỉ trích vợ. Linh cảm thấy rằng từ khi có mẹ chồng đến, chồng mình thay đổi nhiều quá, không có dịu dàng và hiểu chuyện như ban đầu.
Trong hôn nhân, vấn đề mẹ chồng nàng dâu bao giờ cũng là chuyện lớn. Trong trường hợp ấy, người chồng nên đứng ra làm trọng tài để giải quyết vấn đề mâu thuẫn thì hơn.
03
Sau đó nhiều chuyện trong nhà xảy đến, Linh không thất vọng về mẹ chồng mà cô bực bội với chính chồng mình. Anh sẵn sàng dùng từ ngữ nặng nề để nói vợ, áp đặt vợ phải nghe mẹ mọi nơi mọi lúc. Kể cả khi anh biết rõ ràng mẹ mình xử sự như vậy là sai nhưng vẫn áp đặt, bắt Linh nghe theo.
Mẹ chồng Linh luôn không thích con dâu về bên ngoại. Bà từng lớn tiếng bảo rằng Linh đừng cậy nhà ngoại giàu mà lên mặt, đã làm dâu nhà bà thì phải theo luật của bà. Nghe những lời mẹ chồng nói, Linh im lặng còn Hải thì đồng tình.
Một lần mẹ Linh ốm, cô về thăm. Nhà Linh cách thành phố hai vợ chồng đang sống 60km. Lâu không về thăm nhà lại được nghỉ phép, Linh quyết định ở lâu thêm 2 ngày so với dự định ban đầu.
Tuy nhiên, cô mới ở được 2 ngày thì Hải đã gọi điện đến yêu cầu về luôn: “ Cô thu xếp mà về đi nhé, cơm nước nhà cửa không ai nấu ai dọn. Lấy chồng rồi mà đòi đi đến tận 3-4 ngày trời, đã xin trước chưa. Mẹ cô ốm cũng không đến phiên cô chăm”.
Nghe những lời này khiến cô cảm thấy trào dâng cảm giác bực bội. Cô nói thẳng vào máy: “ Anh nói vậy mà nghe được à, lâu lâu tôi về nhà bố mẹ đẻ của mình mà anh nhảy dựng lên thế.
Anh hiếu thuận với mẹ mình thì được còn tôi không hiếu thuận được với mẹ tôi hay sao. Trước khi nói thì phải nghĩ đi chứ, anh ích kỷ vậy. Anh bao nhiêu tuổi rồi mà không tự nấu ăn dọn nhà được. Tôi về nhà ngoại không phải xin, tôi chỉ thông báo với anh thế thôi?”.
Sự quyết liệt của Linh khiến Hải ngỡ ngàng. Trong ấn tượng của anh cô chưa bao giờ như thế hết cả. Linh không muốn nói nhiều lời nữa, cô cúp điện thoại. Linh cũng đã nghĩ ngay đến chuyện ly hôn. Cô không muốn “chết dần chết mòn” trong cuộc hôn nhân ấy nữa.
Cưới Hải, cô gặp phải toàn điều buồn tủi thì nhiều hạnh phúc thì ít. Dường như sau khi kết hôn, chẳng mấy khi Hải thể hiện được vai trò trong hòa giải mối quan hệ giữa vợ và mẹ mình. Thậm chí, anh còn khiến cho nó trở nên phức tạp hơn rất nhiều.
Vậy mới nói, trong hôn nhân vai trò của người chồng vô cùng quan trọng trong việc giải quyết các mâu thuẫn. Rất có thể chỉ vì sự quá đà của anh ta mà đặt dấu chấm hết cho mối quan hệ.
Khi còn trẻ, hãy suy nghĩ và chuẩn bị 'nếu mai này mình già đi'
Người già ở nước ta đang thật sự yếu thế, cô độc và lẻ loi trong nhịp sống ngày càng nhanh và vội hiện nay.
Đọc bài viết Cha mẹ lúc trẻ bớt "yêu" con, về già được tự do, hạnh phúc trên báo VietNamNet, tôi hoàn toàn đồng tình với ý kiến của tác giả và đặc biệt rất tâm đắc với lời nhắn gửi: "Hiếu thuận không phải là sống chung cùng nhau suốt đời, hay ở cạnh nhau về mặt địa lý. Hiếu thuận là khi đứa con luôn nghĩ đến niềm vui, sức khỏe của cha mẹ dù chúng có ở đâu đi chăng nữa".
Chữ hiếu trong đạo lý người Việt bao đời đã quàng lên vai con cái bổn phận chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ lúc về già. Đó là lẽ sống, niềm vui của biết bao thế hệ yêu thương, kính trọng và một lòng một dạ hiếu thảo với mẹ cha. Nhưng đó cũng là gánh nặng của không ít người xem việc nuôi dưỡng, chăm sóc người già là cực hình.
Đối với không ít người, cảnh cha mẹ nhớ nhớ quên quên chuyện ăn, ngủ, nghỉ cần được thông cảm lại hóa thành chuyện bực mình, bức xúc.
Công lao một đời hy sinh nuôi con nên vóc nên hình của cha mẹ bỗng hóa hư vô, còn lại đó là thực tại mỗi ngày phải đối diện với chuyện bực mình và nỗi bức xúc. Khi cha mẹ hóa thành "cái gai trong mắt" của con cái thì lời lẽ và hành động bạo hành xảy ra là lẽ tất nhiên.
Gương xấu về hành vi ngược đãi, bạo hành cha mẹ già yếu đầy ra đó. Vậy mà tấm lòng yêu thương và lặng thầm hy sinh của bậc sinh thành trao trọn cho con cái khó mà hao hụt. Bản thân tôi vẫn nguyện sống vì con, sống cho con và chưa bao giờ thấy chênh chao chuyện thương con ít lại một tí, cho con ít lại một tẹo để dành riêng cho mình lúc về già.
Và những người quanh tôi cũng thế, một lòng một dạ nuôi nấng, dạy dỗ con cái chẳng tiếc thứ gì. Đất đai nhà cửa chia đều cho con, tài sản tích cóp cũng dần dà dấm dúi cho con mỗi khi con cái làm ăn thất bại. Ngay cả tiền lương hưu cũng xén bớt gửi sang nuôi cháu. Rồi những ngày tháng tuổi già đáng lẽ an yên sau một thời thanh xuân vất vả nuôi con khôn lớn, dựng vợ gả chồng giờ lại quanh quẩn giữ cháu, chăm sóc cháu, đón đưa cháu tới trường...
"Vòng đời" của cha mẹ Việt chúng ta bao đời đã thế. Đổi lại những hy sinh lặng thầm ấy là nỗi chờ mong con cháu hiếu thuận, chăm sóc lúc cha mẹ về già.
Nhưng truyền thống gia đình hai, ba thế hệ của người Việt đang lung lay. Nhiều cặp vợ chồng trẻ cưới nhau xong lại rón rén đến quyết liệt đòi "ra riêng", bỏ mẹ cha già trong ngôi nhà trống huếch trống hoác. Chúng ta có thể giữ rịt con cháu trong ngôi nhà đó không? Tôi nghĩ là rất khó, nếu giữ được thì có lẽ cũng chẳng thể quản được ước vọng dắt díu nhau lập tổ ấm riêng lẻ luôn len lỏi trong suy nghĩ của bọn trẻ!
Thêm vào đó là những đổi thay trong nếp sống, nếp nghĩ của thế hệ trẻ giữa vô vàn biến động của cuộc sống hiện đại khiến hiếu đạo dần thay đổi. Nhiều người xem việc phụng dưỡng cha mẹ già chỉ đơn thuần là gửi ít tiền hàng tháng rồi bỏ mặc cha mẹ xoay sở với nỗi buồn hiu quạnh. Nhiều người thản nhiên mượn cớ nghèo, khổ, khốn khó để phân bua và so bì tị nạnh chuyện phụng dưỡng cha mẹ với anh em...
Người già ở nước ta đang thật sự yếu thế, cô độc và lẻ loi trong nhịp sống ngày càng nhanh và vội hiện nay. Chính vì vậy, kiến nghị của tác giả Văn Vĩnh rất đáng suy ngẫm: Cha mẹ lúc trẻ bớt yêu con, về già được tự do, hạnh phúc!
Nhưng để "đánh thức" bậc sinh thành thoát khỏi quan niệm hy sinh tất thảy cho con đã ăn sâu mọc rễ qua nhiều thế hệ, thiết nghĩ chúng ta cần phải có một chiến lược lâu dài nhằm đảm bảo an sinh cho người già. Đó là phải tăng cường các chế độ phúc lợi xã hội dành cho người cao tuổi, mở rộng và hoàn thiện hệ thống viện dưỡng lão, các dịch vụ chăm sóc người già...
Dù giàu hay nghèo, mỗi người cũng cần phải suy nghĩ nghiêm túc về cuộc sống lúc lẩn thẩn nhớ nhớ quên quên lúc về già của mình để mà chuẩn bị ngay từ lúc còn thanh xuân.
Bạn nghĩ gì về quan điểm này? Làm thế nào để về già được sống tự do, hạnh phúc, bớt phụ thuộc con cháu? Hãy gửi cho chúng tôi suy nghĩ của bạn bằng cách viết vào phần bình luận phía cuối bài hoặc gửi về địa chỉ mail: bandoisong@vietnamnet.vn. Những ý kiến hay sẽ được biên tập và đăng tải trên mục Đời sống của báo. Trân trọng cảm ơn.
Mong anh chững chạc, hiếu thuận Anh có biết, em luôn nghĩ về anh với sự tò mò, không biết bao giờ anh đến, tính tình như thế nào và có gương mặt ra sao? Và liệu anh có phải một người đàn ông chín chắn để đến bên cạnh em không? Có lẽ Sài Gòn đông đúc quá nên anh đang tắc đường đúng không. Anh yên tâm,...