“Về nhà đi em, để thấy tóc mẹ đã thêm nhiều sợi trắng”
Tối, em gọi điện, giọng hồ hởi vui tươi: “Chị ơi, tết này anh chị và các cháu có về nhà không? Tết này chắc em không về, được nghỉ dài ngày nhóm bọn em định đi phượt một chuyến vào Nam chị ạ”. Không nên thế em gái ơi, em đi chơi lúc nào cũng được, nhưng tết là để về nhà.
Tết đừng đi xa. Tết là để về nhà. Ảnh: H.T
Em còn nhớ không ngày hai chị em mình còn nhỏ. Ngày đó tết còn thiếu thốn nhưng đầy háo hức đợi mong. Giáp tết năm nào chị em mình cũng theo mẹ đi chợ, đòi mua thứ này thứ kia, rồi lẽo đẽo xách đồ. Ngày đó mẹ mình còn trẻ, tay xách giỏ, tay bế em vì em kêu đường xa chân mỏi.
Rồi chúng mình lớn khôn, đã biết lo toan thay mẹ việc cơm nước cửa nhà. Tết càng ngày càng sung túc, nhưng với chúng mình đã bớt háo hức si mê. Mỗi năm tết đến mẹ vẫn thường lén thở dài “sau này hai đứa bây lấy chồng mẹ đón tết với ai nhỉ?”.
Bố mất sớm, một mình mẹ vất vả nuôi chị em mình lớn khôn. Với mẹ, chúng mình là tương lai, là lẽ sống, là niềm vui và hi vọng. Đã có nhiều lúc nhìn mẹ lặng lẽ thắp nhang lên bàn thờ, chị chỉ ước giá như còn có bố thì tuyệt vời biết bao nhiêu. Thanh xuân của mẹ đã dành hết cho chị em mình, không một phút giây nào là riêng của mẹ.
Chị lấy chồng xa, tết đầu tiên ở nhà chồng, đêm giao thừa gọi điện về nhà, mẹ khóc con khóc. Mẹ nói “tết nhà người ta con cháu đông đủ sum vầy, nhìn đi nhìn lại thiếu con mẹ nhớ quá”. Lúc đó chị chỉ ước mình có ngay đôi cánh để bay về, chỉ đơn giản là được nhìn thấy mẹ thôi.
Video đang HOT
Chị biết đây là năm đầu tiên em đi làm, công việc và những mối quan hệ mới đã cuốn em đi. Nhưng mẹ ở nhà thì vẫn thế, đếm ngày đếm tháng đợi em về. Lâu lắm rồi em không về nhà đúng không? Có lẽ mẹ không kể em nghe mẹ đã vỗ béo đàn gà, đã chăm chút mấy luống rau xà lách, thứ rau mà em thích ăn. Mẹ chờ em về để cùng đi sắm tết, để trang trí cửa nhà. Chỉ khi em về, mùa xuân với mẹ mới thực sự đến.
Em có thấy không, có rất nhiều người vì một lý do nào đó mà tết vẫn phải tha phương. Có rất nhiều người muốn được về nhà mà không về được. Cũng có người chỉ ao ước mỗi khi tết đến còn mẹ cha để mà trở về cho bớt cô đơn nhưng cũng chỉ là giấc mơ không có thật.
Tết đâu đơn giản chỉ là kết thúc một năm để sang năm khác. Tết đâu chỉ là dịp được nghỉ dài ngày. Tết là để những đứa con đi xa được trở về trong vòng tay mẹ cha, vòng tay gia đình. Tết là để mỗi chúng ta biết rằng mình thật may mắn vì còn những ấm êm chờ đợi.
Có thể bây giờ em đang còn trẻ, có nhiều nơi em muốn đến, có nhiều chỗ để em đi. Nhưng em chưa đi bây giờ, sau này em đi cũng được. Em không về nhà bây giờ, có thể sau này em sẽ hối tiếc. Mai này khi em có chồng, có gia đình riêng như chị rồi sẽ biết, mỗi giây mỗi phút được về bên mẹ thật hiếm hoi và quý giá biết bao nhiêu. Sau này lỡ may mẹ không còn, em biết tìm đâu những phút giây yêu thương ấy.
Về đi em! Về để thấy tóc mẹ đã thêm nhiều sợi trắng. Về để thấy căn nhà mình vẫn ấm áp như xưa. Về để làm đứa trẻ trong vòng tay mẹ. Về để mẹ thôi nhớ bố, thôi nhớ chị xa xôi. Mồng hai tết anh chị cũng sẽ đưa cháu về chơi, gia đình mình sẽ lại sum vầy đầy đủ.
Tết đừng đi xa. Tết là để về nhà em nhé. Đừng để mẹ chờ, đừng để mẹ cô đơn. Bởi với mẹ, con cái chính là tết, là mùa xuân, là yêu thương ấm áp.
Theo dantri.com.vn
Mùng 5 mới đưa vợ quê chúc Tết ngoại, con rể "tỉnh người" vì màn chào đón không tưởng
Còn Đông, nhìn những gì nhà vợ đối xử với mình và những gì nhà mình đối đãi với vợ anh thấy lòng nặng trĩu.
Đúng là các cụ nói chẳng sai, những ngày lễ Tết thế này Xuân mới thấy thấm thía nỗi khổ của việc lấy chồng xa . Thực ra nhà ngoại cô cũng chỉ cách nhà chồng chưa đến 50 km nhưng năm nào cũng vậy cứ phải hóa vàng xong xuôi nhà nội Xuân mới được về quê chúc Tết bố mẹ. Mà đã gọi là hóa vàng thì đã hết Tết, cô thấy có về chúc Tết bố mẹ đẻ thế này cũng chả còn ý nghĩa gì nữa.
Năm nay cũng không khác gì mọi năm, Xuân vẫn phải tất bật với dọn dẹp, bếp núc. Nhà chồng cô có thêm ông bà nội sống cùng nên mọi thứ càng phức tạp hơn. Tết không phải là những ngày nghỉ ngơi nữa mà là chuỗi thời gian khiến Xuân kiệt sức nhất.
Sau khi hóa vàng xong, Xuân dọn dẹp cũng đã gần 2 giờ chiều. Cũng may mà Đông - chồng Xuân không ham hố nhậu nhẹt nên cô cũng được an ủi phần nào mấy dịp lễ Tết phải ăn uống nhiều thế này. Vợ chồng Xuân tranh thủ về ngoại không lại tối.
Ảnh minh họa
Vừa về đến cổng làng mà Xuân đã trực trào nước mắt. Mẹ cô tươi cười rạng rỡ ra tận đầu ngõ đón con gái. Bố Xuân chạy vội ra bế cháu, hỏi han con rể đi đường có mệt không. Đúng là về đến nhà mình - nơi thân thuộc, Xuân mới thấy không khí thật khác.
"Các con đi rửa mặt mũi chân tay rồi vào ăn cơm, mẹ hâm nóng thức ăn cả rồi", mẹ Xuân nói với Đông. Anh nhanh nhẹn ra bê mâm từ dưới bếp lên thì bị anh vợ ngăn lại: "Cô chú đi đường xa mệt rồi, cứ để anh chị làm cho". Mấy đứa trẻ lâu ngày mới được gặp nhau chạy ríu rít nô nghịch quanh sân.
Mọi người cùng nhau quây quần bên mâm cơm sum họp gia đình. Cho tới tận đến sát giờ đi ngủ, câu chuyện của những người đi xa mới về vẫn còn chưa dứt. Đột nhiên, Đông thấy lòng nặng trĩu, chính bản thân anh cũng cảm nhận được sự khác biệt giữa cái Tết ở hai nơi.
Có lẽ lạ nhà mà Đông khó ngủ. Cũng phải thôi, cả năm anh mới cho vợ con về thăm ngoại được vài lần ít ỏi. Đông nghĩ lại từng khoảnh khắc, từ khi mới bước chân vào làm rể nhà Xuân cho đến bây giờ, anh vẫn chưa phải làm gì to tát. Như hôm nay, ngay cả đến cái mâm cơm mọi người cũng không để cho Đông bê. Mà không riêng gì anh, Xuân cũng được "đối đãi" như vậy. Nhớ lại cái lúc chị dâu nhất quyết gạt tay Xuân ra rồi phăng phăng bê bát đi rửa, miệng vẫn còn liên hồi dặn các con: "Cẩn thận không ngã em" rồi nở nụ cười hiền hòa là Đông biết mọi người dành tình cảm thế nào cho gia đình anh.
Đông quay sang vuốt tóc vợ, cô vẫn ngủ say. Hình như lâu lắm rồi Đông mới thấy Xuân ngủ ngon mà nét mặt không chút ưu phiền như thế. Anh bắt đầu nhớ lại hình ảnh lúc nào cũng tất bật của cô ở nhà mình, nó khác nhau một trời, một vực. Ở nhà Đông thì gần như Xuân phải đảm nhận 1 loạt những trọng trách: làm vợ, làm mẹ, làm con dâu, thậm chí là làm ô sin, nhưng ở đây thì cô được làm một người con, người em đúng nghĩa. Còn Đông, nhìn những gì nhà vợ đối xử với mình và những gì nhà mình đối đãi với vợ anh thấy lòng nặng trĩu. Hình như suốt thời gian qua Đông cũng có chút vô tâm, không để ý đến tâm tư tình cảm của vợ.
Mới 7 giờ sáng, Xuân lại hớt hải sắp xếp đồ đạc để chuẩn bị về. Nhà đẻ chẳng xa xôi gì mà mỗi lần cô về cũng chỉ ở lại chút thời gian ngắn ngủi như thế đấy.
"Ở lại đi em, chiều tối mai nhà mình về cũng chưa muộn mà", Đông nắm lấy tay Xuân đang kéo khóa chiếc ba lô. Cô ngạc nhiên nhìn chồng, anh lại khẳng định với vợ lần nữa: "Anh gọi điện cho bố mẹ rồi, em đừng lo. Lâu lâu mới về chơi mà em".
Xuân quay đi, khóe mắt rưng rưng, đúng là cuộc đời người phụ nữ có khó khăn, vất vả mấy cũng chịu được, chỉ cần có được một người chồng hiểu và biết chia sẻ, thế là đủ rồi.
Theo giadinh.net.vn
Méo mặt vì ra mắt ngày Tết: Đi 300km, ăn 1 bát cơm, rửa 5 mâm cỗ Vẫn biết yêu xa là nhiều khó khăn, mệt mỏi, nhưng phải tới Tết này, sau khi ra mắt gia đình nhà bạn trai tôi mới thấm cái cảnh khổ cực là như thế nào. Kể từ hôm đó, tôi băn khoăn với quyết định của chính mình và tự hỏi không biết có nên tiếp tục tình yêu này hay không? Tôi...