‘Về nhà đi con’: Vũ bị Dương đạp vào chỗ hiểm, mặt nhăn như khỉ ăn gừng
Dương đạp cho anh bạn trai ‘đểu’ của chị gái ‘không trượt phát nào’, tình tiết phim ngày càng hấp dẫn không thể bỏ qua với bộ phim Về nhà đi con.
Trong tập 26 Về nhà đi con, Ánh Dương ( Bảo Hân) đã phát hiện ra danh tính của kẻ khiến chị gái Thư ( Bảo Thanh) mang bầu và rồi ‘vắt chanh bỏ vỏ’. Với phát ngôn gây shock của mình ‘Nó động vào ai chứ động vào chị thì nhầm người rồi, em sẽ không để nó yên’, khán giả dự đoán và chờ đợi Dương sẽ ‘dần’ Vũ ‘ra bã’.
Clip: Vũ bị Dương đạp vào chỗ hiểm, mặt nhăn như khỉ ăn gừng
Mới đây, đoạn clip dài gần 1 phút được chia sẻ rộng rãi trên mạng đã cho thấy Dương và gia đình đã kịp thời tìm ra Vũ. Trong clip, chưa kịp hỏi han gì, ngay lập tức Vũ đã bị Dương đạp trúng chỗ hiểm khiến anh chàng kêu la, mặt nhăn như khỉ ăn gừng.
Vũ thậm chí còn không kịp phản bác lại, Ánh Dương đã liên tiếp chửi mắng ‘Chỉ có chị tôi mới có thể bỏ qua cho cái loại sở khanh như anh, còn tôi thì không bao giờ. Bất cứ ai động vào gia đình tôi, đều phải ăn ***’.
Thư đã xuất hiện kịp thời, có vẻ giữa Vũ và Thư lại xảy ra tranh cãi và anh chàng vẫn tiếp tục buông lời nhục mạ Thư. Không may, cả ông Sơn (NSƯT Trung Anh) cũng đã xuất hiện. Trước những lời nhục mạ của Vũ đối với Thư, ông Sơn đã đứng ra lấy lại lẽ công bằng cho con gái, ông đề nghị để ông nói chuyện với Vũ.
Đối diện tên sở khanh, Thư vẫn cố gắng thuyết phục bố để tự cô giải quyết chuyện riêng, ông Sơn bất lực ‘Chuyện của con? Một mình con có thể tự mang bầu à?‘.
Ánh Dương lại một lần nữa chứng kiến cảnh bố đứng ra bảo vệ cho hai chị em, điều này càng khiến cơn giận của Dương dâng cao, cô đã lao vào đánh Vũ.
Khi nói chuyện riêng cùng Vũ, khả năng anh chàng này lại tiếp tục ‘gieo nghiệp’, Thư đã cau mặt túm cổ áo Vũ đe dọa ‘ Đừng bao giờ lôi bố tôi vào chuyện này, nghe rõ chưa?’.
Trong một diễn biến khác, chuyện đến tai bố mẹ Vũ, ông Luật ( NSND Hoàng Dũng) đã tuyên bố phải cưới Thư và cho đứa bé được sinh ra một cách đàng hoàng. Tuy nhiên, Vũ vẫn một mực khẳng định sẽ không cưới Thư.
Cùng đón xem các tập tiếp theo của Về nhà đi con phát sóng trên VTV1 lúc 21h từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần để xem anh chàng Vũ bị Dương xử lý ra sao, hai ông bạn thân là ông Sơn và ông Luật sẽ có hành động gì để giải quyết chuyện ‘con dại cái mang’ này?
Theo tiin.vn
Xót xa 'phận làm con gái' nhưng lại bị đặt 'kì vọng nam nhi' trên đầu
Không chỉ có Ánh Dương, Hương hay Đông Dương đều phải chịu những bất công, tủi hờn bởi số phận nghiệt ngã khi trót mang thân phận nữ nhi.
'Trọng nam khinh nữ' vốn là một vấn đề gây ám ảnh trong xã hội, gần đây được phản ánh mạnh mẽ trở lại khi màn ảnh Việt liên tục có những tác phẩm đề tài về gia đình đề cập đến. Ngoài Ánh Dương trong Về nhà đi con đang nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả, Đông Dương trong Vừa đi vừa khóc hay Hương của Gạo nếp gạo tẻ cũng là những nhân vật phải chịu đựng nhiều uất ức, khiến khán giả phải rơi nước mắt thương cảm.
Ánh Dương - Căm ghét việc mình được sinh ra là con gái
Dương (Bảo Hân) chính là cô gái 'thu hút' nhất trong phim Về nhà đi con, không chỉ bởi ngoại hình mà còn bởi tính cách thẳng thắn, mạnh mẽ như con trai. Và dường như, tính cách cùng ngoại hình này chính là kết quả của 19 năm mặc cảm sống với thân phận con gái.
Ánh Dương có tính cách như một người con trai thực thụ.
Bố Dương, ông Sơn (NSƯT Trung Anh) là một người đàn ông khá cổ hủ. Như những người bạn đồng niên khác, với ông, có con trai luôn là một niềm tự hào và là một nhiệm vụ bắt buộc để có thể rạng danh với dòng họ, hiên ngang khi đối mặt với anh em. Thế nhưng, vợ ông lại đẻ liền một lúc hai cô con gái là Huệ (Thu Quỳnh) và Thư (Bảo Thanh) khiến người đàn ông này ngày càng chán ghét gia đình.
Đến khi vợ mang thai đứa con thứ ba, ông vẫn dửng dưng, không quan tâm, suốt ngày nhậu nhẹt với bạn. Thế rồi ngày vượt cạn, vợ ông Sơn bị khó sinh, gặp nguy hiểm tính mạng mà chồng vẫn không hề hay biết vì còn bận... 'chén chú chén anh'. Cuối cùng, ông Sơn đã không thể nhìn mặt vợ lần cuối vì lỗi lầm tai hại của bản thân.
Với ông Sơn, Dương luôn tỏ ra bất hảo, ngang bướng.
Mất vợ, lại cộng thêm sự hiện diện của một đứa con gái nữa mà chẳng phải một 'thằng còn trai' khiến ông Sơn càng suy sụp, đâm ra ghét đứa con út. Về phía Ánh Dương, cũng vì cách đối xử lạnh lùng, cay nghiệt của bố, cô dần tự ti với bản thân, tự trách mình sao lại được sinh ra khiến người xem xót xa. Vậy là Dương học cách ăn vận, cư xử, suy nghĩ như một người con trai thực thụ, đôi lúc còn ngông cuồng, ngang bướng, gây cho gia đình nhiều hậu quả đau đầu.
Bị bố đối xử lạnh nhạt, Dương trở nên ngổ ngáo.
Tưởng hai cha con sẽ không bao giờ tìm được tiếng nói chung nhưng cuối cùng, cơ hội đã mỉn cười với họ khi mở ra một cánh cửa hi vọng, giúp cha con có thể hàn gắn mối quan hệ rạn nứt bấy lâu. Qua bao nhiêu chuyện, ông Sơn dần hiểu ra tâm tư, cách nghĩ của con gái. Ông cũng thay đổi cách nhìn nhận rất nhiều, nhận ra con nào cũng là con và cư xử với Dương bình đẳng như hai cô con gái khác là Huệ và Anh Thư.
Trailer Về nhà đi con
Tuy không thể thay đổi Dương thành một hình mẫu như mình mong muốn được, thế nhưng, ông Sơn đang dần học cách sửa lỗi để giúp Ánh Dương lấy lại được sự tự tin, cảm nhận được tình yêu thương, sự quan tâm như bao đứa con khác.
Hương - Đứa con gái bị mẹ căm ghét và chuyên phải 'đổ vỏ'
Cô chị cả Hương (Lê Phương) trong Gạo nếp gạo tẻ chính là người đàn bà số khổ đích thực. Cô phải chịu bao oan ức, ghẻ lạnh từ khi còn bé.
Ngày bà Mai (NSƯT Hồng Vân) mang thai Hương, mọi thứ vẫn rất êm đẹp. Bà nội mong đây sẽ là cháu đích tôn của dòng họ nên hết mực nuông chiều, yêu thương bà Mai. Thế nhưng, khi bà Mai hạ sinh một bé gái, thái độ của bà nội thay đổi hoàn toàn, trở nên lạnh nhạt và khinh miệt con dâu ra mặt. Quá sốc và buồn tủi trước sự 'lật mặt' của mẹ chồng, bà Mai đâm ra chán nản, đổ hết lỗi lầm sang cho Hương, dần căm ghét cô.
Quan hệ mẹ - con nhà này còn căng hơn cả mẹ chồng - nàng dâu nhà khác.
Những năm tháng thơ ấu, Hương luôn phải chịu cảnh bị đối xử bất công bởi mẹ lúc nào cũng yêu thương, chiều chuộng hai em hơn, còn đối với mình thì lạnh nhạt, thậm chí nhiều lần phạt oan. Khi đang học đại học, Hương đành ngậm ngùi 'lùi về sau', phải bỏ dở ước mơ để nhường cơ hội cho chú và em gái Hân. Dường như cô chưa bao giờ nhận được bất cứ sự đối xử công bằng nào từ mẹ.
Hương đã khóc khi nghĩ về thảm cảnh của bản thân rất nhiều lần.
Rồi tất cả mọi uất ức lên đến đỉnh điểm khi Hương lỡ 'ăn cơm trước kẻng' với Công. Việc này khiến bà Mai vốn đã ghét Hương nay lại càng ghét cay ghét đắng hơn. Bà cho rằng cô đã gây ra nỗi ô nhục lớn cho cả gia đình, cả dòng họ, hận đến nỗi không muốn nhìn thấy mặt Hương nữa.
Tất cả mọi tội lỗi... là do Hương?
Mặc cho Hương vẫn luôn tận tụy, cô gắng chăm lo, vun đắp cho gia đình, bà Mai cũng chưa bao giờ hài lòng về đứa con gái 'gạo tẻ' này. Cô là một trong những ví dụ điển hình nhất cho sự 'oan ức' của cô con gái phải chịu cảnh phân biệt đối xử từ chính bố mẹ ruột của mình.
Trailer Gạo nếp gạo tẻ
Đông Dương - Bắt buộc phải sống dưới thân phận con trai
Còn 'cực' hơn hai cô ở trên nhiều, Đông Dương (Minh Hằng) bị 'ăn hành' suốt hơn 20 năm cuộc đời vì sinh ra là con gái nhưng phải đội lốt con trai để sống.
Bố mẹ của Đông Dương đã khiến bà nội thất vọng khi đẻ liền sáu đứa con gái. Đến khi người mẹ mang thai lần thứ bảy, mọi hi vọng đều được đặt vào Đông Dương với mong muốn đây sẽ là đứa con trai 'vàng', người nối dõi tông đường cho dòng họ.
Dù không muốn nhưng Dương vẫn phải đóng giả con trai.
Thế nhưng có ai ngờ được mẹ lại sinh Dương ra tiếp tục là một công chúa. Vì sợ bà nội có thể gặp chuyện vì quá sốc, Đông Dương đã bị 'gò ép' để qua mắt bà nội, khẳng định với xóm giềng đây là một bé trai. Dựng chuyện không hợp vía, mọi người không ai được nhìn thấy thân thể nên Đông Dương 'trót lọt' nam hóa suốt bao nhiêu năm.
Làm trai khổ lắm mọi người à!
Khi chị đi lấy chồng, bố mẹ qua đời, Đông Dương về sống với bà nội và luôn phải chịu đựng ánh mắt soi xét của bà. Nghi cháu là người đồng tính, bà nội bắt Dương đi tập gym, tập thể dục, làm tất cả những công việc nặng nhọc nhất của đàn ông để rèn luyện cho cháu 'chuẩn men'. Không những thế, bà nội còn bắt Dương phải lấy vợ ngay lập tức, nếu không sẽ từ cháu.
Chính vì phải sống dưới thân phận con trai, Đông Dương đã phải chịu rất nhiều điều bất tiện, thậm chí cả nguy hiểm. Cô luôn phải tránh Thêu (Nhã Phương) như tránh tà vì cô hàng xóm đã đổ đứ đừ, nhất định muốn theo Dương về một nhà. Điều này khiến Lố (La Quốc Hùng), người crush Thêu từ lâu, ghen nổ đom đóm mắt, quyết 'xử' đẹp Dương để có thể độc chiếm người trong mộng.
Thế nhưng đến cuối, hạnh phúc vẫn mỉn cười với Đông Dương.
Đến khi tìm được tình yêu đích thực, Dương vẫn phải trải qua rất nhiều chuyện rắc rối khiến cô điên đầu. Cũng may cuối cùng, một happy ending đã xuất hiện với cuộc đời của cô gái số khổ Đông Dương.
Trên đây chỉ là ba ví dụ đại diện cho rất nhiều cô gái phải chịu cảnh đối xử bất công ở ngoài đời thật. Với sự miêu tả, thể hiện rất gần thực tế, các nhân vật như Ánh Dương, Đông Dương, Hương đã nhận được sự yêu thích và đồng cảm cực lớn từ khán giả. Nhưng đến cuối cùng, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, dù là con trai hay con gái, chỉ cần nỗ lực và sống thật tốt, ai cũng sẽ được đền đáp xứng đáng.
Theo tiin.vn
'Về nhà đi con': Khi ngôi nhà không phải là nơi sóng gió sẽ ngừng sau cánh cửa nhưng ở đó luôn chan chứa hai tiếng 'yêu thương' Trở thành dự án truyền hình thuộc thể loại tâm lý gia đình, Về nhà đi con là bộ phim nhận được nhiều tình cảm từ phía khán giả trong thời gian gần đây nhờ nội dung sâu sắc và đề cao tình phụ tử thiêng liêng. Là một trong những đề tài không mấy xa lạ đối với nền điện ảnh nước...