Về nhà chồng thì đừng rửa bát!
Về nhà chồng thì đừng có mà rửa bát. Một khi đã rửa từ đầu, lỡ hôm nào mệt mỏi hoặc bận bịu không rửa được thì sẽ bị kêu ca trách móc.
Các bà chị vẫn rỉ tai tôi thế. Cái này cũng không quá lạ. Bên mình gọi là “Dạy chồng từ thuở bơ vơ mới về”. Tây thì nâng lên thành triết lý viên kẹo “Nếu bạn cứ cho ai khác một thứ gì mãi, nhiều khi họ sẽ không nghĩ ấy là món quà, họ nghĩ đó là bổn phận, là trách nhiệm. Và khi bạn không cho thứ mà họ muốn nữa, họ sẽ lập tức trở mặt với bạn”. Nhưng đây là lần đầu tôi nghe các “triết lý” này ở dạng gần gũi như thế.
Trong gia đình tôi, bố tôi cũng chưa bao giờ rửa bát. Chị dâu mà bắt anh trai rửa bát tôi cũng thấy khó nhìn. Sau này chuyển vào nam sống, tôi rất bất ngờ vì chuyện đàn ông rửa bát là chuyện rất bình thường. Tuy thế, tôi cũng chưa bao giờ để anh người yêu phải mó tay vào bát đũa. Thấy cứ tội tội làm sao. Giờ ngồi nghe các bà chị chỉ giáo trước khi lên xe hoa, tôi cũng đâm lung lay. Có thể đây là điều đã ngấm vào người những phụ nữ Việt Nam khiến chúng ta coi việc nội trợ này là bổn phận. Nhưng thời thế đã nhiều thay đổi, khi mà phụ nữ cũng đi làm thì việc đàn ông rửa bát có gì phải lạ?
Chuyện này vốn không lạ. Cách đây vài năm, tôi nhớ chị Trang Hạ và anh Lê Hoàng đã có những tranh cãi sôi nổi về vấn đề “đàn ông rửa bát”. Trong khi nữ nhà văn tỏ ra khá “nữ quyền” thì nam đạo diễn lại chọn lối tự trào quen thuộc. Bàn qua tán lại nhiều lời nhưng vẫn chưa ngã ngũ, không ai phục ai.
Tôi thấy rất nhiều người đòi hỏi bình đẳng giới nhưng lại hiểu không đúng về khái niệm này. Bình đẳng không có nghĩa là cào bằng: tôi rửa bát thì anh cũng phải rửa bát; ngược lại, tôi kê giường thì cô đi mà kê tủ. Làm sao có thể như vậy, khi mà thể chất và tinh thần của đàn bà và đàn ông là không giống nhau? Theo tôi, cái gọi là bình đẳng giới, thực chất là bình đẳng hạnh phúc. Tức là đôi bên san sẻ với nhau để cả hai đều đạt được độ thỏa mãn tương đương.
Vậy quay lại vấn đề chính: về nhà chồng có nên rửa bát không? Tôi chọn không. Anh chồng tôi sẽ là người rửa bát.
Video đang HOT
Chuyện này vốn không lạ. Cách đây vài năm, tôi nhớ chị Trang Hạ và anh Lê Hoàng đã có những tranh cãi sôi nổi về vấn đề “đàn ông rửa bát” (Ảnh minh họa)
Hãy nhìn sang “nhà người ta”, tỷ phú Bill Gates hay cựu tổng thống Mỹ Bush đều rửa bát cho vợ mỗi tối. Tôi nghĩ cả hai người đàn ông này đều có thể thuê giúp việc, thậm chí thuê riêng một người chuyên làm nhiệm vụ rửa bát. Nhưng không, họ chọn cách tự tay rửa bát. Và rất tự hào về điều đó. Họ tự hào không phải vì họ đã giúp được vợ mình. Như tôi đã nói, họ có thể bỏ tiền thuê người giúp việc. Họ tự hào vì đó là một thói quen tốt.
Hãy nhìn sang “nhà người ta”, tỷ phú Bill Gates hay cựu tổng thống Mỹ Bush đều rửa bát cho vợ mỗi tối. (Ảnh minh họa)
Tôi nói với anh chồng rằng anh có thể chọn rửa bát hoặc lau nhà, dọn phòng hay một việc gì như thế. Vấn đề ở chỗ, đấy không phải là việc nhà hay bổn phận, trách nhiệm gì; mà đó là một kênh để chúng ta giao tiếp, hiểu nhau hơn và là một thói quen tốt cho đàn ông. Một người đàn ông, chỉ cần tạo lập thói quen làm một việc nhỏ bé gì đấy, chắc chắn sẽ là một người chi tiết, tinh tế, không ngại khó, không sĩ diện hão, tránh vĩ cuồng.
Sợ anh phải đau đầu chọn xem nên làm việc nào nên em giúp anh chọn luôn. Đó là anh sẽ rửa bát. Em sẽ mua găng tay rửa bát nếu anh cần. Còn không thì, bàn tay đàn ông mà thô ráp thì luôn rất quyến rũ, thưa anh!
Theo MASK Online
Tôi hạnh phúc khi có con trai biết chia sẻ việc nhà với vợ
Con trai tôi rất thành đạt vẫn rửa bát, nấu cơm, lau nhà. Tôi cảm thấy hạnh phúc vì các con biết san sẻ công việc với nhau...
Tôi gần 60 tuổi, giáo viên đã nghĩ hưu, chồng tôi cũng làm trong ngành giáo dục. Từ khi cưới nhau, vợ chồng tôi đều san sẻ với nhau mọi việc, từ kiếm tiền đến việc nhà cửa, con cái. Nên cuộc sống gia đình rất bình đẳng, hạnh phúc. Cả hai đã gần 60 tuổi, nhưng vẫn rất yêu thương và tôn trọng nhau, vẫn gọi nhau bằng anh- em, dù đã có cháu nội.
Chúng tôi có hai đứa con trai, đều đã có gia đình riêng và con cái cả. Không giống như nhiều ông bố, bà mẹ khác luôn nghĩ con trai mình sau này phải làm những việc to lớn, làm ông nọ ông kia chứ việc nhà là của người phụ nữ .
Vợ chồng tôi quan niệm, để làm được việc lớn, trước tiên con phải làm được việc nhỏ, bé thì lau dọn nhà, rửa ấm chén, lớn lên một chút thì rửa bát, nấu cơm, thậm chí cọ rửa bồn cầu, việc gì các con tôi cũng có thể làm được. Trong gia đình tôi, không phận biệt đàn ông, đàn bà, ăn xong tôi có thể ngồi chơi khi chồng bưng mâm cơm đi rửa bát, điều đó vẫn rất bình thường. Cả tôi và chồng vẫn rất vui vẻ, tôn trọng nhau.
Khi các con tôi đến tuổi trưởng thành, chúng tôi cũng luôn dạy con ngoài việc kiếm tiền cũng cần biết chia sẻ việc nhà với vợ con. Vì thế hai đứa con trai của tôi bây giờ dù rất thành đạt, nhưng vẫn rửa bát, nấu cơm, lau nhà, trông con cho vợ. Tôi thấy điều đó là hết sức bình thường, đàn ông cũng như đàn bà, chẳng phân biệt việc nào của vợ, việc nào của chồng, cùng nhau vun vén thì hạnh phúc mới bền lâu.
Cuối tuần, cả đại gia đình tôi hay tập trung ăn uống, tôi và hai con dâu có trách nhiệm đi chợ, nấu nướng, còn ăn xong thì chồng và hai con trai của tôi lại dọn dẹp bát đũa, nên đại gia đình lúc nào cũng hòa thuận, vui vẻ, không có chuyện mẹ chồng nàng dâu chuyện này chuyện kia.
Chính con dâu còn nói với tôi rằng: Mẹ đẻ con mỗi lần thấy chồng con rửa bát, nấu cơm là khó chịu, vậy mà mẹ lại khuyến khích chồng con làm việc đó. Con cảm thấy mình may mắn khi được làm con dâu của mẹ.
Nhìn các con chia sẻ công việc với nhau, cùng nhau phấn đấu, người làm mẹ như tôi luôn cảm thấy hạnh phúc và an lòng. Tôi tin với trách nhiệm và sự cố gắng của con trai mình, gia đình nhỏ của cháu sẽ tràn ngập tiếng cười.
Theo Đất Việt
Những thói quen cực xấu của đàn ông sau khi kết hôn Học cách tin tưởng lẫn nhau chính là cơ sở cho một hôn nhân bền vững. Vậy nên hai vợ chồng hãy cùng thảo luận và thống nhất với nhau quan điểm hợp lý nhất. Có những thói quen và hành động xấu của các ông chồng dễ khiến cho hôn nhân trở thành sự bó buộc đối với người phụ nữ. Đàn...