Về nhà bạn trai chứng kiến cảnh ăn cơm nhà anh, tôi cưới vội nhưng sau 1 năm thì vỡ mộng
Anh luôn bảo tôi học hỏi chị dâu, nhưng tôi làm sao so sánh với chị ấy được.
Minh và tôi quen nhau qua lời giới thiệu của một người bạn. Tôi khá ấn tượng với chàng trai có chiều cao hơn m8, hay cười và rất ga lăng. Tìm hiểu dần chúng tôi yêu nhau lúc nào không hay, cứ thế chúng tôi quyết định kết hôn sau 3 năm hẹn hò. Nhà tôi cách nhà Minh hơn 40km, khoảng cách không quá xa nhưng cũng chẳng gần. Anh cầu hôn tôi lâu rồi nhưng giờ tôi mới gật đầu đồng ý nhưng trong lòng vẫn lấn cấn nhiều nỗi lo.
Ngày về nhà anh ra mắt, tôi hơi bất ngờ khi bố mẹ Minh không ở với anh cả mà lại ở với trai út là Minh. Nhà anh cả ngay bên, anh chị rất vui vẻ xởi lởi, dễ gần. Họ được 2 cháu trai một đứa lên 6 một đứa lên 3. Chị dâu bận rộn đi làm với tới giờ cơm mới về, cơm nước một mình bác gái lo hết, 2 đứa cháu bà cũng chăm cho mẹ chẳng phải vướng bận lo toan gì.
Ngồi ăn bữa cơm gia đình, chứng kiến chị dâu và mẹ chồng cười nói vui vẻ, thân thiết tôi khá ngưỡng mộ. Bác gái thương con dâu chẳng bắt làm gì, mâm bát bác dọn hết, hai đứa nhỏ bà cũng tắm rửa, cho ăn thậm chí chúng nó đều ngủ với bà. Vợ chồng anh chị như vợ chồng son vậy. Bác cứ thương chị dâu gầy mà bảo chị ăn nhiều, gắp đồ ăn ngon cho chị. Tôi hiếm thấy mẹ chồng nào tâm lý với con dâu như vậy.
Trên đường về, tôi hỏi Minh từ trước đến giờ mẹ anh đều tốt với chị dâu như thế à, anh gật đầu và bảo: “Sau này mẹ còn thương em hơn chị”. Nghĩ mãi về mâm cơm nhà Minh, tôi tự nhiên muốn làm dâu nhà anh, ham có người mẹ chồng tốt, yêu chiều con dâu như thế. Vậy là tôi gật đầu cưới vội.
Thời gian đầu về làm dâu, mẹ chồng cũng tốt, giúp đỡ nhau nhiều nhưng khoảng chừng 1 năm sau mọi thứ thay đổi. Tôi sinh em bé, nhưng không được mẹ chồng quan tâm, hỗ trợ gì nhiều. Bà hời hợt và mặc kệ tôi tự xoay sở. Nguyên nhân có lẽ là do tôi cầm tiền của chồng tôi, nắm giữ kinh tế và chồng nghe tôi nhiều hơn nghe mẹ.
Trước đây chưa kết hôn chồng tôi làm được bao nhiêu tiền mẹ giữ hết, anh làm lương cao nên việc tôi cầm tiền mẹ không hài lòng. Chưa kể sống chung nhà va chạm nhiều nên mẹ không ưa lại càng không ưa. Có con mọn, mệt mỏi, bận rộn, mẹ chồng lại hắt hủi, không nhẹ nhàng khiến tôi như rơi vào trầm cảm, mệt mỏi. Nhiều khi than với chồng thì anh làm về mệt lại cáu gắt, cho rằng tôi có ác cảm với mẹ chứ nhìn chị dâu với mẹ đâu có gì, thân hơn cả ruột thịt.
Về đây làm dâu rồi tôi mới biết vì sao mẹ quý chị dâu, vì chị không ở chung nhà, là người kiếm tiền chính của gia đình, hay biếu mẹ tiền nên mẹ mới thương chị như vậy. Lắm khi mẹ nói nhiều, chỉ trích tôi chỉ im lặng ôm con mà khóc nghĩ mình dại khờ, quyết định vội để khổ như bây giờ. Chồng đứng giữa mẹ và vợ có cái khó nhưng tôi vẫn muốn anh bảo vệ con tôi, tôi sợ một ngày nào đó anh nghe mẹ rời bỏ hay đối xử không tốt với tôi.
Sợ điều đó xảy ra, tôi tâm sự bàn với chồng dọn ra ngoài ở riêng cho thoải mái, rời khỏi nơi đây tránh va chạm nhưng anh không đồng ý. Anh luôn bảo tôi học hỏi chị dâu, nhưng tôi làm sao so sánh với chị ấy được chứ.
(thanh119…@gmail.com)
Video đang HOT
Cuộc điện thoại vay tiền sau 2 năm và nỗi vỡ mộng của người vợ
Đừng bao giờ nghĩ rằng yêu rồi thì cưới. Vận hành cuộc sống sau đám cưới thế nào cũng là một chuyện phải lưu tâm và nó chẳng hề dễ dàng.
Có một số điều trong cuộc sống này, chỉ dựa vào trí tưởng tượng là không đủ. Bạn phải đặt mình vào hoàn cảnh, trải nghiệm đó thì mới hiểu được sự khác biệt.
Sau kết hôn, có những sự việc xảy đến mà trước khi cưới bạn chẳng bao giờ cho là nó quan trọng. Một chuyện nhỏ xíu nhưng đôi lúc lại là chìa khóa hạnh phúc.
01
Hà Phương là một người bạn thân của tôi nhiều năm. Sau 2 năm không gặp, một ngày nọ, cô ấy gọi điện hỏi vay tôi một khoản tiền để chuẩn bị đặt cọc mua nhà trả góp.
Sau khi hỏi han chuyện cuộc sống, tôi tò mò hỏi lại: "Chị nhớ hồi xưa em lấy chồng từng tuyên bố có nhà hay không không quan trọng. Vợ chồng yêu nhau thật lòng thì thuê nhà vẫn vui. Mua nhà chỉ khiến bản thân áp lực tiền bạc thôi mà".
Hà Phương trả lời: "Khi đó em quá ngây thơ. Cứ nghĩ hai đứa yêu nhau rồi kết hôn, cuộc sống bình lặng trôi. Em lương 5 triệu, anh lương 5 triệu. Đợi khi kinh tế bình ổn thì sinh con. Bây giờ con gái em đã hơn 6 tháng tuổi rồi đấy. Hiện tại, em đang bắt đầu vỡ mộng về hôn nhân".
Câu trả lời của cô khiến tôi ngỡ ngàng bởi trước đó, quan điểm sống và yêu của Phương rất khác. Hai đứa ở chung kí túc xá sinh viên, từng rất thân thiết. Sau khi cô ấy kết hôn thì ít qua lại ít gặp mặt nhưng vẫn chuyện trò.
Ngày đó Phương từng mô tả về cuộc hôn nhân mình tưởng tượng. Cô ấy không có khái niệm về ngôi nhà, con cái mà muốn sống một cuộc đời như thơ ca.
Trong tưởng tượng của Phương, hôn nhân sẽ là khung cảnh cô ấy làm thêm về nhà muộn, chồng sẽ đợi ở cửa công ty đón vợ về. Dù trời mưa gió hay một ngày thời tiết đẹp, bất kể lúc nào cô xuống tầng dưới công ty thì anh đã chờ.
Nửa đêm cô đói bụng, chồng sẽ dậy nấu mì. Cả hai tận hưởng những tháng ngày thanh bình bên nhau. Đối với Phương lúc đó, đây chính là cái nhìn đẹp nhất về hiện thực của tình yêu và hôn nhân.
02
Trước khi kết hôn, hai vợ chồng Phương yêu nhau được hơn 1 năm. Thu nhập của họ không quá tệ nhưng chẳng có tiền tiết kiệm.
Vừa nhận lương xong, họ sẽ nghĩ đến chuyện đi đâu chơi, đi dã ngoại tại địa điểm nào và đi đến đâu cho bữa tối thịnh soạn.
Đối với cả hai, tạo ra được sự vui vẻ chính là tình yêu lớn nhất dành cho nhau.
Nhưng kết hôn rồi mọi ảo tưởng của cô tan vỡ. Cô nhận ra cuộc sống không thể nào đơn giản như tưởng tượng nổi.
Hai vợ chồng chưa muốn sinh con thì bị bên nội bên ngoại thúc giục suốt ngày. Họ chưa muốn mua nhà song chuyện làm khai sinh, hộ khẩu cho con, tương lai con học hành... Chẳng lẽ họ để một đứa trẻ sống trong căn nhà trọ nhếch nhác được hay sao.
Hà Phương càng nói càng oán giận, cho rằng cuộc đời mình trở nên bế tắc nhiều sau khi kết hôn. Khi đó cả hai nói cưới là cưới, không có một đồng tiết kiệm, chẳng bàn tính tương lai.
Lúc này tôi mới nhẹ nhàng: "Từ đầu em nói rằng chỉ cần chồng yêu em là đủ, chẳng còn gì quan trọng hơn nữa hay sao. Tiền bạc với em là phù du, chỉ cần sống vui, nhẹ nhõm với nhau cơ mà".
Cô gái trẻ cười ha hả trả lời: "Hồi đó em trẻ con quá, suy nghĩ chưa thấu đáo. Tuổi trẻ đúng là chưa trải sự đời".
Bây giờ Phương thật sự hối hận vì suy nghĩ ngày xưa. Cuộc sống "xõa" hết, chẳng có tiền tiết kiệm, chẳng phấn đấu vì nghĩa rằng an nhàn, vui vẻ là tất cả đã khiến cô khốn đốn.
Hơn nữa, cả hai cũng không lên kế hoạch rõ ràng trước hôn nhân để đến bây giờ suốt ngày xích mích, trách móc lẫn nhau.
03
Hôn nhân và tình yêu thực sự là hai chuyện khác nhau. Một cuộc hôn nhân hạnh phúc đương nhiên phải dựa trên nền tảng của tình yêu và tình thương. Tuy nhiên, nếu chỉ yêu nhau thôi thì chưa đủ. Tình yêu là chuyện của hai người nhưng hôn nhân là việc liên quan đến hai bên gia đình. Yêu là lãng mạn còn hôn nhân là thực tế của củi dầu mắm muối, của các mối quan hệ nội ngoại đan xen.
Có rất nhiều vấn đề mà khi yêu các bạn tưởng là thế song khi về chung một nhà, nó lại rẽ sang một hướng khác phức tạp hơn, thực tế hơn.
Một số điều chỉ phụ nữ sau khi kết hôn mới lường được, mới trải nghiệm và cảm thấy khi còn yêu mình quá ngây thơ. Sự chênh lệch của cuộc sống trước và sau hôn nhân khiến không ít người vỡ mộng. Trong đó, vấn đề liên quan đến kinh tế luôn chiếm một vị trí lớn lao.
Tiền bạc là điều vô cùng nhạy cảm trong một mối quan hệ. Khi chọn người yêu, các cô gái muốn tình cảm trong sáng, coi tiêu chuẩn chọn người có nhà, có xe là quá vật chất, sợ bản thân bị đánh giá không hay.
Trên thực tế, chuyện tiền bạc ảnh hưởng rất lớn đến đời sống hôn nhân. Sau khi cưới, họ đối mặt với chuyện mang thai, nghỉ sinh, nuôi con, chăm con khi bé ốm. Tất cả những thứ đó đều cần đến tiền bạc. Nếu các bạn túng thiếu, không có nhà, không có tiền tiết kiệm thì sẽ dễ dàng khiến hai người lục đục.
Trước khi kết hôn, phụ nữ luôn có cảm giác tìm một người đàn ông tâm giao, tri kỷ, hiểu rõ được nỗi lòng mình. Nhưng trên thực tế, ngoài những điều đó anh ấy còn phải có khả năng lo toan về kinh tế, biết hoạch định tương lai.
Đừng bao giờ nghĩ rằng yêu rồi thì cưới. Vận hành cuộc sống sau đám cưới thế nào cũng là một chuyện phải lưu tâm và nó chẳng hề dễ dàng. Bởi vậy, bất cứ cặp đôi khi yêu và tính đến chuyện trăm năm cần nói chuyện rõ ràng về vấn đề kinh tế, về kế hoạch tương lai.
Đừng bao giờ "tay không bắt giặc", bước lên xe hoa mà không rõ những ngày tháng tiếp theo phải đối diện với hiện thực cuộc sống thế nào!
Mâu thuẫn với mẹ chồng từ suy tính sai lầm của nàng dâu Những câu chuyện về mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu vô hình chung luôn đẩy phe "gây chuyện" lên đầu mẹ chồng nhưng đôi khi sự thật lại khác. 01 Liên cưới Hùng sau 4 năm yêu đương. Bản thân Liên và Hùng đều là những người giỏi giang, tự tin trong cuộc sống. Họ cũng kiếm được không ít tiền nên...