Vẻ ngoài và học vấn của những “nhà leo núi” Olympia sau nhiều năm
Đường Lên Đỉnh Olympia mỗi năm chỉ có 1 thí sinh duy nhất giành ngôi vô địch và thường đó cũng là người được khán giả nhớ nhất trong cuộc thi năm đó.
Tuy nhiên cũng có những thí sinh dù không may mắn tiến sâu vào vòng trong nhưng cũng là đại diện ưu tú và gây ấn tượng bởi điều đặc biệt.
Với ai đã theo dõi Đường Lên Đỉnh Olympia lâu năm, hẳn sẽ còn nhớ đến một cô gái từng xuất hiện trên chương trình vào 5 năm về trước với cái tên cực lạ Lê Thị Mỹ Hành. Chỉ cao 1m34 và sở hữu làn da ngăm, Mỹ Hành vẫn khiến nhiều người nhớ đến bởi nụ cười bẽn lẽn, duyên dáng, dung dị, chân thành.
Lý Thị Mỹ Hành xuất hiện trên Đường Lên Đỉnh Olympia 5 năm trước. (Ảnh: Chụp màn hình)
Thời điểm tham gia thi đấu, Mỹ Hành đang là học sinh của trường THCS và THPT Dân tộc nội trú Vĩnh Châu, Sóc Trăng. Trong phần giao lưu với MC của chương trình, Mỹ Hành đã tiết lộ đôi chút về cái tên đặc biệt của mình.
Theo đó, cô bạn cho biết khi sinh ra có một bác sĩ tên Hành ở bên nên bố mẹ đã lấy luôn tên này đặt cho con. Ngoài ra còn một lý do khác nữa đó là cha mẹ của nữ sinh đều là những nông dân trồng hành.
Ghi trong bản đăng kí dự thi, Mỹ Hành tự nhận là người vui vẻ, hòa đồng nhưng lại kém may mắn. Nữ sinh tâm sự, tất cả những cuộc thi học sinh giỏi cô tham gia đều bị trượt, đi xe buýt hôm nào cũng phải đợi 15-30 phút mới có chuyến.
Dù không giành được vòng nguyệt quế nhưng Mỹ Hành vẫn khiến nhiều khán giả ghi nhớ. (Ảnh: Chụp màn hình)
Dẫu vậy, bằng sự cố gắng không ngừng, Mỹ Hành đã vượt qua tất cả để chạm tay đến ước mơ của mình. Bẵng đi 5 năm, nữ sinh bé nhỏ đã trở thành sinh viên ngành Dược, Đại học Y dược TP.HCM.
Mỹ Hành từng chia sẻ trên trang cá nhân rằng trong kì thi năm 2018, Mỹ Hành trượt nguyện vọng vào Đại học Y dược TP.HCM khiến cô bạn vô cùng thất vọng. Song nhờ có sự ủng hộ của gia đình, nữ sinh quyết tâm ôn lại một năm và thành công đỗ vào trường sau đó.
Ngoại hình xinh xắn, thay đổi khá nhiều so với trước đây của Mỹ Hành. (Ảnh: Chụp màn hình)
Cô bạn hiện đã là sinh viên đại học. (Ảnh: Chụp màn hình)
Video đang HOT
Hiện tại, Mỹ Hành đang có cuộc sống sinh viên sôi động và thú vị tại TP.HCM. Với cô bạn, trường đại học là môi trường tốt để phát triển, thầy cô nhiệt tình, bạn bè tốt bụng.
Nữ sinh ngày càng hài lòng và có niềm đam mê với ngành học mình đã chọn. Mục tiêu gần nhất của cô là học tập tốt tại khoa Dược, cố gắng rèn luyện, phụ giúp các anh chị khóa trên làm nghiên cứu khoa học để học hỏi được chuyên môn và kĩ năng cần thiết.
Cô bạn trong tương lai có thể sẽ trở thành một dược sĩ. (Ảnh: Chụp màn hình)
Về cuộc sống cá nhân, Mỹ Hành cũng tích cực hoạt động trên mạng xã hội và thường xuyên cập nhật hình ảnh đời thường của mình. Nhiều người bày tỏ sự khâm phục trước nỗ lực của cô gái bé nhỏ và gửi đến Mỹ Hành những lời chúc tốt đẹp nhất.
Nhắc đến nữ sinh thay đổi ngoạn mục sau khi tham gia Đường Lên Đỉnh Olympia còn phải kể đến cô bạn Anh Thư, cựu học sinh trường THPT Nhân Chính, Hà Nội. Cách đây 6 năm, Anh Thư xuất hiện trong chương trình với ngoại hình đúng chuẩn “mọt sách” nhưng giờ đây đã hoàn toàn khác biệt.
Anh Thư tham gia vào Đường Lên Đỉnh Olympia năm 2015. (Ảnh: Chụp màn hình)
Chỉ bằng việc điều chỉnh cách ăn mặc và chăm chút cho bản thân hơn, Anh Thư trở nên vô cùng xinh đẹp, trưởng thành chứ không còn “ngố tàu” với cặp kính dày cộp và kiểu đầu mái bằng nữa.
Rời khỏi cuộc thi, Anh Thư cũng đã thi đỗ vào ngàng Công nghệ thông tin của Đại học Hà Nội. Hiện tại, cô làm nhân viên phát triển kinh doanh của một tập đoàn, quản lý một cửa hàng nhỏ, tham gia thị trường đầu tư tài chính và duy trì một vài lớp dạy IELTS cho các doanh nghiệp.
Ngoại hình thay đổi khó nhận ra của Anh Thư so với hồi xuất hiện trong chương trình. (Ảnh: FBNV)
Cô bạn có gu thời trang sành điệu và gương mặt khả ái. (Ảnh: FBNV)
Bước ra từ một cuộc thi lớn là trải nghiệm khó quên với cả Mỹ Hành và Anh Thư. Hi vọng những cô gái sẽ đạt được ước mơ mong muốn và cuộc sống thành công hơn.
Nam sinh thất bại trong Đường Lên Đỉnh Olympia 12 năm trước: Trở thành Trưởng phòng cấp cao, tạo ra ứng dụng "quốc dân" gọi tên ai cũng biết!
Sau 12 năm, nam sinh từng bị coi là thất bại trong chương trình Olympia, đã có màn lột xác ngoạn mục.
Cách đây 21 năm, chương trình Đường Lên Đỉnh Olympia phát sóng những số đầu tiên. Nơi đây quy tụ những học sinh giỏi nhất các trường cấp 3. Vậy nên dù có giành được vòng nguyệt quế năm hay không, nhiều người vẫn tin rằng các thí sinh Olympia sẽ có cuộc sống thành công sau này.
Xuất hiện trong chương trình Đường Lên Đỉnh Olympia những mùa đầu tiên, nam sinh Võ Duy Khánh (THPT Cờ Đỏ, Nghệ An) chỉ dừng ở vị trí thứ Ba tuần khiêm tốn.
Nhưng năm ngoái, anh chàng lại gây bão khi được biết đến là "cha đẻ" của ứng dựng Bluezone huyền thoại. Những cuộc tìm kiếm F0, F1, F2 cũng trở nên dễ dàng hơn nhờ ứng dụng "quốc dân" này.
Võ Duy Khánh - Nam sinh thi Olympia 12 năm trước
Từ ám ảnh dừng chân ở Olympia đến Trưởng phòng cấp cao An ninh mạng
Duy Khánh chỉ dừng chân ở vị trí thứ 3 Tuần. Dù khá thất vọng về thành tích này nhưng anh chàng quan niệm: "Thất bại là mẹ thành công".
Sau cuộc thi, Duy Khánh được xếp học sinh Xuất sắc đồng thời đoạt 3 giải Khuyến khích học sinh giỏi tỉnh môn Toán, Hóa, Tin - học sinh đầu tiên của trường đi thi 3 môn và đậu cả 3.
Trong kỳ thi đại học, Khánh đỗ cả 2 trường top lúc đó là ĐH Bách khoa Hà Nội và ĐH Y Hà Nội. Anh chàng theo học Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông, và được nhận thực tập ở Tập đoàn Công nghệ Bkav khi là sinh viên năm 2.
Cho đến hiện tại, anh chàng đang là Trưởng phòng cấp cao An ninh mạng. Công việc chính là nghiên cứu phát triển những tính năng và ứng dụng liên quan đến bảo mật, an ninh bảo vệ người sử dụng điện thoại di động.
Hiện tại, Duy Khánh có công việc được nhiều người mong ước
Niềm tự hào khi được góp sức tạo ra "app quốc dân" Bluezone
Bluezone chính là ứng dụng được nhắc đến nhiều nhất năm ngoái khi góp công lớn trong việc truy vết các trường hợp F0, F1, F2... khắp cả nước.
Duy Khánh là một trong những nhân sự chính được giao nhiệm vụ tạo nên app này, với thời gian hoàn thiện phải sớm nhất có thể để người dân sớm sử dụng.
Quá trình thực hiện nên app Bluezone gặp không ít khó khăn. Anh chàng từng tâm sự: "Riêng mình mất một buổi chiều để chốt phần công nghệ và sử dụng công nghệ như thế nào. Sau đó là 48 tiếng liên tục để hoàn thành bản demo của ứng dụng Bluezone trình lãnh đạo. Khi bản demo được lãnh đạo duyệt, lúc đó mình mới cảm nhận được cơ thể rã rời và ngã khuỵu xuống".
Những hình ảnh của Duy Khánh trong trận thi đấu Olympia năm đó
Khánh nhớ lại có những hôm, cả team phải thức trắng đêm làm việc, thậm chí 5-6 giờ sáng vẫn chong đèn ngồi họp bàn tiếp.
Duy Khánh chia sẻ kỷ niệm vui: "Trong lúc làm, team mình đối mặt với phần giải thuật sao cho tiết kiệm năng lượng nhất. Khi mọi người đưa ra ý kiến khác nhau, khi đó đã là 5-6 giờ sáng thì sếp vô tình nói: 'Cái này mấy bạn thí sinh Olympia là giải nhanh lắm đây!'. Mình mới quay sang thú nhận từng thi Olympia năm nào. Thế là cả phòng được trận cười không tưởng".
Có thể thấy sau hàng chục năm, Duy Khánh đã "lột xác" ngoạn mục. Không còn là cậu học trò rụt rè nữa, anh chàng đã dần trở thành nhân vật truyền cảm hứng nhiều nhất năm ngoái!
'18 tuổi, lần đầu tiên tôi biết cảm giác 27 điểm trượt hết tất cả nguyện vọng...' "18 tuổi, lần đầu tiên tôi biết cảm giác 27 điểm trượt hết tất cả nguyện vọng thi đại học" là dòng trạng thái được một thí sinh quê ở Bắc Giang chia sẻ tối 15.9, trên diễn đàn Cộng đồng sinh viên 2K3. Dòng trạng thái của thí sinh Dương Công Hiếu trên trang Cộng đồng sinh viên 2K3 - QUÝ HIÊN...