Về miền ‘quốc bảo’
Cách đây hơn 3 năm, trong chuyến thăm, làm việc với tỉnh Kon Tum, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ (nay là Chủ tịch nước) đã có cuộc thị sát vườn sâm Ngọc Linh của Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh tại xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông.
Tại đây, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao mô hình đầu tư cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trồng sâm Ngọc Linh của doanh nghiệp, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và bảo vệ rừng bền vững.
Một góc vườn sâm của Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh – một trong những doanh nghiệp tiên phong trong bảo tồn, phát triển và xây dựng thương hiệu sâm Ngọc Linh. Ảnh: Thái Kim Nga
Người đứng đầu Chính phủ khi đó mong muốn cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp của tỉnh Kon Tum cần tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư mở rộng diện tích trồng sâm dưới tán rừng tự nhiên nhằm hiện thực hóa quyết tâm biến “ Quốc bảo” sâm Ngọc Linh thành “Quốc kế dân sinh”.
Hiện thực hóa “Quốc bảo” thành “quốc kế dân sinh”
Sâm Ngọc Linh được xem là “Quốc bảo” của Việt Nam và chỉ có ở vùng núi Ngọc Linh hùng vĩ nằm trên dãy Trường Sơn, thuộc địa bàn 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Để bảo tồn, nhân rộng và khai thác hiệu quả nguồn dược liệu quý hiếm này, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025) đã đề ra chỉ tiêu phấn đấu phát triển diện tích trồng sâm Ngọc Linh trở thành vùng sản xuất dược liệu lớn nhất của cả nước vào năm 2025, trong đó, diện tích sâm Ngọc Linh đạt khoảng 4.500ha và 10.000ha diện tích trồng các cây dược liệu khác.
Thực hiện chủ trương lớn nêu trên, những năm gần đây, bà con đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông và các doanh nghiệp trong tỉnh Kon Tum đã tập trung phát triển diện tích trồng sâm Ngọc Linh và biến loại dược liệu quý hiếm này trở thành cây “đệ nhất thoát nghèo”.
Tính đến thời điểm hiện nay, vùng cựa Bắc Tây Nguyên đã có hơn 1.165 hộ gia đình; 30 nhóm hộ, tổ liên kết sản xuất và 5 doanh nghiệp tham gia trồng sâm Ngọc Linh, với tổng diện tích hơn 1.240,7ha. Điểm khác biệt lớn nhất của “Quốc bảo” Ngọc Linh so với các loại cây trồng khác không chỉ nằm ở giá trị kinh tế to lớn, mà còn tạo ra “hàng rào” kiên cố trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Bởi, toàn bộ diện tích sâm Ngọc Linh được trồng hoàn toàn dưới tán rừng tự nhiên.
Video đang HOT
Nói một cách khác, nếu không có độ che phủ của rừng thì không thể trồng được sâm Ngọc Linh, hoặc nếu có trồng được thì chất lượng sẽ rất thấp.
Từ những đặc tính đó, “Quốc bảo” Ngọc Linh hiện tại tập trung chủ yếu ở địa bàn các xã Măng Ri, Tê Xăng, Ngọc Lây của huyện Tu Mơ Rông (với hơn 1.190ha).
Năm 2022, tỉnh Kon Tum tiếp tục đề ra mục tiêu trồng mới thêm khoảng 500ha sâm Ngọc Linh, trong đó, riêng huyện Tu Mơ Rông là 490ha, 10ha còn lại là ở huyện Đăk Glei. Với sự phát triển nhanh và mạnh như hiện nay, mong muốn của Thủ tướng Chính phủ cách đây hơn 3 năm đang dần được hiện thực hóa biến “Quốc bảo” trở thành “Quốc kế dân sinh”.
Về miền “Quốc bảo”
Tu Mơ Rông – cái tên làm gợi nhớ đến một miền quê xa xôi, trầm mặc mà mạnh mẽ đầy chất lãng tử của chàng dũng sĩ Đăm San trong kho tàng văn hóa các dân tộc Tây Nguyên. Nếu không có sự hiện diện của “Quốc bảo” Ngọc Linh thì có lẽ, không nhiều người biết đến địa danh này.
Niềm vui của người trồng sâm trên đỉnh Ngọc Linh. Ảnh: Thái Kim Nga
Cũng giống như “cá tính” của vùng đất, ẩn dưới những tán rừng già trên độ cao ngót nghét cả ngàn mét so với mực nước biển, “Quốc bảo” Ngọc Linh cứ thế lặng lẽ đâm chồi nảy lộc để cho ra loại sản phẩm có một không hai trên thế giới, giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe con người.
Mẹ thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho vùng núi Ngọc Linh loài dược liệu được mệnh danh là “Quốc bảo” để từ đây biến Tu Mơ Rông trở thành thủ phủ của sâm Ngọc Linh. Mặc dù vậy, nguồn tài nguyên nào rồi cũng cạn kiệt, nếu cứ khai thác mãi mà không tái tạo.
Nhận thấy giá trị to lớn về kinh tế và nguy cơ biến mất của loài cây quý này, từ nhiều năm qua, chính quyền địa phương tỉnh Kon Tum và các doanh nghiệp đã hợp lực khoanh vùng bảo tồn, hình thành những vườn ươm giống nhằm mở rộng diện tích trồng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng tự nhiên.
Cùng với đó là những cuộc hội thảo khoa học, những cuộc chuyển giao kỹ thuật cho các chủ nhân nơi đất làng, vừa tạo ra nguồn sinh kế, vừa siết chặt công tác quản lý, bảo vệ rừng. Và một khi đã chủ động được nguồn cây giống, mở ra triển vọng phát triển những vườn sâm ngoài tự nhiên, các nhà quản lý và doanh nghiệp lại bắt tay vào tiến trình xây dựng thương hiệu sâm Ngọc Linh có giá trị toàn cầu để bảo vệ sản phẩm có một không hai của mình.
Đến nay, về cơ bản, tất cả các bước như xác định tầm nhìn và sứ mệnh thương hiệu, định vị thương hiệu, thiết kế và tạo dựng các yếu tố thương hiệu, đăng ký bảo hộ các yếu tố thương hiệu, quảng bá thương hiệu… đã được triển khai hết sức chặt chẽ, bài bản.
Đặc biệt, mới đây nhất, từ ngày 24 đến ngày 26-4-2022, lãnh đạo chính quyền tỉnh Kon Tum, huyện Tu Mơ Rông phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức một “chiến dịch” quảng bá thương hiệu quy mô lớn nhất từ trước đến nay với phiên chợ sâm Ngọc Linh và các sản phẩm đặc hữu gắn với quảng bá du lịch.
Hàng ngàn lượt người từ khắp mọi miền Tổ quốc và du khách nước ngoài đã “thượng sơn” để được tận mắt tham quan vườn sâm, tận tay mua sắm “Quốc bảo” ngay giữa thủ phủ của sâm Ngọc Linh.
Ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết: Đây là lần đầu tiên, địa phương chúng tôi tổ chức phiên chợ sâm Ngọc Linh, thu hút đông người như thế này. Thông qua phiên chợ nhằm giới thiệu, quảng bá về sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu khác cùng sản phẩm đặc hữu trên địa bàn đến các tầng lớp nhân dân, du khách và các nhà đầu tư trên khắp mọi miền đất nước. Qua đó, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình trực tiếp trồng sâm Ngọc Linh được gặp gỡ, tìm hiểu, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.
“Mục đích của việc tổ chức phiên chợ sâm Ngọc Linh không chỉ mua bán sản phẩm đơn thuần, mà ưu tiên hàng đầu vẫn là giới thiệu, quảng bá và bảo vệ thương hiệu. Trước khi tổ chức phiên chợ, chúng tôi triển khai các bước thẩm định đối với các sản phẩm sâm Ngọc Linh trưng bày tại các gian hàng. Các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình tham gia phiên chợ phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi trồng sâm để xác định nguồn gốc. Bên cạnh đó, huyện sẽ xúc tiến cấp tem cho các nhà cung cấp để khẳng định độ tin cậy của sản phẩm đối với khách hàng…”- ông Võ Trung Mạnh nhấn mạnh thêm.
Về miền “Quốc bảo” Tu Mơ Rông để trải nghiệm nét tinh túy của đất trời Tây Nguyên qua hương vị đặc sắc của các sản phẩm sâm Ngọc Linh, du khách còn được tham gia tour du lịch “Trải nghiệm chinh phục Quốc bảo – báu vật đại ngàn – chinh phục núi Ngọc Linh” và tham quan những vườn sâm nằm lẩn khuất dưới tán rừng già.
Từ đây, mọi người mới thực sự thẩm thấu những giá trị không thể định lượng của “Quốc bảo” Ngọc Linh đối với cuộc sống của con người. Với những giá trị to lớn đó, sâm Ngọc Linh đã và đang trở thành cây “Quốc kế dân sinh”, động lực chính thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và giúp đồng bào các dân tộc vươn lên thoát nghèo bền vững…
'Con xin gọi bố mẹ là đồng chí!'
Nhìn cậu con trai chững chạc trong bộ quân phục, Đại úy QNCN Nguyễn Thị Thu Hoài, nhân viên Ban Tài chính, Phòng Tham mưu, Lữ đoàn 918, Quân chủng Phòng không-Không quân (PK-KQ) rất phấn khởi.
Ngày lên thăm con, chị nắm bờ vai chắc khỏe của con, trong lòng thấy yên tâm hơn. Mới trông Hạ sĩ Ngô Trung Đức, học viên Học viện PK-KQ dáng dấp to cao, khỏe khoắn, không ai biết rằng để có được ngày hôm nay là công sinh dưỡng vô cùng lớn của bố mẹ.
Gia đình Đại úy QNCN Nguyễn Thị Thu Hoài trong ngày vui gặp mặt.
Năm 1995, chị Nguyễn Thị Thu Hoài kết hôn với anh Ngô Anh Toản là cán bộ thuộc Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an). Một năm sau, anh chị sinh con đầu lòng là Ngô Trung Sơn. Ngày đó, thấy chồng công tác trong lực lượng vũ trang, chị nghĩ làm ở ngoài sẽ có điều kiện để chăm lo cho gia đình hơn. 4 năm sau, chị sinh con trai thứ hai là Ngô Trung Đức.
Chị Hoài kể: "Đây chính là thời điểm khó khăn nhất đối với gia đình tôi. Cháu Đức sinh non, phải nuôi trong lồng kính ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Hết thời gian nằm ở phòng sau sinh, tôi phải thuê nhà trong khuôn viên bệnh viện để tiếp tục chăm con. Những đêm đông giá rét, cứ cách hai giờ, tôi lại đi từ khu nhà trọ lên phòng chăm sóc trẻ sơ sinh để cho con ăn.
Ôm con đỏ hỏn gọn lỏn trong lòng (bởi bé nặng chưa đầy 1kg), lòng tôi không khỏi xót xa...". Sau một thời gian chăm sóc tích cực, con trai đã được ra viện. Chị phải nghỉ việc ở cơ quan để tiếp tục chăm con. Công sức người mẹ rồi cũng được đền đáp, cháu Đức dần cứng cáp, khỏe mạnh.
Khi đã tạm ổn chuyện con cái, chị Hoài mới quyết định xin tuyển công nhân viên quốc phòng vào Lữ đoàn 918. Được tuyển dụng, chuyển chế độ khi đã đứng tuổi, thế nhưng chị nhanh chóng làm quen với môi trường mới, tích cực học tập các chế độ công tác, điều lệnh, điều lệ trong quân đội. May mắn khi gia đình có nhiều người công tác trong lực lượng vũ trang nên chị được tiếp xúc, trò chuyện và hiểu thêm về cuộc sống trong quân ngũ.
Nhận thấy quân đội là môi trường tốt để rèn luyện, chị đã định hướng con trai Ngô Trung Đức thi vào trường sĩ quan. Mới đầu, Đức cũng lưỡng lự khi biết môi trường quân ngũ kỷ luật khắt khe. Hơn nữa, bạn bè cùng trang lứa thường chọn những ngành nghề bên ngoài năng động, nhanh nhạy. Biết con phân vân, chị động viên: "Quân đội thực sự là trường học lớn để rèn luyện bản thân và trưởng thành. Nếu con có ý chí phấn đấu thực sự thì cơ hội phát triển cũng rất rộng mở".
Sau một thời gian tìm hiểu, Đức quyết định thi vào Học viện PK-KQ. Mùa thu năm 2020, Đức vinh dự bước chân vào giảng đường đại học, khoác trên mình bộ quân phục mới, đeo cầu vai học viên. Sau khóa tạo nguồn, Ngô Trung Đức tiếp tục theo học Khoa Tên lửa phòng không.
Ngày lên thăm con, nhìn thấy con qua quá trình rèn luyện thêm rắn rỏi, chững chạc, chị Hoài rất tự hào về con trai. Chị động viên con cố gắng luyện rèn, phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Đứng bên bố mẹ, Hạ sĩ Ngô Trung Đức hãnh diện giơ tay chào và dí dỏm nói rằng: "Con xin phép gọi bố mẹ là đồng chí!". Đó chính là món quà lớn nhất mà Đại úy QNCN Nguyễn Thị Thu Hoài nhận được từ con trai sau bao vất vả, khó khăn. Niềm vui ánh lên trong đôi mắt người mẹ khi thấy con trai đã tiếp nối truyền thống gia đình, vững bước trên chặng đường quân ngũ.
Thăm HTX trồng thanh long có doanh thu 50 tỷ đồng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị tỉnh Tiền Giang hỗ trợ thêm Sáng 6/4, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác Trung ương đã thăm một số mô hình nông nghiệp, hợp tác xã tiêu biểu ở Tiền Giang. Sáng 6/4, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm trưởng đoàn cùng đại diện lãnh đạo một...