Về miền núi dạy học, cô giáo 9X trở thành hiệu trưởng toàn năng, ngày đi dạy tối về làm bảo mẫu
Ước mơ của Phù Giai là giúp học sinh miền núi kiến tạo, theo đuổi ước mơ, cô nguyện đánh đổi tuổi thanh xuân để trở về quê nhà đảm nhận nhiệm vụ dạy học.
Phù Giai (25 tuổi) sinh ra tại thị trấn Ngưu Xa Hà, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Năm 20 tuổi, sau khi tốt nghiệp, Phù Giai trở về quê nhà đảm nhận chức danh hiệu trưởng kiêm giáo viên đứng lớp của trường tiểu học Ngõa Nhi Cương.
Phù Giai trở về quê nhà dạy học.
Ước mơ của Phù Giai là giúp học sinh miền núi kiến tạo, theo đuổi ước mơ, cô nguyện đánh đổi tuổi thanh xuân để trở về quê nhà đảm nhận nhiệm vụ dạy học.
Được biết, thị trấn Ngưu Xa Hà có độ cao so với mặt nước biển là hơn 700m, địa hình núi cao hiểm trở. Trong thị trấn chỉ có duy nhất một ngôi trường là tiểu học Ngõa Nhi Cương.
Đầu năm 2016, Phù Giai biết được thông tin quê nhà đang thông báo tuyển giáo viên miền núi. Phù Giai không chút đắn đo ứng tuyển vào ngôi trường từng theo học thuở nhỏ, cô cho biết: ‘Sau khi học thành tài, tôi nguyện trở về báo đáp quê hương của mình’.
Ngày đầu trở về ngôi trường tiểu học Ngõa Nhi Cương, Phù Giai ngẩn người khi biết cả trường chỉ có 7 giáo viên, ngoài hiệu trưởng, 6 giáo viên còn lại sắp đến tuổi nghỉ hưu. Vấn đề thường thấy của học sinh miền núi là thiếu đội ngũ giảng viên giỏi, Phù Giai cho rằng đây là thách thức nhưng cũng là động lực giúp cô có niềm tin tiến về phía trước.
Một cô gái mới tốt nghiệp bỗng trở thành giáo viên toàn năng, đảm nhận dạy toàn bộ chương trình học của học sinh lớp 4, kiêm luôn chức danh hiệu trưởng, hậu cần, quản lý tài chính. Vào buổi tối, Phù Giai bất đắc dĩ trở thành người mẹ và bảo vệ của tất cả học sinh khi cô đi kiểm tra từng ký túc xá để bảo đảm giấc ngủ an toàn cho các em.
Phù Giai đi kiểm tra từng ký túc xá để bảo đảm giấc ngủ an toàn cho các em.
Vào mùa hè năm ngoái, kỉ niệm khiến Phù Giai nhớ nhất là học sinh lặng lẽ thắp nến trong lớp học, bày tỏ nguyện vọng muốn Phù Giai tiếp tục là giáo viên chủ nhiệm và dạy dỗ các em đến khi tốt nghiệp tiểu học.
Học sinh bày tỏ nguyện vọng muốn Phù Giai tiếp tục là giáo viên chủ nhiệm và dạy dỗ các em đến khi tốt nghiệp tiểu học.
Hiện tại, nhóm giáo viên trong trường đa số là giáo viên nữ. Giáo viên thế hệ 9X có 5 người, và 2 giáo viên thế hệ 8X và 6X. Phù Giai cảm động chia sẻ: ‘Tình yêu của học sinh dành cho giáo viên rất đơn giản và thuần khiết. Có được sức mạnh của tình yêu thương, chúng tôi càng kiên định với mục tiêu ở lại trường và đào tạo những mầm non của đất nước’.
Nhóm giáo viên trong trường đa số là nữ.
Sau khi video về cô giáo trẻ này được chia sẻ, cộng đồng mạng Trung Quốc để lại nhiều bình luận xúc động:
‘Những giáo viên như Phù Giai thật dũng cảm, cô ấy đã chọn trở về ngôi trường miền núi để dạy học. Đó là điều mà không nhiều giáo viên hiện nay dám đánh đổi tuổi xuân và tương lai trong công cuộc ‘trồng người”.
‘Học sinh miền núi vốn khó khăn trong việc tiếp cận tri thức, giáo viên miền núi càng vất vả hơn bởi họ không chỉ lo toan dạy học mà còn chăm lo cho cuộc sống của các em’.
‘Tôi mong giáo dục nước nhà có thêm nhiều chính sách đãi ngộ cho giáo viên miền núi để họ có thể toàn tâm toàn ý dạy dỗ học sinh nên người’.
Tú Uyên
Đằng sau tâm thư gây bão MXH, Hiệu trưởng ĐH Ngoại ngữ lý giải nguyên nhân tự viết thư tay dài 14 trang
Thừa nhận dù khá thành thạo công nghệ thông tin nhưng thầy Đỗ Tuấn Minh lại muốn tự tay viết bức thư ngỏ dài hơn 14 trang gửi đến đồng nghiệp.
Mới đây, bức thư ngỏ với những nội dung xoay quanh câu chuyện học trực tuyến của TS. Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Bức tâm thư với những chia sẻ rất thật khi thầy Đỗ Tuấn Minh thấu hiểu nỗi vất vả của giảng viên trong mùa dịch nhận được nhiều sự đồng cảm của công chúng. Bện cạnh đó, thầy cũng đề nghị thầy cô nên giảm tải trong chương trình học, giảm yêu cầu trong kiểm tra đánh giá và giảm kỳ vọng để thầy bớt lo và trò cũng thoải mái khi học tập.
Bức thư gây bão MXH sau hơn 1 giờ đăng tải
Được biết, đây là lần đầu tiên, thầy Đỗ Tuấn Minh viết thư ngỏ trên MXH gửi đến các đồng nghiệp. Bức thư dài 14 trang và được viết tay. Với ngôn từ giản dị, xúc tích, hiệu trưởng trường ĐH Ngoại ngữ gửi gắm thông điệp đến các đồng nghiệp trong cuộc chiến chống Covid-19:
'Tôi viết Thư ngỏ này gửi các thầy cô lại là một điều rất giản dị mà chúng ta có thể ngay lập tức hỗ trợ cho sinh viên chúng ta. Nó nằm vỏn vẹn ở 3 cụm từ thôi: GIẢM TẢI - GIẢM YÊU CẦU - GIẢM KỲ VỌNG.
Các thầy cô hãy tin tôi đi. Lứa sinh viên vượt qua được trận đại dịch này đã xuất sắc vượt qua một khóa học ứng dụng Công nghệ thông tin khó nhất, tích lũy được các kỹ năng quan trọng nhất như: Quản lý thời gian, quản lý cảm xúc, biết cách vượt qua áp lực, kỹ năng đàm phán, phản biện,... Và quan trọng hơn, các em ấy biết trân quý những giá trị, yêu gia đình, bạn bè, thầy cô và biết chấp hành kỷ luật' - trích đoạn bức thư.
TS Đỗ Tuấn Minh - Hiệu trưởng ĐH Ngoại ngữ
Trao đổi với Tiin.vn, TS Đỗ Tuấn Minh cho biết ông rất bất ngờ khi bức thư ngỏ nhận được sự yêu mến từ nhiều đồng nghiệp, sinh viên và cả phụ huynh. Bức thư được thầy Tuấn Minh viết rạng sáng 11/4, sau một ngày ban giám hiệu trường bàn về giải pháp hỗ trợ sinh viên giữa đại dịch Covid-19.
'Tôi viết lúc khoảng 2h sáng. Không ngủ được vì trước đó lúc chiều cùng bàn bạc về các giải pháp hỗ trợ SV. Sau đó trao đổi tin nhắn với 2 bạn Bí thư và Phó BT Đoàn trường để biết thêm tâm tư, nguyện vọng của SV. Bạn BT nhắn cho mình: 'Em nghĩ cần yêu cầu các khoa có phương án giảm tải ngay ạ, vì như khoa em ở nhiều môn vẫn giữ chương trình học như cũ, sv vẫn kêu rất nhiều về câu chuyện deadline ạ'.
Trước đó tôi đã có 1 kết luận chính thức trong giao ban tháng 4. Tuy nhiên văn bản đó chỉ đến BCN các khoa còn đến từng GV thì chưa chắc hoặc sẽ thất thoát về tinh thần. Do vậy tôi quyết định đăng suy nghĩ của mình lên FB cá nhân. - thầy Minh chia sẻ.
Thầy Minh cùng các giảng viên trường ĐH Ngoại ngữ
Thừa nhận dù bức thư 'nhỏ, lộn xộn, sai 2 lỗi chính tả', thế nhưng thầy Minh vẫn mong các đồng nghiệp sau khi đọc sẽ thấu hiểu, đồng cảm với nhau hơn. Thầy cho biết, sáng hôm sau khi biết biết bức thư được chia sẻ nhiều trên MXH, thầy đã đọc hết các bình luận và cảm động với những suy nghĩ, nhận xét của đồng nghiệp và học trò viết dưới bài đăng.
Lý giải nguyên nhân tự viết bức thư tay dài 14 trang, thầy Minh chia sẻ, dù bản thân khá thành thạo CNTT nhưng thầy thích cảm giác viết bằng tay hơn đánh máy:
'Việc viết tay thì là do sở thích cá nhân. Mặc dù tôi khá thành thạo về CNTT nhưng cảm giác suy nghĩ của mình chạy ra từ đầu ngón tay lên giấy rất thích. Nó cho cảm giác rất thực. Tôi luôn tự chuẩn bị các bài phát biểu của mình nên viết cũng nhiều. Tuy nhiên tối qua cũng hơi cảm xúc. Viết một mạch xong 3h sáng thì đi ngủ.
Sáng ra thấy đồng nghiệp, học trò comment nhiều. Phần lớn là chia sẻ. Thấy cảm động. Tất cả chúng ta vượt qua đại dịch này đều là anh hùng.'- thầy Minh nhấn mạnh.
We made it!
Hải Yến
Hàng loạt giáo viên lên Tiktok dạy Tiếng Anh: Người được khen hết lời, người bị chê tơi tả vì phát âm sai Mạng xã hội giờ đây không chỉ dành cho các bạn trẻ nữa, các thầy cô cũng bắt đầu lấn sân để dạy học rồi đây. Mùa Covid-19, người người hưởng ứng lời kêu gọi ở nhà để đảm bảo an toàn trước những diễn biến khó lường của dịch bệnh. Vì thế, mạng xã hội như trở thành cứu cánh để giúp...