Về miền biên viễn Bình Liêu
Những năm gần đây, nhắc đến Bình Liêu, người ta không chỉ còn nghĩ về một vùng đất biên giới, với 96% đồng bào dân tộc thiểu số mà còn nhắc đến một địa điểm du lịch ưa thích của du khách mỗi độ Thu về.
Hình ảnh “sống lưng khủng long” tại Bình Liêu. (Ảnh: Nguyễn Thanh Huyền)
Đến Bình Liêu vào giữa tháng 9/2020 – thời điểm được xem là đẹp nhất trong năm, vùng đất biên giới này đã mang đến cho chúng tôi những trải nghiệm khó quên.
Vẻ đẹp hoang sơ
Bình Liêu là huyện miền núi cao, có vị trí nằm ở khu vực phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh. Phía Bắc của Bình Liêu giáp với huyện Ninh Minh (Quảng Tây, Trung Quốc); phía Tây giáp huyện Đình Lập (Lạng Sơn), phía Đông giáp huyện Hải Hà (Quảng Ninh) và phía Nam giáp huyện Tiên Yên và huyện Đầm Hà (Quảng Ninh).
Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi với mảnh đất này chính là vẻ đẹp hoang sơ, phong cảnh núi non trùng điệp hữu tình và cuộc sống êm đềm, giản dị, giàu tình người của đồng bào các dân tộc thiểu số. Điều bất ngờ nhất có lẽ là mảnh đất tưởng như bình dị này lại này lại rất giàu tiềm năng du lịch.
Trải nghiệm thú vị của chúng tôi là khám phá cung đường tuần tra biên giới đẹp như tranh và đến thăm những cột mốc linh thiêng. Do có địa hình giáp với Trung Quốc, Bình Liêu có những cột mốc nằm trên cung đường biên giới độc đáo dài gần 50km quanh co, hiểm trở.
Bình Liêu có 64 cột mốc, nhưng chúng tôi chọn khám phá 4 cột mốc nổi bật nhất là 1300, 1302, 1305 và 1327. Những cột mốc này nằm rải rác trên cung đường tuần tra biên giới cao hơn 700m so với mặt nước biển, uốn lượn trên những quả đồi thơm nức mùi nhựa thông.
Trong đó, cột mốc 1305 là đỉnh cao khó chinh phục nhất và là điểm đến kích thích phượt thủ nhất khi đến Bình Liêu. Đường tới cột mốc này vô cùng khó khăn và nguy hiểm.
Chúng tôi phải di chuyển trên những con đường mòn trên đỉnh núi, nối các điểm mốc với nhau và tạo thành gạch nối, hai bên là sườn núi dốc, với gần 2000 bậc thang. Cũng vì địa hình đặc biệt của như thế mà quãng đường này còn được gọi là “sống lưng khủng long”.
Tuy nhiên, khi chinh phục được con đường này, đến cột mốc 1305, chúng tôi được thấy một Bình Liêu thu nhỏ trong tầm mắt, được chiêm ngưỡng toàn cảnh sắc thiên nhiên và vẻ đẹp của rừng núi nơi đây.
Người dân bản địa còn mách chúng tôi rằng, nếu đến Bình Liêu, đặc biệt là tới cột mốc 1305 vào cuối tháng 10, đầu tháng 11, du khách sẽ được chiêm ngưỡng thiên đường cỏ lau đẹp mãn nhãn.
Với những ngọn núi đẹp, địa hình thuận lợi như Cao Ly, Cao Xiêm, Cao Ba Lanh, Bình Liêu là điểm cắm trại được nhiều du khách lựa chọn. (Ảnh: La Lành)
Thời tiết mùa Thu ở Bình Liêu khá thú vị. Sáng sớm thức thức dậy trong bầu không khí se lạnh, sương giăng kín. Ban ngày sẽ được đón nắng ấm, dịu dàng và đến chiều tà lại có mưa phùn nhẹ.
Hai ngày tại Bình Liêu, chúng tôi đến tham quan những ngon thác hùng vĩ như thác Khe Vằn, Khe Tiền, bãi Đá thần ở Cao Ba Lanh, núi Cao Xiêm và thưởng thức các món ăn độc đáo như phở xào, xôi bảy màu, gà bản nướng, miến dong Bình Liêu, cá suối nướng, canh rau rừng.
Chia sẻ với chúng tôi, một người dân bản địa cho biết, sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương đã góp phần thay đổi diện mạo ngành du lịch Bình Liêu.
Kể từ năm 2015 đến nay, Bình Liêu đã xây dựng được 3 tuyến, 7 điểm tham quan du lịch và được UBND tỉnh Quảng Ninh công nhận.
Cụ thể, tuyến 1 từ thị trấn Bình Liêu – xã Húc Động – xã Đồng Văn – Cửa khẩu Hoành Mô; tuyến 2 từ trung tâm thị trấn Bình Liêu – xã Lục Hồn – cửa khẩu Hoành Mô – xã Đồng Văn; tuyến 3 từ thị trấn Bình Liêu – đường tuần tra biên giới – cửa khẩu Hoành Mô.
Bảy điểm du lịch trên địa bàn huyện, bao gồm: Thác Khe Vằn, thác Khe Tiền, thác Sông Moóc, đình Lục Nà, chợ trung tâm huyện Bình Liêu, chợ Đồng Văn và Cột mốc số 1317, cửa khẩu Hoành Mô.
Huyện biên giới cũng đã quy hoạch được những nhóm sản phẩm du lịch theo chuyên đề. Nổi bật là: Du lịch khám phá, trải nghiệm bản sắc văn hóa; các ngày lễ hội như lễ hội đình Lục Nà; hội Kiêng gió của dân tộc Dao Thanh Phán; hội hát Soóng cọ (dân tộc Sán Chỉ)…
Video đang HOT
Đồng bào Sán Chỉ tham gia hoạt động lễ hội. (Ảnh: Công Thành).
Bản sắc văn hóa độc đáo
Không chỉ sở hữu cảnh quan miền biên cương đặc sắc, Bình Liêu còn là địa phương được ken dày bằng những nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Bình Liêu là huyện đa dân tộc (trên 96% là đồng bào dân tộc thiểu số), với 5 dân tộc chính (dân tộc Tày chiếm 58,4%, dân tộc Dao chiếm 25,6%, dân tộc Sán Chỉ chiếm 15,4%, dân tộc Kinh chiếm 3,7%, dân tộc Hoa chiếm 0,3%). Mỗi dân tộc đều có những yếu tố văn hóa riêng, tạo nên một bề dày văn hóa phong phú, đa dạng.
Các dân tộc trên địa bàn đã hình thành nên nhiều giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc, được bảo tồn và phát huy như: nghệ thuật diễn xướng Then của dân tộc Tày, hội Soóng cọ của người Sán Chỉ, lễ hội đình Lục Nà hay hội hát Sán cố của người Dao. Đây là tài sản vô giá để Bình Liêu phát triển du lịch cộng đồng gắn với các di tích danh thắng, di tích lịch sử trên địa bàn.
Ngoài ra, Bình Liêu cũng sở hữu những giá trị văn hóa phi vật thể riêng, nổi bật là các lễ hội như Lễ hội đình Lục Nà, Lễ hội Kiêng gió, Hội hát Tháng ba… Trong lễ hội có các trò diễn dân gian như kéo co, đẩy gậy, ném còn, đánh quay và không thể thiếu các làn điệu then, soóng cọ, sán cố…
Đến thời điểm hiện tại, những nét văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Bình Liêu được gìn giữ tương đối nguyên vẹn. Đây có thể coi là tài nguyên quý giá để miền biên giới này tiếp đà phát triển du lịch trải nghiệm, khám phá.
Tin tưởng rằng, nếu khai thác đúng cách, Bình Liêu có thể tạo nên các sản phẩm du lịch hấp dẫn, đưa vùng đất này trở thành điểm đến của những giá trị văn hóa khác biệt.
Đến với Bình Liêu - 'nàng sơn nữ' làm xiêu lòng những tín đồ xê dịch
Mỗi mùa, Bình Liêu lại khoác lên mình những "bộ cánh" với vẻ đẹp khác nhau, được ví như "nàng sơn nữ" làm xiêu lòng những tín đồ ưa thích xê dịch.
"Sống lưng khủng long", đoạn đường đi lên mốc 1305 ở Bình Liêu, Quảng Ninh. (Ảnh: Hùng Trương)
Trong lúc "lặn lội" khắp các diễn đàn để tìm kiếm thông tin, kinh nghiệm du lịch Bình Liêu, một huyện biên giới miền núi của tỉnh Quảng Ninh, tôi có duyên gặp được Hùng Trương, quản trị viên một hội nhóm về vùng đất này. Tôi được cậu tận tình tư vấn cũng như "mách nước" cho những hoạt động không nên bỏ qua ở Bình Liêu. Qua trò chuyện, Hùng chia sẻ, vốn là sinh viên Đại học Luật, sau khi tốt nghiệp anh lại làm hướng dẫn viên du lịch. Đến năm 2018, khi đặt chân đến nhiều nơi, anh nhận thấy quê hương mình tuy hoang sơ nhưng lại có rất nhiều điểm đến khung cảnh nên thơ và sở hữu "đặc sản" ít nơi có là các cột mốc biên giới.
"Dẫn khách đi khắp mọi miền, tại sao mình lại không giới thiệu Bình Liêu đến mọi người?", anh trăn trở. Kể từ đó, anh quay về quê, cùng những người bạn làm hướng dẫn viên, dẫn mọi người khám phá vẻ đẹp bình dị miền sơn cước.
Những con đường ngoằn ngoèo như dải lụa uốn lượn quanh triền núi. (Ảnh: Hùng Trương)
Giới thiệu về Bình Liêu, Hùng cho biết, Bình Liêu được thiên nhiên ưu ái với khí hậu quanh năm ôn hòa, cấu trúc địa hình đa dạng cùng cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Mỗi mùa, nơi đây lại có một vẻ đẹp rất riêng, hấp dẫn những tín đồ ưa thích xê dịch.
Không chỉ thế, Bình liêu còn hấp dẫn nhiều người ghé thăm bởi đây là vùng đất biên viễn với 43,168km đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc và hơn 60 cột mốc. Cả huyện có 6 xã và 1 thị trấn thì chỉ có duy nhất xã Húc Động không có đường biên giới với nước bạn.
Có một điều đặc biệt, trên địa bàn Bình Liêu có năm đồng bào dân tộc đang sinh sống gồm Tày, Dao, Sán Chỉ, Hoa và người Kinh được xem là "dân tộc thiểu số" khi chỉ chiếm dưới 4% tỷ lệ dân số nơi đây. Do tập tính sinh hoạt, người dân ở đây rất chân chất và thân thiện.
Chính nhờ những nét đẹp riêng ấy, một Bình Liêu mộc mạc đã hấp dẫn không ít giới trẻ đến khám phá. Thậm chí, họ còn quay lại rất nhiều lần để có thể "thẩm thấu" vẻ đẹp của "nàng sơn nữ" vùng biên viễn.
Mùa Xuân ở Bình Liêu là mùa hoa đào, hoa mận thi nhau khoe sắc. (Ảnh: Hùng Trương)
Hoa đào chuông, "đặc sản" của tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: Hùng Trương)
Mùa Xuân là mùa của các lễ hội truyền thống mang bản sắc riêng ở Bình Liêu được cộng đồng các dân tộc sinh sống trên địa bàn gìn giữ bao đời nay. (Ảnh: Hùng Trương)
Các cô gái Sán Chỉ mặc trang phục truyền thống, thi đấu trên sân bóng. (Ảnh: Hùng Trương)
Mùa Hè là mùa của cây cối tốt tươi, cả Bình Liêu như được phủ một màu xanh ngát. Trong ảnh: Các cô gái dân tộc dự Ngày hội Kiêng Gió của dân tộc Dao ở Bình Liêu tổ chức ngày 20-22/5. (Ảnh: Cường Pin)
Ở Bình Liêu, rừng Ngàn Chi thuộc xã Vô Ngại là một trong những khu rừng đầu nguồn quan trọng bậc nhất trong hệ thống rừng phòng hộ tại Bình Liêu. Nơi đây có hệ sinh thái đa dạng với các lớp thảm thực vật phong phú nhiều tầng, từ những loài cây nhỏ sống nơi ẩm thấp dưới tán đến những cây cổ thụ cao cả trăm mét có tuổi đời đến hàng vài trăm năm, không những thế rừng Ngàn Chi còn là nơi sinh sống là nhà của nhiều loài động vật hoang dã, các loài chim, bò sát và côn trùng... Được tắm thác trong rừng vào mùa Hè là một trải nghiệm khó quên. Trong ảnh: Thác Khe Tiền, một trong những điểm check-in nổi tiếng ở Bình Liêu. (Ảnh: Hùng Trương)
Cung đường tuần biên quen thuộc ở Bình Liêu được phủ màu xanh ngát. (Ảnh: Cường Pin)
Những đồi cỏ sắp ngả màu sang Thu. (Ảnh: Lê Văn Mạnh)
Mùa Thu là mùa đẹp nhất trong năm ở Bình Liêu với thời tiết mát mẻ. Trên những thửa ruộng bậc thang lại tràn ngập sắc vàng của lúa chín của mùa màng bội thu. (Ảnh: Hùng Trương)
Khác với Hà Giang hay Sa Pa, ruộng bậc thang ở Bình Liêu lại nằm trên vùng đồi thoai thoải, tạo nên vẻ đẹp rất riêng, không lẫn với nơi khác. (Ảnh: Hùng Trương)
Cuối Thu là thời điểm ngắm cỏ lau đẹp nhất ở Bình Liêu. (Ảnh: Hùng Trương)
Khắp mọi nơi được phủ đầy lau trắng. (Ảnh: Hùng Trương)
Riêng đỉnh núi Cao Ba Lanh lại được nhuộm màu hồng cổ tích của lau hồng. (Ảnh: Hùng Trương)
Khi thời tiết dần chuyển sang Đông, Bình Liêu lại được khoác lên mình màu vàng của cỏ cháy. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Vào đầu tháng 12, hoa Sở nở trắng đồi, men theo các con đường vào khắp thôn bản đã trở thành nét đặc trưng riêng của Bình Liêu. (Ảnh: Hùng Trương)
Xen giữa những cánh rừng xanh ngát là những "khoảng trời" màu đỏ của cây phong hương. Đến đây vào tháng 3, du khách sẽ có dịp thưởng thức món ăn đặc sản của Bình Liêu, món trứng kiến cuộn lá sau sau (cây phong hương). (Nguồn: Bình Liêu Travel)
Không điêu khi nói Bình Liêu là "thiên đường của các cột mốc", bởi nơi đây có hơn 60 cột mốc biên giới. (Ảnh: Cường Pin)
Cột mốc 1326 (2). (Ảnh: Hùng Trương)
Cột mốc 1300 được ví như "đồi hạnh phúc" với tầm nhìn là những con đường biên giới ngoằn ngoèo uốn lượn. (Ảnh: Hùng Trương)
Cột mốc 1327 được mệnh danh là "cột mốc thiên đường" bởi con đường lên mốc là những bậc thang dẫn lên đỉnh núi mù sương. (Ảnh: Hùng Trương)
Đỉnh núi Cao Xiêm, nơi được mệnh danh là nóc nhà của tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: Hùng Trương)
Cả huyện Bình Liêu có 5 đồng bào dân tộc đang sinh sống gồm Tày, Dao, Sán Chỉ, Hoa và người Kinh được xem là "dân tộc thiểu số" khi chỉ chiếm dưới 4% tỷ lệ dân số nơi đây. Trong ảnh: Sắc đỏ nổi bật trong trang phục phụ nữ Dao Thanh Phán. (Ảnh Hùng Trương)
Phụ nữ Dao Thanh Y trong trang phục truyền thống. (Ảnh Hùng Trương)
Cắm trại trên đỉnh Cao Ly và ngắm trọn thung lũng với những ngôi làng bình yên là trải nghiệm đáng nhớ khi đến thăm Bình Liêu. (Ảnh: Hùng Trương)
Ngoài các loại cây gia vị như quế, hồi...hay dầu hoa sở, miến dong là một trong những đặc sản ở Bình Liêu. (Ảnh: Hùng Trương)
Bình Liêu: Đến là... yêu Không nhộn nhịp như Sa Pa, cũng không có núi đá cao sừng sững hay ruộng bậc thang trải dài trùng điệp như Hà Giang, Bình Liêu ẩn chứa nét đẹp riêng, níu chân ai chẳng muốn về... Sống lưng khủng long ở Bình Liêu. (Ảnh: Nguyễn Hồng) Ba năm trước, tôi và những người bạn có dịp đến Bình Liêu, nơi còn...