Về miền Bảy Núi
Đâu cần phải đi xa khi An Giang cũng đủ độc đáo, cuốn hút và hoàn toàn xứng đáng để bạn dành ra những ngày nghỉ cuối tuần ngao du
Cây thốt nốt vẫn là hình ảnh biểu tượng gợi nhớ khi nhắc đến An Giang
Đến An Giang, bạn đừng quên ghé thăm các địa điểm nổi tiếng như thánh đường Hồi giáo, làng Chăm, những ngôi chùa Khmer… thỏa sức khám phá các đặc sản địa phương vô cùng đa dạng bởi sự hiện diện của nền ẩm thực Việt, Khmer, Hoa… thử qua các phương tiện đi lại thoạt nghe sẽ thấy khá lạ tai với người thành thị như xe lôi thớt, tắc ráng… Cứ thế, ta lang thang rong ruổi, bỏ lại sau lưng những bộn bề công việc để khám phá miền đất an lành và cũng đầy cuốn hút này.
Xe lôi thớt xuất hiện trong một hình ảnh thời trang
Từ Châu Đốc mộc mạc xuôi tới vùng bình yên Tịnh Biên
Ngay từ Châu Đốc, điểm đến đầu tiên của chúng tôi đã mang những đặc trưng về cảnh quan, văn hóa và con người bản địa. Chúng tôi chọn đi lại bằng xe lôi thớt – phương tiện di chuyển từng rất phổ biến ở Nam kỳ lục tỉnh và giờ vẫn được trưng dụng để phục vụ du khách. Trên chuyến xe đó, bạn hãy quan sát nếp sống miền sông nước ở khu làng nổi Châu Đốc dập dềnh trên dòng sông Hậu, điển hình với nghề nuôi cá bè hay nhịp sinh hoạt thường nhật của những ghe xuồng ngang dọc giao thương.
Lang thang trên khắp miền đất An Giang, có thể bạn sẽ bị “say nắng” vùng đất này, khi ghé đúng thời điểm mùa vàng – những cánh đồng đương mùa lúa chín. Hãy dừng chân lại bên đường, thong thả men theo những bờ đất để thấy mình bỗng như được trở về cánh đồng tuổi thơ với những ngày lồng lộng gió, chân trần chạy trên bờ đê theo những cánh diều.
Rải rác trên đất An Giang là những cây thốt nốt cao chót vót – một hình ảnh biểu tượng của xứ sở này. Dọc đường xuôi xuống vùng Tịnh Biên, bất cứ khi nào mỏi mệt, bạn cứ tự nhiên mà ghé vào quán ven đường thưởng thức ly thốt nốt tươi mát, đầy ắp cả cái lẫn nước ngọt thơm. Đặc biệt, trái thốt nốt luôn được người dân bản địa tận tay bóc vỏ ngay trước mắt cho ta xem.
Vùng Tịnh Biên còn có một khoảng xanh rộng hàng trăm héc-ta không thể bỏ qua là rừng tràm Trà Sư – mái nhà xanh của bao loài chim bay về làm tổ. Du khách ngồi tắc ráng (còn gọi là thuyền vỏ lãi) lướt qua những vòm xanh dịu mắt trên đầu, xuyên qua những thảm bèo xanh rờn dưới nước. Người lái tắc ráng biết ý sẽ giữ tốc độ vừa phải, để khách kịp lưu giữ những khoảnh khắc hòa mình cùng thiên nhiên, lắng tai nghe tiếng chim muông, côn trùng. Tại đây, trên cao còn có đài quan sát bố trí ống nhòm để ta có thể thu vào tầm mắt màu xanh mênh mông của cây cối, ngắm chim chóc bay lượn, thấy được thiên nhiên luôn là phước lành dành cho tất cả.
Ấn tượng làng Chăm Hồi giáo
Ngang qua phà Châu Giang, ta như lạc vào một thế giới khác, mang sắc màu văn hóa Chăm. Trong số các làng Chăm ở An Giang, Châu Giang là nơi còn lưu giữ khá nhiều nét văn hóa độc đáo trong đời sống vật chất lẫn tinh thần. Có thể kể đến nghề dệt thổ cẩm truyền thống, thêu thùa, tập tục sinh sống ở nhà sàn và tín ngưỡng Hồi giáo dưới bóng thánh đường – nơi các tín đồ đến để cầu nguyện năm lần mỗi ngày.
Video đang HOT
Một thoáng thánh đường Hồi giáo Mubarak
Nổi bật nhất trong số đó là công trình kiến trúc mang nét đặc thù của đồng bào Chăm An Giang – thánh đường Hồi giáo Mubarak, một di sản quốc gia. Đến đây, có thể du khách sẽ có cảm nhận như đang đặt chân đến một đền thờ cổ ở Ba Tư hay Ấn Độ. Được biết, năm 1965, thánh đường Mubarak được thiết kế bởi kiến trúc sư người Ấn Độ Mohamed Amin, theo phong cách kiến trúc thánh đường ở các nước Trung Đông, ấn tượng từ cổng chính hình vòng cung hoành tráng đến khoảng sân rộng rãi bình yên trước thánh đường. Bao bọc quanh hành lang hai bên hông thánh đường là 12 mái vòm. Trên nóc, phía trước có tháp lớn hai tầng. Ở bốn góc có bốn tháp nhỏ, giữa có hai tháp bầu tròn… Quả là một công trình kiến trúc độc đáo, tôn lên vẻ đẹp uy nghi pha chút kỳ bí thu hút người lữ khách.
Trước đó, tôi đã có ấn tượng với thánh đường Mubarak qua bộ ảnh của thương hiệu thời trang xa xỉ Hermès, được nhiếp ảnh gia người Malaysia Chuan Looi thực hiện tại đây. Bộ ảnh ấy đã tôn vinh bối cảnh kiến trúc nghệ thuật của một thánh đường Hồi giáo đẹp sắc sảo tại Việt Nam.
Cổng trời Koh Kas không phải là công trình kiến trúc đồ sộ của người Khmer nhưng lại mang ý nghĩa như một hình ảnh biểu tượng với vẻ đẹp cổ kính trường tồn cùng năm tháng giữa đất trời An Giang thơ mộng, yên lành.
Chùa Tà Pạ tịnh yên giữa chốn rừng xanh
Có thể bạn sẽ bất ngờ với sự tồn tại bền bỉ của quần thể kiến trúc tôn giáo thánh đường Công giáo cù lao Giêng (Chợ Mới). Đây là ngôi thánh đường đầu tiên của xứ Nam kỳ, được xây dựng trước nhà thờ Đức Bà Sài Gòn đến 13 năm, tức khoảng năm 1864. Đến nay, công trình này vẫn uy nghi cùng năm tháng.
Chúng tôi kết thúc chuyến hành hương An Giang với điểm đến cuối cùng – chùa Tà Pạ, ngôi chùa Khmer độc đáo được đặt trên ngọn đồi Tà Pạ, mang đến cảm giác như đang ở chốn bồng lai tiên cảnh với cả rừng cây xanh bao quanh nên bầu không khí trong lành, thoáng đãng. Khá gần chùa Tà Pạ có một hồ nước cùng tên, được ví như tuyệt tình cốc tại An Giang. Sắc nước trong hồ biến đổi có khi xanh thẫm, có khi xanh nhạt, có khi vàng… Hồ nằm giữa thiên nhiên còn hoang sơ, kỳ vĩ.
Cơm nị và cà púa – món đặc sản An Giang không phải ai cũng đọc đúng tên
Đến An Giang, bạn có sẵn sàng trải nghiệm nền ẩm thực giao thoa đa dạng từ nguồn đặc sản địa phương phong phú? Ta sẽ có bánh Donat Jasmin – thứ bánh truyền thống của dân tộc Chăm hay bánh bò thốt nốt ngọt thơm, bánh tằm bì Tân Châu béo đậm đà, bún cá Châu Đốc ngon nức nở… Bạn cũng nhất định phải thử món cơm tấm Long Xuyên, ăn bánh xèo cuốn rau rừng, nếm gỏi sầu đâu… Khi tới làng Chăm, bạn đừng quên thưởng thức cơm nị và cà púa – hai món ăn truyền thống nổi tiếng ở đó. Cũng thật thiếu sót nếu quên bữa lẩu mắm với vô số loại rau đặc sản miền sông nước.
Bạn có thể mua những món đặc sản “nức tiếng” để làm quà: các loại khô, mắm, đường thốt nốt, thốt nốt tươi, cà na, tung lò mò… Nếu có thể, hãy ghé chợ Tịnh Biên – khu chợ đầu mối lớn nhất các tỉnh miền Tây vốn không thiếu các đặc sản độc đáo.
An Giang còn có thành phố Long Xuyên, có vùng Thất Sơn trứ danh, có núi Phnom Ktô, có hồ nước trời Búng Bình Thiên… Chuyến hành hương về nơi đây hứa hẹn sẽ có nhiều điều thú vị để bạn lưu giữ vào ký ức. Đâu cần phải đi xa khi An Giang cũng đủ độc đáo, cuốn hút và hoàn toàn xứng đáng để bạn dành ra những ngày nghỉ cuối tuần ngao du.
Đổi gió với 9 điểm đến du lịch ở Châu Đốc
Nếu như trước đây đa số du khách biết đến Châu Đốc vì có Miếu Bà Chúa Xứ là điểm hành hương linh thiêng, thì ngày nay, Châu Đốc còn được biết đến với nhiều điều tuyệt vời khác.
Nằm trên ngã ba sông thơ mộng, Châu Đốc mang địa hình đặc trưng của vùng sông nước, đồng thời là sự giao thoa về văn hóa của nhiều nhóm dân cư.
Bạn hãy thử đổi gió đến với những địa điểm du lịch Châu Đốc dưới đây.
Rừng tràm Trà Sư: Cách Châu Đốc khoảng 30 km, rừng là điểm du lịch sinh thái tuyệt vời với nhiều loài động vật quý hiếm. Du khách tới đây tham quan sẽ cảm thấy choáng ngợp trước những hàng cây tràm hai bên đường. Không những thế, bạn còn được ngắm nhìn những cánh đồng lúa trải rộng thẳng cánh cò bay xen lẫn những hàng cây thốt nốt cao ngút ngàn.
Khung cảnh bình yên, thơ mộng
Làng nổi Châu Đốc: Nếu đã trót yêu mến vẻ đẹp dung dị của miền Tây sông nước, bạn nhất định phải một lần ghé thăm làng nổi Châu Đốc. Ở đây, người dân xây những ngôi nhà bè bằng gỗ để sinh sống. Người dân chủ yếu sử dụng ghe, tàu để phục vụ việc đi lại và hoạt động nuôi cá của mình.
Tới đây, du khách được ngồi trên tàu tham quan, tìm hiểu về cuộc sống lênh đênh trên sông nước, và thưởng thức những món ăn ngon ngay trên bè.
Làng nổi độc đáo ở Châu Đốc.
Làng Chăm Châu Giang: Một trong những làng Chăm nổi tiếng ở An Giang, Châu Giang nổi bậc với nét sinh hoạt cũng như tín ngưỡng Hồi giáo trong đời sống văn hóa. Đặc biệt, tại đây còn lưu giữ phong tục, tập quán truyền thống theo kiểu nhà sàn tại miền sông nước.
Trong không gian vùng quê yên tĩnh, du khách được trải nghiệm hoạt động chèo xuồng, dệt vải, tìm hiểu văn hóa qua những nếp nhà sàn trăm tuổi và các thánh đường Hồi giáo uy nghiêm.
Những tòa thánh đường tuyệt đẹp ở làng Chăm.
Núi Cấm: Đây là ngọn núi cao nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cách Châu Đốc khoảng 37 km, Núi Cấm thu hút du khách bởi phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, không khí thoáng mát cùng nhiều công trình kiến trúc đặc sắc như điện Bồ Hong, tượng phật Di Lặc...
Phong cảnh hoang sơ và không gian yên tĩnh ở núi Cấm thu hút du khách.
Núi Sam: Ngọn núi nổi tiếng bậc nhất miền Tây. Có diện tích khoảng 280 ha, cao 241 m, núi Sam được bao phủ bởi cây xanh bóng râm quanh năm, mùa hè lại điểm thêm màu đỏ rực của phượng vĩ, nép mình bên những kênh rạch uốn lượn xung quanh.
Núi Sam có hệ thống đền, chùa, hang động vô cùng phong phú, tạo nên một phong cảnh đẹp giữa vùng đồng bằng trù phú.
Ngoài hệ thống các đền chùa, núi Sam còn thu hút bởi nét đẹp thiên nhiên hùng vĩ.
Tượng đài cá basa:
Vào thành phố, du khách sẽ gặp tượng đài cá basa cao 12m biểu tượng của thành phố Châu Đốc của nhà điêu khắc Trần Thanh Phong được dựng lên ở công viên bờ sông Châu Đốc. Đây là loài đã gắn bó với người An Giang gần 100 năm, giúp hàng vạn hộ dân An Giang trở nên giàu có. Tượng đài không chỉ mang hàm nghĩa "nhớ ơn" loài cá này, mà còn tôn vinh người làm nghề nuôi cá.
Chùa Tây An: Chùa Tây An là một trong những ngôi chùa đẹp, rất xứng đáng có mặt trong chuyến hành trình của bạn. Các bạn có thể tham quan lối kiến trúc đặc biệt của ngôi chùa theo lối chữ "tam", mang phong cách nghệ thuật Ấn Độ và nghệ thuật Hồi giáo, kết hợp với kiến trúc chùa cổ của Việt Nam.
Bên cạnh đó, chùa Tây An cũng được mệnh danh là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất tại An Giang, vì vậy các bạn có thể đến nơi đây để cầu bình an, may mắn. Nếu đi vào những ngày rằm hay mùng 1 đầu năm thường có các hoạt động cúng bái và lễ hội diễn ra sôi nổi hơn so với những ngày thường.
Cáp treo Núi Sam:
Khu Du lịch Cáp treo Núi Sam tọa lạc tại phường Núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đến đây du khách có dịp đi cáp treo lên đỉnh núi Sam để tham quam thưởng ngoạn, trong đó nổi bật là tượng phật ngọc được chế tác bằng ngọc nguyên khối, đền Quan âm nghìn mắt nghìn tay, quảng trường lớn ngắm toàn cảnh TP.Châu Đốc từ trên cao.
Chùa Bà An Giang:
Về đến núi Sam là về đến miếu Bà Chúa Xứ, điểm du lịch tâm linh nổi tiếng miền Tây tọa lạc ngay dưới chân núi Sam, mỗi năm đón khoảng 2 triệu lượt khách hành hương. Du khách thập phương thường về với miếu vào khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch để cầu bình an, xin lộc đầu năm.
Ngôi chùa có kiến trúc đặc biệt với khuôn viên rộng rãi, ngoài ra nơi đây có những góc sống ảo khá đẹp với lầu cao có thể bao quát được khung cảnh núi non của An Giang.
Địa điểm ăn chơi ở Châu Đốc Châu Đốc được biết đến là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Thành phố này còn sở hữu nhiều phong cảnh thiên nhiên và văn hóa đặc sắc. Không đơn thuần chỉ là điểm du lịch hành hương, Châu Đốc (An Giang) còn sở hữu cảnh quan tươi đẹp và văn hóa phong phú. Nằm trên ngã...