Về lấy đồ cho vợ đi đẻ, tôi bàng hoàng phát hiện tờ giấy chuyển tiền và những oan ức con gái phải chịu
Tôi đứng trước phòng sinh, vừa căm phẫn, vừa muốn lao vào tra hỏi, vừa áy náy vì cô ấy đang đau đớn sinh con cho tôi.
Tôi năm nay 40 tuổi. Vợ tôi mất từ lúc con gái duy nhất của chúng tôi lên 10 tuổi. Với vị trí trưởng phòng, thu nhập cao, tôi dễ dàng lo kinh tế cho con nhưng gà trống nuôi con vụng về. Gia đình, bạn bè đều khuyên tôi đi bước nữa.
Vợ mất được 3 năm thì tôi gặp Hân. Gần như ngay lập tức, tôi nghĩ đây là người phụ nữ dành cho mình. Cô ấy đã từng ly hôn và đang nuôi một đứa con trai 3 tuổi. Từ khi quen Hân, tôi được em chăm lo từ những điều nhỏ nhất. Biết tôi muốn tái hôn, em nhanh chóng đồng ý.
Sau khi chúng tôi kết hôn, tôi giao tiền bạc cho vợ quản lý. Hân có thai ngay khiến tôi vui mừng khôn xiết. Tôi luôn yêu cầu con gái làm chị thì phải làm gương, phải giúp đỡ dì, nhường em trai.
Vậy mà, vợ tôi thường hay khóc thầm vì con gái cứng đầu, hay nói hỗn, không chịu để cô ấy chăm sóc. Khi tôi quát mắng con bé thì nó đóng sầm cửa lại. Tôi rất bực mình, tôi bảo vợ mặc kệ nó không cần quan tâm nữa.
Tôi tát con gái vì dám nói hỗn với mẹ kế. (Ảnh minh họa)
Cho đến hôm sinh nhật con bé 15 tuổi, tôi bàn với vợ đưa con đi ăn nhà hàng nhưng vợ tôi gạt đi, nhẹ nhàng bảo: “Em sắp sinh nên nặng nề quá, không muốn ra ngoài. Hơn nữa, nhà ba đứa con cần tiết kiệm tiền anh ạ”.
Khi cô ấy đưa cho con bé món quà là mấy cuốn sách được gói cẩn thận, nó ném luôn vào sọt rác rồi cười gằn: “Dì thực sự muốn tiết kiệm cho bố con? Hay dì lấy tiền của bố con đi bao người đàn ông khác. Đừng tưởng con không biết gì nhé”. Tôi trừng mắt, tức giận vì con gái quá hỗn hào, tôi đã tát con và bắt con đóng cửa phòng suy nghĩ. Không ngờ con bé lao ra khỏi nhà, bỏ đi một mạch, mặc kệ tôi gọi lại.
Video đang HOT
Tối đến, mẹ vợ tôi gọi đến báo tin nó ở lại nhà bà ngoại. Con bé sắp thi học kỳ nên bà mong tôi không làm ảnh hưởng đến nó. Tôi đồng ý ngay. Dù sao vợ tôi cũng sắp sinh. Tôi không có thời gian nuông chiều đứa con hư đốn.
Hai tuần sau vợ tôi sinh. Cô ấy từ công ty báo tin rồi vào thẳng bệnh viện, còn tôi về nhà lấy tiền và hồ sơ sinh. Lúc lục lọi giấy tờ, tôi choáng váng nhìn vào phiếu giao dịch ngân hàng cô ấy ký cách đây 2 tháng. Hóa ra, cô ấy lén chuyển hơn 200 triệu cho chồng cũ. Tôi nhét tờ giấy vào túi đồ rồi đến viện. Hóa ra tôi đã đánh oan con gái rồi.
Vợ tôi lén gặp gỡ, chuyển tiền cho chồng cũ. (Ảnh minh họa)
Tôi gọi cho con gái, con bé vừa nói vừa khóc trong điện thoại: “ Bố đã tin con chưa? Bố có biết hơn 1 năm nay, dì không hề mua cho con quần áo mới. Đồ con mặc chật hết rồi. Bà ngoại thấy con mặc cộc quá nên mua cho con vài bộ mới. Dì ấy bảo tiết kiệm tiền nuôi ba đứa con. Nhưng con lại gặp dì ấy đi ăn nhà hàng với người đàn ông khác, còn mang theo em Ken. Con biết ngay đấy là chồng cũ”.
Tôi cuống quýt xin lỗi con gái và bảo con quay về nhà. Nhưng con bé nói đúng một câu rồi cúp máy: “ Bố cứ ở bên vợ của bố đi. Con ở cùng bà ngoại cho bố được hạnh phúc”.
Đứng trước cửa phòng sinh, tâm trạng tôi rối bời. Cô ấy đang sinh con cho tôi, chẳng lẽ tôi lại lôi chuyện tiền nong ra nói lúc này? Nhưng cảm giác bị đào mỏ khiến tôi điên tiết. Tôi muốn lao ngay vào phòng sinh để truy hỏi người đàn bà quỷ quyệt này.
Đã một tuần trôi qua. Con gái tôi vẫn không về nhà. Còn cô ta khóc lóc ầm ĩ xin tôi tha thứ. Lý do chuyển tiền là vì chồng cũ đe dọa cướp thằng bé khỏi tay cô ấy. Cô ấy không nỡ mất con. Tôi thấy khó tin nhưng cô ấy mới sinh xong, cũng không thể lôi gã kia ra truy vấn. Tôi phải làm sao đây?
Theo docbao.vn
Tôi có nên quay lại với chồng cũ từng 2 lần phản bội mình
Tôi chẳng có gì luyến tiếc anh ta nhưng mỗi lần nghĩ đến con, tôi lại có ý định sẽ tha thứ nếu anh ta muốn quay lại.
Hình ảnh minh họa
Tôi lấy chồng cách đây 7 năm. Từ ngày yêu, nhiều người cảnh báo anh rất ky bo. Hơn một năm tìm hiểu, anh đưa tôi đi chơi đúng một lần vào dịp Tết, chưa tới nơi nhưng đường tắc nên về. Sau cưới, anh bảo vợ chồng trẻ phải tiết kiệm, tiêu bằng lương của tôi thôi, lương của anh để dành. Nhưng mỗi lần gia đình cần tiêu gì thêm, hỏi thì anh đều bảo đang gửi tiết kiệm theo năm, không rút được. Vợ chồng tôi có 2 con, ở trong căn nhà nhỏ mà bố mẹ tôi cho, nhìn chung cuộc sống cũng nhẹ nhàng vì tôi hoàn toàn không để chuyện tiền nong của chồng vào đầu.
Khi tôi sinh bé thứ 2 được khoảng 4 tháng thì phát hiện chồng ngoại tình với người giúp việc. Anh xin tha thứ và hứa không bao giờ tái phạm. Vì nghĩ mình vừa đẻ, giúp việc lại trẻ trung, chuyện xảy ra có thể thông cảm nên tôi đồng ý tha thứ. Tuy nhiên, chỉ sau đó vài tháng, tôi lại phát hiện anh qua lại với một người phụ nữ khác. Dù vậy tôi chẳng có ý nghĩ bỏ chồng, nhưng lại bị chồng bỏ. Anh trách tôi hay đi làm về muộn, hay quát con nên không thể sống chung được. Khi ra tòa, anh nuôi con lớn, tôi nuôi con nhỏ.
Đến nay chúng tôi đã ly dị được 2 năm. Tôi chẳng có gì luyến tiếc anh ta nhưng mỗi lần nghĩ đến con lớn sống với bố không được uốn nắn, bừa bộn, cẩu thả, ăn không được no, thì tôi đã nghĩ tới chuyện nếu giờ anh quay lại, tôi sẵn sàng tha thứ, để mình có thể chăm sóc, dạy dỗ con. Gần đây, nghe nói anh và người yêu đang trục trặc, ý nghĩ ấy xuất hiện nhiều hơn. Tôi không biết mình nên làm thế nào là đúng nhất. Mong chuyên gia và mọi người cho tôi xin lời khuyên.
Thùy
GS.TS Vũ Gia Hiền gợi ý:
Chào bạn Thùy,
Khi yêu bạn được mọi người cảnh báo anh ta ky bo nhưng bạn chẳng quan tâm, phải chăng bạn vô tâm? Bạn cần xem lại tâm lý của mình về giá trị quan tâm, vô tâm và vô cảm. Quan tâm đến một thông tin quan trọng là người có ý chí; mọi sự bỏ qua như "kệ nó', "đời mà"... là người vô tình; không rung động trước thế giới xung quanh, đặc biệt về giá trị con người bị vi phạm là vô cảm. Bạn nên chiêm nghiệm, suy nghĩ, tính toán để tự đánh giá bản thân.
Bạn kể hơn một năm yêu nhau, người yêu đưa đi chơi một lần vào dịp Tết nhưng tắc đường nên về. Như vậy không phải bạn không để ý, vì câu chuyện đã xảy ra 7 năm trước mà bạn vẫn nhớ. Đọc đến đây bạn thử xem cảm giác của mình thế nào để tự đo lường định lượng sức chịu đựng về sự vô tình, vô trách nhiệm của đối phương, còn định tính thì xem anh ta thích cuộc sống khép kín hay vô cảm. Nếu anh ta thích cuộc sống khép kín, ở anh ta có hoài bão. Rất tiếc bạn không cho chúng tôi thông tin về sở thích và nghề nghiệp của anh ta nên khó đoán được trạng thái tâm lý của anh ta.
Sau cưới, chồng bạn bảo chỉ tiêu bằng lương của bạn, còn lương anh ta để dành là hành vi chỉ nghĩ lợi cho bản thân. Mỗi lần nhà bạn cần tiền, hỏi đến thì anh ta bảo đang gửi tiết kiệm theo năm, không rút được, đây là anh ta tìm cớ để né tránh vì không muốn dùng tới tiền của mình. Bởi chẳng có ngân hàng nào không cho khách rút tiền đã gửi, nếu rút trước thời hạn thì không nhận được lãi suất cao nhất mà thôi.
Bạn nói cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng, hoàn toàn không để ý tới chuyện tiền nong của chồng. Đây là mấu chốt của sự vô trách nhiệm. Một người vợ không để ý đến chuyện tiền bạc của chồng thì ở họ, có thể một là biết hết mức lương, mức chi tiêu của chồng; hoặc hai là coi thường tiền của chồng, chẳng đáng gì so với mình và gia đình mình. Bạn xem mình nằm ở trường hợp nào?
Các bạn ở nhà bố mẹ bạn cho. Bạn không nói rộng bao nhiêu nên không thể đoán được về không gian sống của bạn. Nhưng như vậy, có thể thấy bố mẹ bạn có điều kiện và lo cho con gái chu toàn, có khi nào bạn hết tiền, hỏi chồng không đưa nên về xin bố mẹ? Nếu đúng vậy, có lẽ đây là nguyên nhân bạn để mất chồng. Cha ông ta dạy "nhàn cư vi bất thiện". Một người đàn ông khỏe mạnh mà không có lý tưởng, lại không phải lo toan gì thì rất dễ phạm lỗi, hoặc sống tùy tiện, vô trách nhiệm với người khác, chỉ biết hưởng thụ.
Việc chồng bạn liên tục ngoại tình là hành vi thiếu đàng hoàng. Đây là tình tiết để xét đạo đức.
Còn bạn "tôi chẳng có ý nghĩ bỏ chồng", tức là một người phụ nữ không có máu ghen. Phải chăng bạn có con rồi, nên chẳng ghen chồng? Hay bạn vô cảm với chồng? Bạn đang trong tâm trạng sẵn sàng tha thứ để con được chăm sóc, dạy dỗ. Bạn không hề vô cảm, nhưng lại là cảm xúc nặng tình mẹ con và vì con nên mới muốn quay về với chồng.
Gần đây, anh ta sắp chia tay bạn gái là nhân quả. Anh ta ích kỷ với bạn về tiền bạc, tuy nhiên bạn có bố mẹ bên cạnh hỗ trợ. Bởi vậy bạn nên xem thường những người như anh ta, đồng thời tập trung lo cho con nhỏ; đối với con lớn bạn hãy lo hết sức có thể, nhưng không nên cho con tiền bởi rất có thể đồng tiền sẽ không được sử dụng đúng mục đích. Bạn hãy làm chủ cảm xúc và khôn ngoan.
Chúc bạn sáng suốt.
Theo vnexpress.net
Nếu "mặt tiền" không đẹp thì những đặc điểm gì của con gái khiến con trai đổ đứ đừ? Khi bạn rơi vào lưới tình với một chàng trai hoặc chỉ đơn giản là thích anh ấy nhưng lại không tự tin về ngoại hình để thu hút anh ấy thì cũng đừng quá lo vì không phải ai cũng xem ngoại hình là trên hết. Con trai yêu bằng mắt, vậy nên "tăm tia" các cô gái là chuyện dễ hiểu,...