Về làng Nôm ăn bánh tày
Miếng bánh nhỏ xinh, vừa miếng cắn, trông như một lát sushi kiểu Nhật, với mềm – ngọt – ngậy của nếp – đậu – đường – mỡ hòa quyện, khiến vị giác tôi bừng tỉnh bởi chưa từng ăn qua thứ bánh nào nguyên liệu giản đơn mà lại ngon rền đến thế.
Tìm về làng Nôm, thuộc Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên – một làng cổ thanh bình của toàn vùng Bắc bộ, đúng ngày họp chợ của làng, cũng là một dịp đặc biệt. Chợ Nôm, tương truyền hình thành từ thời nhà Lê, và cho đến giờ vẫn lưu giữ lệ làng với lối họp chợ khác biệt khi chỉ mở vào những ngày trong tháng có số cuối là 1, 4, 6, 9.
Khám phá chợ phiên làng Nôm, cả chợ có hai tiệm bán bánh lá, với đủ loại quen thuộc, từ bánh tẻ, bánh nếp, bánh chưng, bánh giò, bánh chay, bánh gio, bánh khúc… riêng với loại bánh lá cỡ ngón chân cái, dài khoảng gang tay, được gọi là bánh tày thì cả chợ chỉ có tiệm cô Thủy bán.
Hỏi chuyện, mới biết đây là món đặc sản chỉ có ở làng Nôm, xưa kia dịp trọng đại, lễ tết, người làng Nôm mới gói bánh này. Cô Thủy cho hay: “Độ 5 năm trở lại đây, tôi nhớ lại cách thức của các cụ ngày xưa, nên gói lại bánh tày, đem ra chợ phiên bán kiếm ít đồng rau đồng đậu. Cái bánh này gói cầu kỳ lắm, không dễ như bánh chưng, bánh lá khác”.
Quầy bánh tày cô Thủy ở chợ Nôm, Hưng Yên.
Rời chợ Nôm, đi vào sâu trong làng, hỏi chuyện các cụ cao niên, mọi người đều say sưa kể về món bánh tày. Ngày xưa, thời hưng thịnh, trong mâm cỗ cúng đình của làng Nôm, có ba thứ không thể thiếu là giò cây, bánh tày, chả hoa. Thế rồi qua nhiều thăng trầm, những tinh hoa ấy dần mai một, giò cây và chả hoa giờ đã thất truyền, duy món bánh tày vẫn tồn tại, nhưng cũng không nhiều người làng có thể làm được. Cụ Tạ Đình Hùng nay đã ngoài 80, là người hiếm hoi lưu giữ cách làm bánh theo nguyên bản.
Đến nhà cụ Tạ Đình Hùng, cụ vui vẻ tiếp chuyện: “Từ khi lớn lên tôi đã được các cụ cho ăn bánh này, đến năm 10 tuổi các cụ cho tập gói bánh, và cứ thế gói đến giờ”. Tìm hiểu về lịch sử làng Nôm, cụ Hùng cho biết thành hoàng làng là thánh Tam Giang, một vị danh tướng, ngày xưa có công chiêu mộ binh lính từ khắp nơi, về đóng trại ở rừng thông, thuộc phần đất của làng, rồi lập ấp, làng phát triển từ đó.
Đây cũng là lý do làng Nôm hiện có đến 16 dòng họ, với các họ lớn như Nguyễn, Đào, Phùng, Lê, Tạ, Đỗ… Mỗi dòng họ lại có một nhà thờ họ được xây dựng khang trang, cổ kính, nằm dọc trên đường làng, tạo cho làng Nôm một vẻ đẹp khác biệt, thanh bình và còn lưu giữ nhiều nét nguyên sơ so với các làng cổ khác ở Bắc bộ.
Một nồi bánh tày ngon, rền, phải nấu trên năm tiếng liên tục.
Không ai nhớ lịch sử hình thành bánh tày làng Nôm, nhưng có một thuyết giải khá hợp lý rằng ngày xưa, khi danh tướng Tam Giang khiển quân đánh giặc, để binh sĩ có được sức khỏe chiến đấu dài ngày, người làng Nôm làm ra món bánh tày, thực phẩm tiện lợi để binh lính, quan quân dễ dàng cầm theo trong các đợt hành quân. Bánh tày nhỏ hơn bánh tét, rất vừa tay để có thể dễ dàng cầm ăn trong lúc di chuyển. Độ đường, mỡ, đậu, nếp trong bánh lại rất cân bằng, nhanh chóng giúp binh lính tăng thêm sức chiến đấu.
Video đang HOT
Để hiểu cách làm món bánh tày làng Nôm, cụ Tạ Đình Hùng đồng ý giúp làm lại một mẻ bánh tày theo cách thức cụ thực hiện từ hơn 70 năm về trước. Nhìn chiếc bánh nhỏ gọn, chỉ ấn tượng với chiều dài hơn 30cm, tưởng dễ dàng thực hiện, nhưng bắt tay vào việc, mới thấy ở đó sự cầu kỳ, tinh tế trong từng chi tiết nhỏ.
Phần nhân bánh được lớp nếp phủ đều, phải thật khéo tay mới làm được.
Bánh gồm nguyên liệu chính là nếp ngon, xưa người làng Nôm dùng nếp cái hoa vàng, đậu xanh bóc vỏ, đường kính, mỡ thỏi. Với tỷ lệ nguyên liệu đồng đều, 1 cân nếp, 1 cân đường, 1 cân đậu, 1 cân mỡ cho ra 10 bánh. Bánh tày làm theo các bước: Nếp đem ngâm 3 tiếng. Đậu xanh ngâm 5 tiếng rồi nấu chín như nấu cơm, xong đem giã mịn, trộn tiếp đường kính vào, xào nhanh trên lửa cho thật khô. Phần xào đậu khó nhất trong khâu nguyên liệu, nếu không nhanh tay, đậu dễ bén nhiệt, cháy khét do có đường. Phần mỡ thỏi, mỡ thăn chọn mua có độ dài tương đương một cái bánh (hơn 30cm) để khi cắt thành dải dễ dàng.
Riêng công đoạn ngâm đậu, nếp, xào đậu, cắt mỡ làm nhân, mất một ngày trời. Đến ngày thứ hai dành cho phần gói bánh. Mỗi bánh sử dụng 2 – 3 lá dong, lá đầu dài suốt chiều dài bánh, úp lòng lá ra ngoài, lá trong làm ngược lại cho hai lưng lá đấu nhau, đổ lên lá một chén gạo, dàn đều, xong lấy khuôn ống tre chẻ đôi, miết đậu xanh vào hai nửa, kẹp giữa là dải thịt mỡ to bằng ngón trỏ, cắt dài bằng bánh, đặt lên lớp nếp.
Cái khó của việc gói bánh, là công đoạn giũ tay nhanh gọn sao cho lớp nếp bám đều quanh nhân, nếu tay gói không khéo, khi bánh thành phẩm thì nhân đi đằng nhân mà nếp ra đằng nếp. Phần việc này đòi hỏi người khéo tay, kinh nghiệm và thuần thục mới làm được bánh tày đẹp.
Một buổi gói bánh tày ở nhà cụ Tạ Đình Hùng.
Vừa gói bánh tày, cụ Hùng đưa ra một so sánh: “Nom cái bánh bé thế, nhưng lâu gấp đôi so với cái bánh chưng nặng hơn một cân. Mỗi bánh chưng tôi gói chỉ khoảng hai phút, bánh tày phải 5 – 6 phút. Nhọc công như vậy nên ở làng giờ chẳng ai làm, tôi cũng thường chỉ vào dịp lễ tết và ngày hội làng 12.1 cúng đình, tặng cho con cháu thôn xóm thôi, chứ mỗi lần làm vất vả lắm cháu ạ”.
Bánh gói xong, đem luộc như bánh chưng trong năm tiếng đồng hồ. Suốt năm tiếng ấy, nồi bánh không được để vơi nước, và phải căn lửa đều. Bánh chín, được vớt nhúng ngay vào nước lạnh, rửa qua, đem để khoảng hai tiếng cho nguội hẳn rồi dùng tay lăn qua lại vài lần cho bánh thêm tròn.
Bánh được cắt thành từng lóng nhỏ, vừa miếng cắn, lớp nếp bao quanh nhân tròn xoe, đều đặn. Nếp chín rền, ngọt ngậy nhờ đường, mỡ, đậu… ăn no mà không ngán. Trước lúc chia tay, cụ Hùng vui vẻ: “Bánh tày trước chỉ có người làng Nôm ăn, mỗi năm gói nhiều cũng chỉ đủ cho trong làng, sau này con cháu đi xa, mỗi đứa mỗi nơi, khi về nó cứ hay bảo gói để làm quà biếu, người ngoài mới biết đến bánh tày đấy!”.
Nhớ hoài cá 'Em-buông-ra'!
Lạ đời thay! Miếng cá cứ tan dần, tan dần dù người ăn mới nhai nhẹ vài nhịp rồi ngậm miệng lại. Như thể ta đang ăn kem vậy...
Thời may, chúng tôi bị cuốn hút bởi miếng cá lạ. Lạ đến độ sửng sốt. Vì nó chứa nhiều tố chất bất ngờ lẫn không ít giai thoại kỳ thú.
"Trúng số" cá Empurau
Nghe đồn, loại cá đắt như vàng này, vốn là niềm tự hào của dân Mã -Lai. Theo tờ Borneo Post (của Malaysia), một con Empurau nặng 7.9kg đã được bán với giá 1.940 đô la Mỹ, thời điểm vào tháng 3.2016. Thế nên nhiều du khách sang trọng từng tò mò, háo hức muốn thưởng thức khứa cá tươi rói kia, phải đặt trước các nhà hàng uy tín ở đây vài ngày (*). Nhưng, chưa chắc họ được toại nguyện, dù đã thủ sẵn rất nhiều tiền.
Vậy mà nhóm chúng tôi lại rinh được cả con, nặng gần 8kg, hàng cấp đông.
Cá Empurau tự nhiên càng lớn càng đắt đỏ.
Thế là, chúng tôi rủ thêm vài anh em đầu bếp thân thiết, "cứng nghề", ngồi lại bàn tính một thực đơn phù hợp. Cuối cùng, "chốt kèo" làm ở hầm rượu Trần Long, (tại TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương), do chef Nguyễn Bá Thịnh đạo diễn và nhóm bếp anh Trần Trường Thuận động dao thớt.
Nhất hấp, nhị cà ri...
Có tất cả 5 năm món thơm phức, bày trí đẹp mắt - hứa hẹn hấp dẫn - được nhóm bếp ở đây kỳ công bày ra, trong một hầm rượu sang trọng.
Trong đó, tôi ấn tượng nhất món hấp kiểu Hongkong. Bởi nó tôn lên mùi vị tinh tế, độc đáo của cá. Phần thịt cá ngọt thanh dịu, na ná với tư vị cá hô.
Còn mỡ cá thơm thanh nhã tựa như mỡ cá cóc cỡ lớn, tầm trên 5kg/con. Dường như, sau lớp da cá là một túi mỡ lỏng, thật ngọt bùi và thơm, khá giống với nước mỡ heo.
Hấp kiểu Hongkong, nổi bật bao tinh túy ngọt thơm của cá.
Song đặc biệt hơn cả, người ăn chỉ cần nhai nhẹ vài cái rồi ngậm miệng lại, tự khắc thịt cá sẽ tan dần ra. Mặc dù, bề dày khứa cá còn to hơn ba lóng tay người lớn.
Tiếp đến thì chiếp (chấp) miệng nhẹ, để cảm nhận tư vị ngọt thơm lẫn beo béo thật độc đáo đang tan chảy và trôi tuột dần. Cứ ngỡ như mình đang ăn kem vậy!
Với lại, ngoài lợi thế giữ được hương vị chân nguyên, mộc mạc của chất cá tươi, món cá hấp còn giúp tạo cảm giác lâu ớn ngán. Cũng có thể nói, loại cá này "trời sinh" đã hợp với món hấp. Hoặc, nó ưa nhóm gia vị giúp thanh tẩy nhẹ, như: hành lá, tương ngon...
Song, anh Sáu "cá", thương lái hải sản lớn ở TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và chef Thịnh cho rằng, món cà ri nị mới "ô - kê" hơn. Trông sắc nước muỗng cà ri nổi bật màu đỏ son thật hấp dẫn. Độ béo vừa phải, với chuỗi hương vị cay thơm nồng ấm vô cùng quyến rũ.
Tuy nhiên, tôi vẫn không bình chọn món này đứng đầu bảng ngon hôm đó. Bởi vì, nó chứa cả bảng phong thần gia vị mạnh (gần chục loại: hồi, quế, đinh hương, nghệ, hạt thì là, bột ớt...). Cho nên, chúng lấn át cả hương vị "chân chính" của cá. Đồng thời, món này cũng mau ngán, do quá giàu dinh dưỡng. Bởi vậy, nó sẽ hợp với nhu cầu ăn kiểu "đánh nhanh rút gọn" hơn ngồi lai rai - "tám" đủ thứ chuyện trên đời.
Miếng thịt cá mềm ngọt, béo thơm và tan dần...
Mặt khác, dùng phần đầu cá Empurau nấu riêu cũng rất thích hợp. Nồi riêu tỏa hương chua thơm, thanh thoát như mời gọi, khi áp suất bên trong đủ mạnh - đẩy nắp nồi nhúc nhích. Lạ hơn, mùi ngọt thơm đặc trưng từ mỡ cá còn lan tỏa mạnh gấp đôi so với món hấp.
Sau cùng, chef Thịnh lưu còn ý: "Đầu bếp và người ăn phải thật tinh tế mới cảm nhận hết chỗ độc đáo của loại cá vàng này. Nó hợp với các món sền sệt hoặc nhiều nước hơn món khô."
Tóm lại, độ thống khoái từ miếng cá "Em-buông-ra", trong buổi đầu tao ngộ thật khó tả hết bằng lời. Có thể ví von rằng, nó ngọt ngào và đậm sâu tựa như nụ hôn tình đầu. Để mỗi khi muốn "chấm mút" lại, người tinh nhạy chỉ cần nhắm mắt và... chép miệng.
Ngọt thơm miếng vịt chạy đồng Khi bộ ba vịt cỏ - tương - gừng tương hợp, sẽ giúp miếng ngon thêm bổ dưỡng và cơ thể dễ hấp thu, lúc tiết trời se lạnh... Có thể nói nhiều cánh đồng khắp Trung-Nam bộ luôn có nhiều giống vịt cho thịt thơm ngon. Như vịt Bắc Kinh (mặt sọc), vịt cỏ (vịt rằn, vịt tàu). Trong đó, đáng kể...