Về làng Chuông trải nghiệm nghề làm nón lá trăm năm tuổ.i
Nằm tại xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, làng Chuông từ lâu đã nổi danh với nghề làm nón lá – biểu tượng văn hóa gắn liền với đời sống của người Việt.
Trang thông tin Sở Văn hóa – Thể thao thành phố Hà Nội cho biết làng nghề nón Chuông có lịch sử hơn 300 năm, xuất phát từ đâu thì người làng Chuông hiện giờ không ai biết. Đến nay, ngôi làng nhỏ bên dòng sông Đáy vẫn gìn giữ được nghề truyền thống của cha ông. Ảnh: Bảo Ân
Theo báo Điện tử Chính phủ, trước đây, làng sản xuất nhiều loại nón truyền thống phục vụ cho từng tầng lớp trong xã hội. Nón ba tầm dành cho các cô gái; nón nhô, nón dấu và nón chóp dành cho nam giới, đặc biệt là những người đàn ông sang trọng. Ảnh: Bảo Ân
Trong giai đoạn phát triển rực rỡ, làng Chuông trở thành nơi cung cấp các loại nón đặc trưng như nón quai thao và nón lá già ghép sống. Nón quai thao thường được người cao tuổ.i sử dụng khi đi chùa chiền, trong khi nón lá già ghép sống lại được phụ nữ nông thôn ưa chuộng nhờ độ bền chắc, phù hợp với công việc đồng áng. Ảnh: Bảo Ân
Video đang HOT
Trải qua hàng trăm năm, nghề làm nón tại làng Chuông không ngừng phát triển và được truyền qua nhiều thế hệ, trở thành một trong những “cái nôi” của nghề nón lá. Ảnh: Bảo Ân
Nghề truyền thống này không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho người dân mà còn góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của làng nghề cổ. Ảnh: Bảo Ân
Chiếc nón lá tưởng chừng như đơn giản, nhưng để tạo ra một sản phẩm đẹp mắt đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm lâu năm, kiên nhẫn và khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ. Ảnh: Bảo Ân
Những chiếc nón làng Chuông nổi tiếng bởi độ bền, chắc và được tiêu thụ rộng rãi khắp các vùng miền trong nước. Ảnh: Bảo Ân
Không chỉ dừng lại ở sản phẩm truyền thống, người dân nơi đây còn sáng tạo ra những mẫu nón nhỏ xinh dùng làm vật trang trí hoặc quà lưu niệm, tạo điểm nhấn độc đáo cho không gian sống. Ảnh: Bảo Ân
Du khách quốc tế đến thăm làng cũng thường trải nghiệm tự tay làm nón, cảm nhận sự kỳ công và tinh tế trong từng chiếc nón lá. Ảnh: Vương Lộc
Người làng Chuông vẫn âm thầm, bền bỉ làm nón và lan tỏa vẻ đẹp truyền thống đến du khách. Ảnh: Vương Lộc
Penglipuran - ngôi làng sạch nhất thế giới
Penglipuran không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn mà còn là biểu tượng về văn hóa và lối sống truyền thống của người Bali.
Ngôi làng sạch nhất
Cách trung tâm Denpasar khoảng 45 km, Penglipuran là một trong những ngôi làng truyền thống nổi bật nhất trên đảo Bali, nằm trên cao nguyên Bangli (Indonesia). Tôi là Nguyễn Ngọc Thiện (36 tuổ.i, ngụ TP.HCM) - một kỹ sư, thợ lặn và nhiếp ảnh gia đại dương. Những năm gần đây, tôi tập trung chụp ảnh các loài sinh vật dưới nước và từng chinh chiến qua nhiều cuộc thi tầm cỡ thế giới. Đến với làng vào giữa tháng 8, đây là cơ hội giúp tôi bấm máy về đời sống, con người trở lại. Với vẻ đẹp cổ kính và kiến trúc đặc trưng, Penglipuran chú trọng việc duy trì các phong tục và truyền thống văn hóa. Các lễ hội và nghi lễ truyền thống như Galungan, Kuningan, Nyepi, Saraswati, và Odalan... thường xuyên được tổ chức, thu hút nhiều du khách đến tham quan và trải nghiệm. 2 lần mỗi năm người dân sẽ phục dựng lễ hội Galungan theo lịch riêng tên là Pawukon. Người dân bản địa nơi đây tin rằng trong thời gian diễn ra lễ hội, các vị thần và linh hồn người thân đã khuất cũng sẽ đến tham gia. Vì vậy, họ thường mặc trang phục truyền thống và trang sức lộng lẫy để tham gia lễ hội. Vào thời điểm này, những cô gái sẽ diện trang phục cổ truyền và biểu diễn điệu múa Legong. Ngoài ra, bạn sẽ không dễ dàng tìm thấy một mảnh rác tại đây.
Nghề dệt vải kỳ công
Penglipuran có sự hiện diện của một cộng đồng người dân tộc Batik. Người Batik nổi tiếng với nghệ thuật làm vải Batik - một kỹ thuật nhuộm vải truyền thống của Indonesia. Nghệ nhân sử dụng các kỹ thuật phức tạp và sáp ong nóng chảy vẽ thủ công để tạo ra các họa tiết tinh xảo, đẹp mắt trên thớ vải, trong đó có những đường nét cầu kỳ nhất chỉ rộng một mm. Vải Batik thường được sử dụng trong các trang phục truyền thống và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Dạo quanh ngôi làng, tôi bắt gặp những động vật như chó, mèo thả dáng sõng soài trên đường phố và thân thiện với người lạ. Để vào thăm làng, du khách quốc tế phải chi trả số tiề.n khoảng 30.000 IDR (khoảng 48.000 đồng).
|
Điểm du lịch tiêu biểu của Đồng bằng sông Cửu Long Với phong cảnh thiên nhiên hấp dẫn cùng các dịch vụ vui chơi giải trí độc đáo và hiện đại, Khu Du lịch Nhà Mát không chỉ là địa điểm thu hút khách du lịch khi đến Bạc Liêu mà còn được Hiệp hội Du lịch Việt Nam đán.h giá là điểm du lịch tiêu biểu của Đồng bằng sông Cửu Long. Nằm...